ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM BẰNG CỘT NƯỚC (THƯỚC ...

ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM BẰNG CỘT NƯỚC (THƯỚC ĐO ÁP LỰC) - QUY TRÌNH KỸ THUẬT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Áp lực tĩnh mạch trung tâm - Central Venous Pressure- viết tắt là CVP.

- Giá trị bình thường của CVP là 5 - 7 cmH20.

- Đo CVP thường được áp dụng ở những Người bệnhnặng cần theo dõi huyết động, hồi sức tích cực, khi sử dụng thuốc vận mạch...

II. CHỈ ĐỊNH

- Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để đánh giá khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch.

- Đánh giá và quyết định sử dụng thuốc vận mạch

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 người: Bác sĩ hoặc điều dưỡng; đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay vô khuẩn

2. Phương tiện

- Thước đo áp lực tĩnh mạch trung tâm bằng nhựa, có chia vạch cm

- Dây truyền dịch

- Chai dịch đẳng trương

- Bơm tiêm 20ml

- Khóa ba chạc (chạc ba)

- Găng tay sạch, găng tay vô khuẩn

- Khay tiêm truyền, bông cồn sát trùng

- Dây có đầu nối đo áp lực tĩnh mạch

- Gạc N2

- Khẩu trang phẫu thuật

- Mũ phẫu thuật

- Betadin 1%

3. Người bệnh

- Người bệnhđã được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (đường tĩnh mạch cảnh trong hoặc dưới đòn)

- Giải thích cho Người bệnhhợp tác nếu Người bệnhtỉnh. Nếu Người bệnhcó rối loạn ý thức, giãy dụa kích thích thì phải dùng thuốc an thần. Giải thích cho người nhà Người bệnh(trong một số trường hợp).

4. Hồ sơ bệnh án: Ghi rõ chẩn đoán, chỉ định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Đo bằng thước đo áp lực

- Người bệnhnằm đầu bằng, bỏ máy thở.

- Gắn thước đo áp lực vào cọc truyền dịch, đặt mức —0” của thước ngang đường nách giữa, liên sườn IV (ngang với tâm nhĩ (P) của người bệnh).

- Lắp khóa 3 chạc vào đường truyền dịch: trên đường truyền dịch (thường là đầu ngoài của catheter, nếu là loại catheter >1 nòng thì sẽ có đầu đo CVP riêng) lắp khóa 3 chạc: 1 đầu thông với đường truyền NGƯỜI BỆNH, 1 đầu thông với chai truyền, 1 đầu thông với thước đo áp lực.

- Lắp thước đo áp lực tĩnh mạch trung tâm vào một nhánh của khóa 3 chạc. Kiểm tra hệ thống lắp dụng cụ đo vào hệ thống tĩnh mạch trung tâm, đảm bảo vô khuẩn, thông suốt.

- Chai truyền được dùng khi đo CVP là dung dịch đẳng trương: natriclorua

0,9%, ringer lactat ... Không dùng dung dịch ưu trương, dung dịch cao phân tử, chất béo, chai dịch đang pha vận mạch để đo CVP.

- Khi chưa đo thì xoay van cho dịch chảy vào Người bệnh(chiều mũi tên quay về hướng người bệnh). Khi cần đo, khoá đường vào người bệnh, cho dịch chảy vào cột nước làm đầy cột nước. Sau đó xoay van đóng trở lại chai dịch, lúc này có sự lưu thông giữa thước đo áp lực với người bệnh, đầu tiên mức nước tụt nhanh, sau đó dừng lại và dao động nhẹ theo nhịp thở: giảm khi hít vào, tăng khi thở ra (nếu thấy không dao động thường do tắc catheter, dao động theo nhịp tim do catheter sâu vào buồng tim, cần rút bớt catheter đến khi cột nước di động theo nhịp thở). Độ cao của mức nước trong thước là áp lực tĩnh mạch trung tâm (tính theo cm). Sau khi đo xong, xoay van khóa đường nối với cột đo CVP, chỉ còn đường dịch nối với người bệnh. Lấy một nắp vô khuẩn đậy đầu trên của dây nối với cột đo.

- Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt không bỏ được thở máy, ví dụ Người bệnhđang thở PEEP, cần ước lượng bằng cách trừ đi mức PEEP đang đặt.

2. Đo khi không có thước đo áp lực :

- Rút dây truyền ra khỏi chai dịch để cho chảy hết tới khi không còn chảy nữa. Đo chiều cao của cột nước từ ngang mức đường nách giữa, bằng khoang liên sườn IV. Đo chiều cao của cột nước (cm) chính là CVP.

- Hạn chế sử dụng phương pháp này vì phải tháo dây truyền nhiều lần dễ nhiễm khuẩn và tắc catheter.

3. Đo bằng máy và theo dõi liên tục (có bài riêng)

VI. THEO DÕI

- Vị trí chọc catheter đảm bảo sạch vô trùng, thay băng hàng ngày hoặc khi bong băng dính, nhiễm bẩn.

- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng tại chân catheter

- Đảm bảo đường truyền thông, tránh gây tắc và lọt khí vào catheter

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng tại chân catheter: rút và cấy đầu catheter

- Tắc catheter: khi thông tắc thì dùng bơm tiêm hút ra, không được bơm vào. Nếu không được thì cần đặt lại catheter tĩnh mạch trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn quy trình Kỹ thuật bệnh viện tập I (1999), Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong đường Daily, Nhà xuất bản Y học, trang 44 - 48.

2. Jennifer Shaffer, Warren Isakow (2012), ‘Tunctional Hemodynamic Monitoring”, The Washington Manual of Critical Care 2nd . Bản dịch tiếng Việt —Theo dõi chức năng huyết động”, Hồi sức cấp cứu - Tiếp cận theo các phác đồ, Nguyễn Đạt Anh và Đặng Quốc Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, trang 1015 - 1024

3. Ronald V.Maier (2012), “Approach to the patient with shock”, Harrison’s Principles of Internal Medicine, Copyright © 2012 McGraw-Hill Copanies, Inc., pp:2215 - 2222.

Từ khóa » Cvp áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm