Độ Bao Phủ Màu DCI-P3 Là Gì? Khác Gì So Với SRGB?

Khi sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, PC hay laptop... ắt hẳn chúng ta đã từng nghe đến thuật ngữ độ bao phủ màu hoặc 'dải màu' (color gamut). Nếu như sRGB là tiêu chuẩn màu truyền thống thì độ phủ màu DCI-P3 lại được xem là tiêu chuẩn chất lượng cao với màu sắc rực rỡ và sống động. Vậy độ phủ màu DCI-P3 là gì? Vì sao DCI-P3 ngày càng được ưa chuộng? Hãy cùng mình tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!

Bài viết được tham khảo từ các chuyên trang công nghệ: MSI, Tipsmake, Tom's Hardware và Android Authority.

Xem thêm: Thông số sRGB có ý nghĩa gì? sRGB có gì khác so với Adobe RBG và DCI-P3? Độ phủ màu nào phù hợp với bạn?

1. Độ phủ màu DCI-P3 là gì?

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về độ bao phủ màu. Độ bao phủ màu hay còn được gọi là dải màu (color gamut) là một thuật ngữ dùng để chỉ những vùng nằm trong giới hạn của các màu sắc so với thực tế mà mắt người có thể nhận biết được (phổ màu nhìn thấy được), biểu hiện khả năng tái tạo màu sắc của thiết bị trong nhiếp ảnh và đồ họa kỹ thuật số như trên máy ảnh, màn hình, máy in ấn hoặc laptop, máy tính,...

Dải màu là thước đo màu sắc mà màn hình có thể tái tạo đượcDải màu là thước đo màu sắc mà màn hình có thể tái tạo được. Nguồn: B&H

Độ bao phủ màu DCI-P3 còn được gọi P3 hay Display P3 là tên viết tắt của Digital Cinema Initiative - Giao thức 3, được ra mắt vào năm 2010 bởi Digital Cinema Initiative (DCI) và Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (SMPTE). DCI-P3 là kết quả của nỗ lực chuẩn hóa màu sắc sử dụng trong lĩnh vực điện ảnh với dải màu rộng hơn gần một phần tư so với dải màu của chuẩn sRGB.

DCI-P3 là dải màu được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp điện ảnhDCI-P3 là dải màu được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh. Nguồn: ViewSonic

Nếu ban đầu DCI-P3 được phát triển để phục vụ lĩnh vực điện ảnh, rạp chiếu phim...thì hiện nay nhiều màn hình PC cao cấp, tivi hoặc các màn hình điện tử như điện thoại, máy tính bảng... đã hỗ trợ độ phủ màu DCI-P3 để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm HDR của người dùng. Nhiều sản phẩm của Apple, Sony, Samsung và Google có khả năng hiển thị màu sắc đặc biệt hơn các thiết bị cũ là nhờ vào tiêu chuẩn DCI-P3.

DCI-P3 ngày càng trở nên phổ biến hơnDCI-P3 ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nguồn: Tom's Hardware

2. Tiêu chuẩn của DCI-P3

Đối với các color space (không gian màu) dù là sRGB, Adobe RGB, DCI-P3 hay bất kì một dải màu nào khác đều sẽ được xác định bằng hình tam giác trên Sơ đồ sắc độ CIE XY 1931 được tạo bởi Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế (CIE). Trên Sơ dồ, phạm vi màu tiêu chuẩn của DCI-P3 là đường viền màu xanh lục. DCI-P3 thường được sử dụng đường cong gamma thuần túy 2.6 và một điểm trắng có nhiệt độ ánh sáng ban ngày tương quan như D63 nhưng có màu xanh hơn.

DCI-P3 có không gian màu nhiều hơn 25% so với sRGB và chỉ kém 4% so với NTSC 1953DCI-P3 có không gian màu nhiều hơn 25% so với sRGB và chỉ kém 4% so với NTSC 1953. Nguồn: Tom's Hardware 

Độ bao phủ màu DCI-P3 được hiển thị dưới dạng phần trăm (ví dụ: 70% DCI-P3, 85% DCI-P3,...), bên cạnh đó DCI-P3 có dải màu rộng hơn 25% so với sRGB và có thể xử lý màu 10-bit, cung cấp nhiều màu sắc, đem lại hình ảnh trông bão hòa, rực rỡ hơn, đây cũng là chìa khóa cho HDR. nói về HDR, DCI-P3 cũng là hệ màu mà HDR sử dụng.

DCI-P3 được cho là nền tảng tốt cho màn hình HDRDCI-P3 được cho là nền tảng tốt cho màn hình HDR. Nguồn: TM Broadcast

3. DCI-P3 với sRGB và Adobe RGB

sRGB là viết tắt của Standard Red Green Blue (trong đó RGB là viết tắt của Red Green Blue), sRGB được phát triển bởi HP và Microsoft vào năm 1996 với mục đích chuẩn hóa màu sắc thể hiện trên màn hình của các thiết bị điện tử. Đây là không gian màu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, phần mềm, PC và máy in...  sRGB cũng là dải màu duy nhất hỗ trợ các trình duyệt web.

sRGB là dải màu tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện naysRGB là dải màu tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay. Nguồn: Learn Photography

Adobe RGB là một không gian màu được phát triển bởi Adobe Systems vào năm 1998, được phát triển để tối ưu hóa hệ màu CMYK sử dụng trong máy in. Adobe RGB bao phủ khoảng 50% không gian màu CIE XYZ, điều này cũng có nghĩa là gam màu của Adobe RGB rộng hơn so với sRGB, chỉ khoảng 30%. Adobe RGB có phạm vi màu rộng hơn theo hướng của màu xanh lá cây so với sRGB, cho phép sự biểu hiện của màu sắc với độ bão hòa hơn.

Adobe RGB là tiêu chuẩn dành cho công nghệ in ấnAdobe RGB là tiêu chuẩn dành cho công nghệ in ấn. Nguồn: Pinterest

Trong khi sRGB là dải màu tiêu chuẩn truyền thống thì DCI-P3 là tiêu chuẩn màu cho điện ảnh và Adobe RGB là tiêu chuẩn màu trong công nghiệp in ấn. Mặc dù Adobe RGB không phải là tiêu chuẩn quốc tế, nhưng lại phổ biến trong các môi trường chuyên nghiệp vì cung cấp nhiều màu sắc, mang lại sự hấp dẫn cho người dùng phần mềm như Adobe Photoshop.

DCI-P3 là dải màu phổ biến tương tự như Adobe RGB nhưng mục tiêu hướng đến là video và được tiêu chuẩn hóa quốc tếDCI-P3 là dải màu phổ biến tương tự như Adobe RGB nhưng mục tiêu hướng đến là video và được tiêu chuẩn hóa quốc tế. Nguồn: ViewSonic 

Về khả năng tương thích, chuẩn màu DCI-P3 tương thích với tất cả các máy chiếu kỹ thuật số thuộc lĩnh vực điện ảnh. Hơn hết, vì có độ phủ màu cao hơn sRGB khoảng 25% nên DCI-P3 cung cấp nhiều màu sắc hơn, hình ảnh trung thực hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn HDR thì DCI-P3 sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, DCI-P3 có thể sử dụng màu 10-bit so với 8-bit của sRGB, đây là một lợi thế khác của DCI-P3.

DCI-P3 có thể hiển thị và cung cấp cho người xem một dải màu rộng hơn so với các thiết bị có dải màu sRGBDCI-P3 có thể hiển thị và cung cấp cho người xem một dải màu rộng hơn so với các thiết bị có dải màu sRGB. Nguồn: ViewSonic 

4. DCI-P3: Không gian của tương lai

Kể từ khi DCI-P3 được phát triển để sử dụng trên phương tiện kỹ thuật số, dải màu này đã  chiếm được nhiều cảm tình so với Adobe RGB và sRGB. Những người làm công việc designer bây giờ đã có thêm không gian để thoải mái sáng tạo, không thể phủ nhận sRGB màu sắc đã tốt nhưng đối với DCI-P3 màu sắc lại càng sống động và sắc nét hơn. Bên cạnh đó, sự phổ biến của hình ảnh HDR đã giúp thúc đẩy nhu cầu về không gian màu rộng hơn từ trò chơi đến chương trình truyền hình... chính vì lý do này mà ngày càng có nhiều màn hình hỗ trợ không gian màu này để tạo ra màu sắc “đậm đà” hơn.

DCI-P3 ngày càng phổ biến hơn trên màn hình máy tính, tivi và thiết bị di độngDCI-P3 ngày càng phổ biến hơn trên màn hình máy tính, tivi và thiết bị di động. Nguồn: BenQ

Bạn nghĩ thế nào về DCI-P3? Bạn thích sử dụng DCI-P3, sRGB hay một độ phủ màu khác? Hãy để lại cảm nghĩ bên dưới bình luận nhé!

Nguồn: MSI, Tipsmake, Tom's Hardware và Android Authority. 

Xem thêm: Công nghệ màn hình ProMotion là gì? Có thật sự mang lại tốc độ làm mới thích ứng 120 Hz cho thiết bị hay không?

Biên tập bởi Quốc Huy Không hài lòng bài viết Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Anh Chị Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân
Bài viết liên quan
  • Chiếc laptop MSI Gaming GF63 Thin 12VE sẽ phù hợp với đối tượng nào?

    21 giờ trước
  • Lexar ra mắt dòng SSD di động và bộ nhớ RAM mới, khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành lưu trữ

    1 ngày trước
  • Trên tay Dell XPS 13 9340: Thiết kế mỏng gọn, cấu hình mạnh mẽ với chip Intel Core Ultra 7

    4 ngày trước
  • Cuộc cách mạng thời lượng pin bạn chưa từng thấy trên laptop AI

    5 ngày trước
  • Acer Swift Lite 14 AI SFL14 - laptop AI rẻ nhất tại Thế Giới Di Động có gì mới mẻ?

    07/11
  • Vì sao nói laptop AI phù hợp nhất cho dân văn phòng và học sinh - sinh viên?

    01/11

Từ khóa » độ Phủ Màu Ntsc Là Gì