Độ Bao Phủ Màu Là Gì? 100% SRGB Có Tốt Hơn 100% DCI-P3 Không?
Có thể bạn quan tâm
Độ bao phủ màu (color gamut) là một thuật ngữ chỉ khoảng giới hạn của màu sắc trong thực tế, nó biểu thị khả năng tái tạo màu sắc của các thiết bị nhiếp ảnh, đồ hoạ hay các thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh, laptop, điện thoại,
Trong quá trình phát triển của thiết bị kỹ thuật số, đồ hoạt và nhiếp ảnh cũng kéo theo sự mở rộng của những dải màu tiêu chuẩn. Các dải màu tiêu chuẩn phổ thông hiện nay có thể kể đến đó là sRGB, DCI-P3, Adobe RGB, Rec. 2020 và Rec. 2100, Delta E,.. Các dải màu này sẽ trở thành các hệ quy chiếu để ước lượng tương đối khả năng tái tạo màu sắc của các thiết bị ghi hình, thiết bị hiển thị và thiết bị in ấn kỹ thuật số.
sRGB: Dải màu phổ thông
Dải màu sRGB được giới thiệu chính thức vào năm 1996 bởi Microsoft và HP. sRGB được ứng dụng trong các lĩnh vực như công nghệ màn hình, công nghệ in ấn và internet. Dải màu này sau đó đã được tiêu chuẩn hóa bởi IEC vào năm 1999 và cho đến hiện tại, sRGB vẫn là dải màu được sử dụng vô cùng phổ biến. Thông số về độ bao phủ màu qua dải màu sRGB đều được các nhà sản xuất quảng cáo mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới.
Tỷ lệ bao phủ dải màu này càng cao thì màu sắc được tái tạo sẽ càng chân thực. Tuy nhiên, dải màu này vẫn chưa phải là dải màu rộng nhất. Về cơ bản, sRGB sẽ đáp ứng các tác vụ như xem phim, chơi game giải trí đơn thuần còn để phục vụ cho việc in ấn, đồ họa chuyên nghiệp, người dùng sẽ sử dụng đến các dải màu rộng hơn.
Adobe RGB: Dải màu cho in ấn
Vào năm 1998, tập đoàn phần mềm Adobe đã công bố dải màu mới với tên gọi Adobe RGB. Dải màu này của họ có độ phủ màu lớn hơn đáng kể so với chuẩn sRGB. Tập đoàn Adobe với bộ công cụ phần mềm sáng tạo khổng lồ của họ đã nhanh chóng đưa dải màu này trở nên phổ biến trong kỹ thuật đồ họa và công nghệ in ấn.
Cụ thể, dải màu Adobe RGB sẽ cho ra độ bao phủ rộng hơn 33% so với dải màu sRGB. Do đó, việc sử dụng dải màu Adobe RGB vào trong kỹ thuật đồ họa (chụp ảnh, chỉnh sửa) sẽ cho ra màu sắc sâu hơn, rực rỡ hơn và sát với thực tế hơn hẳn cho với dải màu sRGB. Tuy là có lợi hơn hẳn so với dải màu sRGB nhưng Adobe RGB chỉ thường được sử dụng trong các môi trường chuyên nghiệm về kỹ thuật đồ họa và công nghệ in ấn. Vậy tại sao lại như vậy?
- Thứ nhất, do giới hạn công nghệ hiện tại, hầu hết các loại màn hình phổ thông chỉ có độ bao phủ từ 90-100% sRGB nên việc sử dụng các sản phẩm (hình ảnh) có độ bao phủ cao hơn cũng không thể cho ra chất lượng tốt hơn.
- Thứ hai, việc trang bị một chiếc màn hình có độ bao phủ Adobe RGB rất tốn kém, chưa phù hợp với người dùng phổ thông nên dải màu này thường chỉ được sử dụng đối với những người dùng chuyên nghiệp phục vụ cho kỹ thuật đồ họa và in ấn.
DCI-P3: Tiêu chuẩn dành cho điện ảnh
Vào năm 2010, SMPTE đã đưa ra một dải màu mới với tên gọi DCI-P3 là để làm tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Các sản phẩm sử dụng dải màu này có giá thành rẻ hơn so với Adobe RGB mà màu sắc cũng sẽ tốt hơn hẳn so với sRGB (khoảng 25%). Nhìn chung, DCI-P3 có mức giá lẫn hiệu quả tối ưu hơn hẳn so với hai chuẩn màu trên.
Vì là chuẩn màu điện ảnh Mỹ nên DCI-P3 đã nhanh chóng được nhiều người biết đến. Cộng thêm với việc tối ưu cả về mức giá lẫn hiệu năng, dải màu này đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trên nhiều mặt trận kỹ thuật số. Hầu hết các loại thiết bị từ TV cho đến smartphone ngày nay đều sử dụng dải màu này để làm chuẩn cho hệ thống màu sắc của họ.
Rec. 2020 và Rec. 2100
Theo hình minh họa trên, chuẩn màu Rec.2020 có độ bao phủ màu rất lớn. Với độ bao phủ như vậy, Rec.2020 đã được sử dụng để làm dải màu tiêu chuẩn cho UHDTV (những chiếc TV có độ nét cao và màu sắc chân thực). Đây là chuẩn màu đầu tiên hỗ trợ màn hình 10 và 12 bit với hai định dạng hình ảnh tiêu chuẩn là 4K và 8K. Ngoài ra, dải màu này cũng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ tần số quét cao (60/120Hz) mà vẫn đem lại trải nghiệm màu sắc chính xác nhất.
Trên thực tế, những chiếc màn hình tốt nhất hiện tại cũng chỉ có thể có được độ bao phủ cao nhất là 80% Rec.2020. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ microLED và quantum LED, các màn hình sau này sẽ có thể có được độ bao phủ đạt 100% Rec.2020.
Còn đối với Rec.2100, đây là một “nhánh” khác của Rec.2020. Dải màu này có thông số tương tự với Rec.2020, và điểm khác biệt duy nhất đó là việc nó hỗ trợ HDR tốt hơn. Để có được khả năng hỗ trợ HDR tốt hơn, nó đã được trang bị thêm công nghệ Hybrid log gamma và Perceptual quantization. Dải màu này là tiêu chuẩn của các định dạng HDR phổ biến như HDR10 và Dolby Vision.
Độ sai lệch màu
Độ bao phủ màu càng rộng là rất tốt, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định một chiếc màn hình tốt. Ngoài độ bao phủ màu rộng ra, một chiếc màn hình tốt cần phải đảm bảo tốt các yếu độ về độ sai lệch màu.
Độ sai lệch màu thường được các kỹ thuật viên đồ họa hay nhiếp ảnh gia (những người dùng chuyên nghiệp) sử dụng bởi nó là tiêu chuẩn để xác định độ chính xác của màu sắc. Có rất nhiều các chỉ số, phương pháp để xác định về độ sai lệch màu, tuy nhiên chỉ số được sử dụng thông dụng nhất đó là Delta E (dE). Chỉ số này đo lường khoảng cách giữa hai màu do Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (Commission Internationale de l’Eclairage) sáng tạo ra nhằm xác định độ sai lệch của hai màu sắc trên màn hình để đánh giá mức độ tối ưu của màu sắc trên màn hình so với màu gốc.
- Chỉ số Delta E càng thấp thì độ sai lệch màu càng thấp, cụ thể:
- Delta E bé hơn hoặc bằng 1.0: Gần như giống hoàn toàn với màu gốc.
- Delta E bé hơn hoặc bằng 1 – 2: Gần như giống với màu gốc tuy nhiên có thể quan sát được độ sai lệch nếu nhìn kỹ
- Delta E bé hơn hoặc bằng 2 – 10: Có sự khác biệt rõ ràng so với màu gốc.
- Delta E bé hơn hoặc bằng 11 – 49: Gần giống với màu tương phản.
- Delta E bé hơn hoặc bằng 50 – 100: Tương phản hoàn toàn với màu gốc.
Tổng kết
Một chiếc màn hình có dải màu rộng hơn sẽ đem lại chất lượng hiển thị tốt hơn. Cùng với đó, việc lựa chọn dải màu nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và tính chất công việc của bạn. Mỗi độ chuẩn màu đều có những lợi thế của riêng mình do đó bạn cần cân đối, đánh giá và có những trải nghiệm thực tế để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mỗi cá nhân.
Từ khóa » độ Phủ Màu Màn Hình Laptop Là Gì
-
Độ Phủ Màu SRGB Trên Laptop Có ý Nghĩa Gì? - Điện Máy XANH
-
Độ Bao Phủ Màu Là Gì? Các Chuẩn Màu Cơ Bản Thường Gặp
-
Tìm Hiểu Về độ Phủ Màu Trên Màn Hình Laptop - LapCity
-
Độ Bao Phủ Màu SRGB Là Gì Và Nó ảnh Hưởng Thế Nào đến Một ...
-
Thông Số SRGB Trên Laptop Có ý Nghĩa Gì?
-
Độ Phủ Màu SRGB Trên Laptop Có ý Nghĩa Gì? - Học Đấu Thầu
-
Độ Phủ Màu Là Gì? Phân Biệt Các Chuẩn Màu Cơ Bản Thường Gặp
-
Độ Phủ Màu Là Gì
-
Chỉnh Màu Cho Màn Hình Thế Nào Là Chuẩn Nhất?
-
Kiểm Tra độ Phủ Màu Màn Hình Laptop - Xây Nhà
-
Sơ Lược Về Cân Màn Hình: Hữu ích Ra Sao? Khi Nào Nên Cân? Và ...
-
Thông Số SRGB Là Gì? Ý Nghĩa Của Thông Số SRGB Trên Laptop
-
Color Gamut - Độ Bao Phủ Màu Là Gì? | MÁY XẤU GIÁ CAO
-
Những điều Cần Biết Về Thông Số Màn Hình Trên Laptop/PC