ĐỘ CHẶT K=0.9, 0.95, 0.98 LÀ GÌ? NẾU K > 1 THÌ SAO?

1. ĐỊNH NGHĨA

Hệ số nén chặt K còn gọi là hệ số đầm chặt. Hệ số đầm nén K là tỷ số giữa khối lượng thể tích khô tại hiện trường sau khi đã được đầm nén (ght) và khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax)

K =

ght

gmax

  • Hệ số nén chặt K=0.98, K=0.95, … nghĩa là độ chặt thực tế đạt 98%, 95% … độ chặt tiêu chuẩn đã được thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Làm thế nào để xác định được khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax)?

Làm thế nào để xác định được khối lượng thể tích khô tại hiện trường (ght)?

2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (gmax)

Hiện nay ở Việt Nam, để xác định khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax) thì người ta dùng phương pháp Procto tiêu chuẩn (Chày nặng 2,5Kg, chiều cao rơi 305mm) hoặc Procto cải tiến (Chày nặng 4,54Kg, chiều cao rơi 457mm)

  • Trình tự TN:

B1: Phơi đất khô gió, nghiền nhỏ.

B2: Xác định % đất lọc qua sàng và khối lượng thể tích.

B3: Chia mẫu ra làm 5 phần trộn đều với nước ủ mẫu từ 4-12h.

B4: Đầm đất theo từng lớp, mỗi lần đầm 25 chày/lớp, đầm từ ngoài vào trong.

B5: Lấy mẫu đất ở giữa đem xác định độ ẩm, khối lượng, thể tích.

B6: Lấy mẫu đất mới thêm nước sao cho độ ẩm >2-4% so với cối đầu, ủ mẫu tối thiểu 15 phút

B7: Lặp lại các bước như cối thứ nhất từ 5-10 lần.

B8: Vẽ biểu đồ tương quan giữa dung trọng khô của đất đầm nén và độ ẩm.

B9: Xác định độ ẩm tốt nhất và dung trọng khô lớn nhất là đỉnh của đồ thị parabol Vậy khi kiểm tra biểu đồ liên hệ giữa độ ẩm và dung trọng khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax) là đỉnh của biểu.

  • Vậy ta đã có được dung trọng khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax) chính là (gtc) trong biểu đồ. Kèm theo đó cũng xác định được độ ẩm tối ưu của mẫu thí nghiệm mà khi đầm nén sẽ đạt được (gmax), và xác định được công đầm.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ TẠI HIỆN TRƯỜNG (ght)

Hiện tại, theo TCVN 8730 – 2012 có 3 phương pháp xác định:

  • Phương pháp dao vòng lấy mẫu.
  • Phương pháp hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ.
  • Phương pháp hố đào, dùng nước thế chỗ.

Ta sẽ bàn đến phương pháp hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ (PP rót cát)

a. Các bước tiến hành

  • B1: Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Cân xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là mct).
  • B2: Làm phẳng bề mặt cần thí nghiệm, định vị khuôn thí nghiệm.
  • B3: Đào một cái hố có đường kính khoảng 15 cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn.
  • B4: Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị. úp miệng phễu của bộ chứa cát tiêu chuẩn vào lỗ thủng của đế định vị. Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van lại, nhấc bộ phễu rót cát ra.
  • B5: Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là mcs).
  • B6: Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là mw).
  • B7: Lấy mẫu vừa đào lên đem đi sấy khô.
  • B8: Cân mẫu vừa sấy khô (ký hiệu là mk).
  • B9: Lập công thức và tính toán dự trên số liệu vừa có => khối lượng thể tích khô trong tại hiện trường (ght).

b. Tính toán số liệu

  • Thể tích của hố đào:

  • mct : Khối lượng cát ban đầu đổ vào phễu (g)
  • mcs : Khối lượng cát còn lại trong phễu sau khi thí nghiệm (g)
  • gc : Khối lượng thể tích của cát tiêu chuẩn (g/cm3)
  • Vp : Thể tích của phễu rót cát (cm3)
  • Vh : Thể tích của hố đào (cm3)
  • Khối lượng thể tích của mẫu ban đầu được đào lên:

  • mw : Khối lượng của mẫu ban đầu được đào lên(g)
  • Vh : Thể tích hố đào (cm3)
  • gw : Khối lượng thể tích của mẫu (g/cm3)
  • Độ ẩm của mẫu ban đầu được đào lên:

  • mw : Khối lượng của mẫu ban đầu được đào lên (g)
  • mk : Khối lượng của mẫu ban đầu được sấy khô hết nước (g)
  • w : Độ ẩm hiện trường của mẫu được đào lên (%)
  • Khối lượng thể tích khô của mẫu ban đầu được đào lên:

  • mw : Khối lượng ẩm của mẫu ban đầu được đào lên(g)
  • w : Độ ẩm hiện trường của mẫu được đào lên (%)
  • gkht : Khối lượng thể tích khô của mẫu tại hiện trường (g/cm3)

4. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẶT K TẠI HIỆN TRƯỜNG (ght)

Từ các thí nghiệm bên trên thì xác định được

  • Dung trọng khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax)
  • Dung trọng khối lượng thể tích khô tại hiện trường (ght)

K =

ght

gmax

  • Hệ số nén chặt tại hiện trường mang ý nghĩa lớn. Nếu hệ số này gần về bằng 1 thì chứng tỏ rằng nền đang thí nghiệm được thi công tốt, và sự cấu kết của nền rất tốt hầu như các thành phần cấp phối của nền được đã lèn chặc vào nhau không còn khoảng trống.
  • Nhưng nếu mà hệ số K này khi kiểm tra tính toán ngoài hiện trường mà lớn hơn 1 thì sao?

5. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHI K > 1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng K > 1

  • Kết quả tính toán (ght) của phòng thí nghiệm bị sai ở trường hợp này thì (gmax) nhỏ => K>1
  • Kết quả tính toán (ght) hiện tường không đúng số liệu dẫn đến (ght) hiện trường lớn => K >1
  • Vật liệu thi công và mẫu mang đi thí nghiệm ở phòng thí nghiệm là không đồng nhất => K >1
  • Sự ảnh hưởng của công đầm nén tại công trường đã sử dụng công đầm lớn hơn công đầm ở phòng thí nghiệm khi tính toán => K >1
  • Sự ảnh hưởng thành phần % lượng hạt cốt liệu nhỏ => K >1
  • ….

Vậy để khắc phục các vấn đề này cần lưu ý:

  • Nên chọn đơn vị thí nghiệm có uy tín.
  • Kiểm tra giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm.
  • Kiểm tra giám sát việc cung cấp vật liệu tại công trường.
  • Thực hiện các công tác công việc đúng tiêu chuẩn quy định.

Liên hệ trực tiếp để nhận thêm thông tin tư vấn, hỗ trợ.

CÔNG TY TV ĐT XD CHÂU THÀNH

VPGD: VP L009 Tòa nhà 59 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.7301.5288

Hotline: 0903.011.558

Email: chauthanh2005@gmail.com

Website: https://chauthanh.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/chuyenxaydungnhaxuong/

Zalo: https://zalo.me/0963835288

Từ khóa » Hệ Số Lu Lèn đất K98