Độ Chối Khi đóng Cọc? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng

Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
  • Bạn đang dự trù kinh phí xây nhà? Hãy tham khảo Báo giá xây nhà trọn gói mới nhất!
Độ chối khi đóng cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Độ chối khi đóng cọc? Khi đóng cọc thì hiện nay tôi dùng công thức kinh điển của chuẩn 286-2003 tính toán ra độ chối cọc đúng ko các bác? - Đề bài ở đây là: giả sử như tôi có SCT đất nền "dự đoán" là 50T dùng búa 2.5T, H = 2m3 tính ra cọc 35x35 có độ chối là 3,2mm chẳng han. - Vấn đề là: khi ra đóng cọc thực tế ngoài công trình, với cái búa đó đóng ra độ chối là 3,2mm thì có dám chắc chắn 100% là SCT đất nền của cái cọc đó thực tế là 50T hay ko???. Người kĩ sư thiết kế có khoảng dung sai nào để an toàn hay ko? Ko biết vấn đề này đã có nghiên cứu thực nghiệm các PP thữ tĩnh để so sánh với pp thử động này chưa? Để xác định chính xác xem coi cái công thức lâu nay tôi vẫn dùng tính cho pp động này có độ tin cậy ra sao hay ko? Xin các bác cho ý kiến! Có 41 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết:
DanielEi Ủa, sao ko có anh tôi nào góp ý về vấn đề này hết vậy?
DanielEi
GordonEt Chào bạn! - Tôi thì chưa thi công về đóng cọc bao giở cả. Tôi chi đã thi công bằng phương pháp cọc ép thôi. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp đều đưa ra độ chối, đối với cọc ép, thì là lực ép max, còn với cọc đóng là độ chối. - Tôi có suy nghĩ như thế này: Độ chối chỉ là khái niệm nhằm phục vụ cho việc áp dụng thực tiễn. Đó là (như bạn đã nói): Khi đạt đến độ chối đó thì cọc có thể chịu được tải trong như thiết kế. Đây chỉ là khái niệm mang tính áp dụng - theo tôi nghĩ độ chính xác không cao. Nhưng là phương pháp áp dụng duy nhất. Vì độ chính xác không cao, cho nên các dự án luôn có bước đóng cọc thử đến độ chối thiết kế, sau đó thử tải để quyết định độ chối để thi công.
GordonEt
MichaelKet Theo tôi biết độ chối đóng cọc xác định bằng công thức e, và cứ tính như thế này . Ví dụ một búa đóng 5 nhát được 5cm thì : e = 5 cm/5 nhát búa = 1 cm cho một nhát búa . Không biết các anh còn ý kiến nào khác không ?
MichaelKet
Edwandhext Đối với các cầu trung bình và nhỏ thì thường ko chủ đầu tư nào và ko tư vấn nào lại thêm 1 bước thữ tải tĩnh đâu anh ah`. Vì chi phí chất tải trọng tốn kém lắm. Mà chính tôi cũng hỏi là liệu con số SCT đất nền có chính xác với cái độ chối e đo được ngoài hiện trường ko mà. Ko biết có ai giải đáp thắc mắc của tôi ko?
Edwandhext
JacimtoCogy Thông thường là chính xác nếu chiều dài cọc đóng tại hiện trường tương đương chiều dài cọc khi tính độ chối. Nếu chiều dài không đạt, có thể cọc bị chối giả. Khi đóng cọc, người ta thường đóng một số cọc thử đến độ sâu thiết kế, xác định độ chối khi đóng thử và chọn một vài cọc đóng thử đó thử PDA để kiểm tra một vài thứ...trong đó kiểm tra khả năng chịu tải của cọc. Từ độ chối lý thuyết, độ chối đóng cọc thử & kết quả thử PDA, ks thiết kế chọn ra độ chối min & max. Thông thường độ chối min là ứng với gần giới hạn sức chịu tải của vật liệu và max là độ chối lớn nhất có thể đưa cọc đến xấp xỉ cao độ thiết kế. Trong trường hợp + e=emin nhưng cọc chưa đến cao độ thiết kế + hoặc cọc đến cao độ thiết kế nhưng e>emax sẽ cho cọc nghỉ 03 ngày sau đó thử động, nếu emin 1 tháng) mới có kết quả tin cậy Theo phương pháp thử thì thử tỉnh gần với sự làm việc thực tế của công trình hơn Vậy bro có thể giải thích vì sao kết quả tin cậy hơn ép cọc. không?
nguyentrungata
MrAn12345 Sao ko có bác nào giúp tôi hết vậy?
MrAn12345
KennethOt Độ chối tính toán theo TCVN 205-1998, TCXDVN 286-2003 do đơn vị thiết kế tính toán và theo thực tế. Với cầu nhỏ theo tính toán, thực tế và kinh nghiệm. Công trình lớn ko có điều kiện thử tĩnh thì thử bằng phương pháp thử động PDA. Độ chối khi thi công là độ chối khi dừng khi đóng cọc thử. SCT theo tính toán đã tính đến hệ số an toàn, nếu theo phương pháp thử động từ 3 đến 6 lần.
KennethOt
xac suat Tìm trên trang web sieuthixaydung.com.vn. Các tiêu chuẩn ngành : 20TCN 21-86,....ngoài ra còn có tiêu chuẩn thử cọc TCVN 88-1982. Nói chung các công thức tính độ chối ra kết quả tương tự như nhau, độ chối khi thi công lấy theo độ chối khi đóng cọc thử lượt đi (nếu khi thử động hoặc tĩnh đạt yêu cầu). Bởi vì khi đóng cọc trên nền đất yếu và đặc trưng chịu tải là cọc masát thì độ chối khó đạt được theo như tính toán. Phương pháp thử động tại hiện trường theo cách thông thường có kết quả kém tin cậy nhất, phương pháp này chỉ check lại kết quả thử tĩnh và dùng cho công trình nhỏ theo kinh nghiệm. Khi thí nghiệm tĩnh mới hay xảy ra trường hợp phá hoại : Vật liệu hoặc đất nền. Tính độ chối theo công thức Hilley trong TCVN 205-1998 có thể áp dụng được, khi đó Fs >3 với công trình nhỏ xài được. Cho email??
xac suat
53caugiay Bác làm cầu nhiều mà ko biết tiêu chuẩn này thì bác tính độ chối theo chuẩn nào?
53caugiay
Marcunst Vậy theo bác thì hệ số tin cậy của PP động này là bao nhiêu %? Từ trước tới giờ tôi làm cầu cũng tương đối mà tôi chỉ thấy 1 PP thử động để đánh giá SCT của cọc. Cứ thấy độ chối đóng thực tế rồi suy ngược ra SCT đất nền, nó cao hơn nội lực đầu cọc là ok. Bác nói vậy tôi thấy lo quá!
Marcunst
PrikoliSsSSdda Em hay dùng QTthi công và NT cầu cống để tính ra độ chối, lâu lâu lại ghé qua 20TCN??-86, TCVN205-98 đối chứng. Tiêu chuẩn này đúng là mới với tôi thật! Lạc hậu quá rồi>.
PrikoliSsSSdda
sukem13579 Tiêu chuẩn thiết kế cầu mới : 22TCN 272-05 thay thế cho 20TCN 21-86, TC 205 vẫn dùng.
sukem13579
MichaelKl Với nền đất yếu : Độ chối tính toán đạt được sau khi cọc "nghỉ" đủ thời gian và đóng thử lại, khi đóng đại trà thường lấy theo độ chối lượt đi với cọc sau khi thử động đạt yêu cầu.
MichaelKl
Philipboxy Fs thử tĩnh >2 còn thử động >3. TCXDVN 205 - 1995
Philipboxy
EduardoMn mọi người không phải không tập trung vào điều bạn nói mà bạn nói chung chung quá mọi người hiểu nhầm thui.theo như cách tinh của bạn trên lý thuyết như vậy theo tiêu chuẩn nào tại mỗi tiêu chuẩn có khả năng tính đến độ an toàn khác nhau.tai sao bạn cứ một mực tiêu chuẩn bạn đúng với nền đất bạn đóng cọc,cái mà mọi người tham gia ở đây cho bạn biết chủ yếu là cái tính chủ quan trên lý thuyết ,nghĩa là :tính khả năng của cọc dựa vào đất tại nơi tôi đóng nếu thấy chối thì đợi thời gian cho đóng típ ,với ý thứ 2 là làm sao biết cọc đó chịu đựơc tải tôi đóng hay không?cái đó chỉ cần bạn cho tôi bản tính địa chất tôi nói cho bạn thiết kế máy đóng cọc loại nào cần lực bao nhiêu và cọc chối trong giai đoạn nào.> > > không có gì khó chỉ sợ tiền không nhìu> >
EduardoMn
con voi con ốNí không được đúng lặm Đúng ra vẫn tính theo Tiêu chuẩn Xây Dựng mới được nhưng cần có thông số cụ thể của búa và nền đất và theo dõi thời gian theo quy trình thi công đọ Tương đối chính xác mà là Phương pháp chính xác nhất cho ra kết quả sức chịu tải của nền đật Nói như Pác Đóng cọc thử để làm gị Không đóng cọc thử sao biết âm địa chất tốt hay xấu
con voi con
Edwandhext Tôi hiểu vấn đề này như sau ko biết có đúng không. 1. Căn cứ sức chịu tải cọc dự tính, điều kiện về búa, cọc, nền đất,... người thiết kế tính ra độ chối thiết kế etk.... để sau này thi công kiểm tra lại bằng cách đo độ chối khi đóng cọc để có kết luận về sức chịu tải của cọc thực tế so với dự tính lúc thiết kế (còn gọi là công tác đóng cọc thử hay thử động cọc). Nếu độ chối thực tế ett etk thì thiết kế cần phải xem xét lại điều chỉnh lại thiết kế cọc (tăng kích thước hoặc tăng số lượng). 2. Sự quan hệ giữa độ chối khi đóng cọc và sức chịu tải của cọc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phương trình quan hệ này còn gọi là công thức đóng cọc. Trong các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trước đây (TCN 86..., QD-166, SNIP-84) dùng công thức đóng cọc nổi tiếng của Nhà bác học GERXEVANOV, các nước phương Tây thường dùng công thức của HILEY. 3.Vấn đề độ chính xác của phép thử sức chịu tải cọc tại hiện trường thì thử tỉnh là có độ tin cậy cao nhất, sau đó là thử động biến dạng lớn PDA sử dụng lý thuyết phương trình sóng , thử động thông thường bằng cách đo độ chối. Theo tôi nghỉ không thể có phương pháp thử nào có độ tin cậy 100% đâu Vì dính đến đất đá là rất phức tạp, vì vậy khi thiết kế cọc phải dùng hệ số an toàn về sức chịu tải từ 2-3 (thậm chí đến 5). 4. Nếu cầu nhỏ,trong điều kiện Việt Nam (thử tĩnh và PDA tốn kém ) thì thử động bằng cách đo độ chối sau đó dùng công thức đóng cọc tính ngược ra sức chịu tải là chấp nhận được. Nghĩa là phải tin các nghiên cứu của tiền bối GERXEVANOV VÀ HILEY thôi. Các sai lệch thì đã có hệ số an toàn Fs=2-3 chịu rồi nên cũng yên tâm.
Edwandhext
thatgia Nếu cần phải tin tưởng thì chắc cũng phải tin tưởng thôi anh ạ. Nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc hoa`i là liệu với cái độ chối thực tế đo được ngoài hiện trường thì so ngược lại thì liệu thật sự SCT của cọc đó "chịu nổi" như cái Ptk của tôi tính ra ko? (Còn chuyện an tâm thì luôn luôn an tâm rồi, vì thật ra để tính ra etk thì phải tính SCT tkế, mà cái này đã luôn có hs an toàn 2-3 lần rồi.)
thatgia
Donaldsor Xin lỗi pác civilbd cho tôi spam 1 câu hỏi trong topic cua bác nha. Tôi đang đóng cọc 40x40, mác 400, 30m (2 đoan) búa diesel 4,5T, chiều cao rơi là 2.2m (max). Tôi hỏi 1 câu là cừ sau khi đúc bao nhiêu ngày thi có thể dùng để đóng được, và có tiêu chuẩn nào qui định về điều đó ko hay chỉ dựa vào kinh nghiệm và kết quả nén mẫu? Cảm ơn pác civilbd trước và các pác trả lời dùm tôi sau?
Donaldsor
Rolandpr Thì bạn cứ tính nó theo KCBT, theo tiêu chuẩn BT thì cứ sau 28 ngày. Còn đối với trường hợp thi công dùng phụ gia thì căn cứ vào số ngày phụ gia cho phép (giả sữ R7) rồi bạn cộng thêm 3 ngày nữa cho chắc ăn (10 ngày). Nhưng mà cho tôi spam lại bạn 1 câu là: M400 bạn đổ bằng xe bê tông tươi hay là công nhân đổ tại chổ? Nếu đổ tại chổ thì M300 còn lên ko nổi đó nhe bạn. Còn nếu đổ bê tông tươi thì bạn đặt hàng theo cấp phối, độ sụt của bạn, cái đó dể kiểm soat chất lượng cọc hơn rất nhiều so với pp đổ tại chổ. Tôi đã từng chứng kiến cảnh cái cọc đổ tại chổ, treo lên búa đóng được vài nhát thì nó bị tét như là lột vỏ chuối. Treo lũng lẵng trên dàn đóng cọc, khi đó đóng tiếp cũng ko được mà ko có cách nào gỡ cây cọc xuống khỏi dàn đấy.
Rolandpr
terrydoa Chào bác, bác đã tự trả lời cho tôi còn hỏi chi nữa cọc mác M400, thì khi nò đủ cường độ 400 thì mới đóng đươc. Khi đúc không sử dụng phụ gia thì 28 ngày mang đi thử mẫu đạt thì đóng, không đạt thì vứt. Còn có phụ gia thì cứ đúng ngày theo cấp phối đem đí ép đạt M400 thì đóng -- Sẵn cũng nói về độ chối đóng cọc luôn, tôi đi đ1ong cọc năm nay nữa cũng được 8 năm rồi theo tôi: - Trong điều kiện cho phép được thì đóng cọc là tốt nhất vì cọc đóng lúc nào chịu tải cũng lớn hơn cọc ép (các bác không tin cứ hỏi tất cả các nhà thi công đóng cọc và ép cọc) - Trong công thức tính độ chối của cọc có hệ số k đã nhân 1.5 lần tải trọng tính toán theo thiết kế rồi, thì ứng với độ chối đấy chắc chắn cọc chịu tải lớn hơn tải thiết kế - Khi ép cọc thì tải ép thực tế ngoài công trường phải lớn hơn ít nhất 2 lần so với tải thiết kế nên tải trọng theo thiết kế luôn đat. - Phần kiểm tra lại bằng nén tĩnh để xem thử cọc có bị chuyển vị khi gia tải liên tục hay không, thông thường cọc đóng tôi chờ sau khi đóng xong 5 ngày thì vỗ lại xem nó có đạt độ chối tôi yêu cầu không - Cọc ép mà ép qua lớp cát hạt mịn cỡ 3m thôi là mệt mỏi rổi, còn cọc đóng thì không thành vấn đề. --> Bác tính độ chối cọc chịu nén theo công thức, sau khi ra hiện rường đóng cọc mà nó đạt yêu cầu của tôi, sau đấy chờ ngày vỗ lại nó vẫn đạt độ chối theo thiết kế là ok rồi, chắc chắn sức chịu tải của cọc lớn hơn tải thiết kế Chào bạn
terrydoa
PrikoliSsSSdda Hix, cái topic này tôi viết hơn 1 năm nay bây giờ mới thấy lại nó. Thời gian trôi đi thật nhanh quá.! Hix
PrikoliSsSSdda
thanhvu bác nói năng như thế gây ác cảm quá mà!
thanhvu
dutrieu theo kinh nghiệm của tôi nếu ra ngoài hiện trường đo được độ chối đóng cọc thực tế >>>> hehe kính Bác..........
dutrieu
sukem13579 Theo ý kiến của Trenfimenkov : "nhiều số liệu của Liên Xô và nước ngoài chứng tỏ dùng phương pháp thử động để xác định SCTGH của cọc trong đất sét là không đáng tin cậy..."; hay "mức độ tin cậy rất thấp đối với kết quả thử động bằng búa diesel là một trong những nguyên nhân mà ở Mỹ ít dùng loại búa này để thử động..." và "trị số năng lượng của búa truyền cho đầu cọc thường dưới 50% năng lượng của búa ghi trong lý lịch", cuối cùng Trenfimenkov kết luận: "không nên xác định SCTGH của cọc khi thực tế sử dụng búa diesel".[1] --------------------------- [1]Phương pháp thử động cọc
sukem13579
Edwandhext hic! càng xem càng thấy mù mờ! hic
Edwandhext
daohiepukb Khi thử động bạn cần lưu ý đến : chiều cao H của búa, vì thực tế dàn búa có thể khác với catalogue và lớp gỗ đệm đầu cọc. H ảnh hưởng đến công thức tính toán SCT. Và cần lưu ý đến thời gian nghỉ của cọc, theo TCXD 88-1982 thì 3 ngày đêm đối với đất cát... 6 ngày đêm đối với sét...
daohiepukb
arthomeviet Gởi Bạn tham khảo TCXD 88-1982 cọc PP thí nghiệm hiện trường. Lưu ý phần Nén tĩnh đã được thay thế = TCXD 269.
arthomeviet
puma12 43 Chào các bác, e đang làm đồ án tn, thi công cọc đóng. Sơ qua về số liệu của e là: - SCT tính toán Pdn=100T, - cọc 40x40, - dài tổng cộng 25m, cắm sâu đến cốt -28.5m. - E chọn búa đóng cọc 5T, chiều cao rơi búa 2.8m. khi tính toán độ chối theo công thức Hilley rút gọn như trong TCVN 286-03 thì ra độ chối e=10mm. Thầy giáo bảo lớn quá, về tính lại >>> K biết các tiền bối theo kinh nghiệm thì độ chối của cọc như thế thì khoảng bnh là vừa??? P/s: E thắc mắc k biết việc chọn búa đóng và chiều cao rơi búa như thế đã hợp lí chưa?
puma12 43
JacimtoCogy 1/ Chọn búa và chiều cao rơi búa là hợp lý rồi. 2/Thông thường e không nên nhỏ hơn 3mm.
JacimtoCogy
ngoduong89 cảm ơn bác, tôi mới tính lại ra e=2.8mm, chắc là ổn
ngoduong89
Enriquecem Trước hết bạn cần hiểu độ chối để làm gì? Đây là một giá trị dùng để kiểm soát cọc được thi công bằng phương pháp đóng: - Đầu tiên thiết kế đưa ra giá trị chiều dài cọc và sức chịu tải (thiết kế ban đầu). - Tại công trình, người ta tiến hành thi công cọc thử để tìm công nghệ thi công (trọng lượng búa) đến độ sâu thiết kế. - Cọc đóng được chia vạch cho từng m dài, riêng mét cọc cối cùng (theo thiết kế) được chia vạch cho từng 10 cm. - Trong quá trình thi công người ta ghi số nhát búa cho từng 1 m của phần trên và từng 10 cm cho mét cuối cùng. - Độ chối của cây cọc được ước lượng trên cơ sở kết quả phần mét cuối hay 30 cm cuối tuỳ theo người đánh giá. ví dụ nó là 3 mm/nhát. - Tiến hành thử tĩnh hay động cho cây cọc đã đóng. Nếu cọc thoả mãn điều kiện sức chịu tải thiết kế, thì độ chối này sẽ là giá trị dùng để nghiệm thu các cây cọc trong quá trình thi công đại trà. Cọc thí nghiệm này được gọi nôm na là cọc "chuẩn". Như vậy tất cả các cây cọc khác sẽ được so sánh với cọc "chuẩn" (tất cả cây cọc đóng đều được chia vạch và ghi số nhát búa cho từng đoạn như mô tả trên) và các cọc đạt là có lý lịch tương đương như cọc mẫu. Và búa đóng cọc phải có trọng lượng quả búa như búa đóng cọc mẫu. - Trường hợp thí nghiệm không đạt thì phải điều chỉnh thiết kế, tăng chiều dài, chọn búa khác lúc này sẽ xuất hiện giá trị độ chối khác.
Enriquecem
thatgia cháo các bậc tiền bối.MÌnh đang làm đồ án tốt nghiệp và đang làm phần thi công đóng cọc nhưng vẫn còn mơ hồ về cách tính và bản vẽ thi công cọc đóng,tiền bối nào có cho tôi xin nhá.Cám ơn mọi người rất nhiều!
thatgia
Freddievaw chào các bậc tiền bối.MÌnh đang làm đồ án tốt nghiệp và đang làm phần thi công đóng cọc nhưng vẫn còn mơ hồ về cách tính và bản vẽ thi công cọc đóng,tiền bối nào có cho tôi xin nhá.Cám ơn mọi người rất nhiều!
Freddievaw
AlbertDOB em nghe nói cọc đóng khó lắm,mấy anh giúp tôi vé nha,gửi cho tôi đồ án mẫu cọc đóng nhá,em cần gấp lắm,hichic.xong đồ án sẽ hậu tạ,hihi
AlbertDOB

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Bố trí cốt thép đài móng cọc? (có 8 câu trả lời)
Sức chịu tải thực của cọc khoan nhồi? (có 34 câu trả lời)
Cọc thí nghiệm nén tĩnh cọc chống khoan nhồi? (có 16 câu trả lời)
Chiều dài cọc đóng? (có 37 câu trả lời)
Cho hỏi cách TK móng cọc - bài nói chuyện của TS Cường IBST! (có 20 câu trả lời)
Khoảng cách cọc khoan nhồi? (có 53 câu trả lời)
Móng nhà liền kề? (có 12 câu trả lời)
Ma sát âm do tôn nền? (có 11 câu trả lời)
Nhập liệu cho phần mềm Piling? (có 7 câu trả lời)
Thép dầm móng đi qua cổ cột? (có 20 câu trả lời)
Vấn đề ép cọc? (có 39 câu trả lời)
Ống siêu âm cọc KN bằng nhựa hay bằng thép? (có 8 câu trả lời)
Sức chịu tải của cọc? (có 10 câu trả lời)
Cách tính toán toán móng? (có 25 câu trả lời)
Tác dụng của thép cấu tạo đài móng? (có 39 câu trả lời)
Giải pháp cọc khoan nhồi D350 bằng PP "khoan khô"? (có 6 câu trả lời)
Móng cọc cho bể nước ngầm? (có 87 câu trả lời)
Công thức tính sức chịu tải cọc ma sát? (có 10 câu trả lời)
Xử lý cọc có hợp lý ko? (có 82 câu trả lời)
cách xác định hệ số tỷ lệ của các lớp đất tương ứng trong phần chiều sâu ảnh hưởng (có 6 câu trả lời)
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng (có 8 câu trả lời)
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá (có 9 câu trả lời)
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình (có 10 câu trả lời)
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi. (có 8 câu trả lời)
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ? (có 6 câu trả lời)
được phép tăng 20% sct của cọc (có 11 câu trả lời)
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế (có 19 câu trả lời)
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi? (có 24 câu trả lời)
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc (có 11 câu trả lời)
Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý (có 5 câu trả lời)
Cọc ly tâm? (có 34 câu trả lời)
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)! (có 78 câu trả lời)
Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi? (có 16 câu trả lời)
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi? (có 53 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng (có 16 câu trả lời)
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột? (có 45 câu trả lời)
Allowable axial load or Material axial load? (có 6 câu trả lời)
Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc? (có 6 câu trả lời)
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi (có 39 câu trả lời)
Gia cường móng cọc (có 9 câu trả lời)
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai? (có 11 câu trả lời)
Cắt cọc bê tông ly tâm UST? (có 57 câu trả lời)
Ép cọc như thế nào là đúng (có 9 câu trả lời)
Cho hỏi kết cấu móng này (có 8 câu trả lời)
PIT cọc khi đã có đài (có 22 câu trả lời)
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh. (có 8 câu trả lời)
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu (có 17 câu trả lời)
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc ! (có 8 câu trả lời)
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc? (có 8 câu trả lời)
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp (có 9 câu trả lời)
... Xem thêm

CÁC BÀI GẦN ĐÂY

Mặt tiền nhà phố 5m

Mặt tiền nhà phố 5m

Thiết kế nhà Hải Phòng

Thiết kế nhà Hải Phòng

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà trọn gói

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

KHUYẾN MẠI HOT

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mặt tiền 5m ⭐ Đơn giá Xây trọn gói ⭐ Miễn phí Thiết kế nhà ⭐ Thiết kế nội thất
Kiến trúc nhà đẹp
"Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng Hotline: KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666 KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88 KTS. Mr.Thành 0912.308.118 Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/
back to top

Từ khóa » Cọc Bê Tông Cốt Thép được Thi Công Bằng Búa đóng Diesel độ Chối được Xác định Như Sau