Đồ Chơi Khoa Học Tên Lửa Nước - Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A-Z - Ideashop

Đồ chơi khoa học Tên lửa nước giúp con có thể phát triển trí tưởng tượng và tư duy toán học - vật lý học một cách tự nhiên nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiếp từ A-Z, giúp cha mẹ có thể cùng con tạo ra tên lửa nước vô cùng đơn giản tại nhà.

Tên lửa nước in 3D

  1. Giới Thiệu Về Đồ Chơi Khoa Học - Tên Lửa Nước

Cha mẹ đều biết rằng, để phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của con trẻ thì cha mẹ cần cho con làm quen dần với những kiến thức khoa học cơ bản ngay lúc từ bây giờ. Do đó, những sản phẩm đồ chơi khoa học như tên lửa nước không chỉ khiến bé có thêm kiến thức mới, mà còn tạo ra cảm giác hào hứng trong quá trình học của bé.

  1. Hướng Dẫn Làm Tên Lửa Nước

    1. Nguyên lý tên lửa nước

Tên lửa nước là một loại mô hình của tên lửa. Món đồ chơi khoa họcnày sử dụng nhiên liệu là nước hay còn gọi là thủy lực để tạo ra áp suất lớn bên trong tên lửa. Khi đó, áp dụng theo nguyên lý

định luật số ba của Newton (hay còn gọi là định luật bảo toàn động lượng) tên lửa nước sẽ tạo ra phản lực để bay lên khỏi mặt đất.

Xem thêm: Máy bay giấy gắn động cơ - Đồ chơi khoa học cho trẻ nhỏ

Nguyên lý của đồ chơi khoa học tên lửa nước được mô tả trong hình sau đây:

Hướng dẫn làm đồ chơi khoa học tên lửa nước

Khi không khí được đẩy vào trong thân tên lửa qua việc bơm hơi, chúng làm gia tăng áp suất bên trong. Do áp suất trong thân tên lửa cao hơn bên ngoài, nên lửa sẽ được phóng lên trên và không khí sẽ phun ra ngoài theo lỗ hổng ở đuôi tên lửa (miệng chai).

Ứng với định luật của Newton chỉ ra: MV = mv

Trong đó:

M: Khối lượng của tên lửa.

V: Vận tốc của tên lửa.

m: Khối lượng của nước và không khí phun ra.

v: Vận tốc của khí và nước.

Có thể bạn quan tâm: Đồ chơi Động lực học - Vũ trụ

    1. Cấu tạo của tên lửa nước

Tên lửa nước thông thường sẽ có hai bộ phận chính:

Phầm đế gồm:

  • 01 ống nhựa 21 dài 35 cm
  • 01 ống nhựa 21 dài 90 cm
  • 01 ống nhựa 42 dài 5 cm
  • 04 đầu bịt ống 21
  • 03 ống nối chữ T
  • 01 van xe đạp
  • 10 dây rút
  • 01 đoạn săm xe đạp
  • 01 băng tan

Phần tên lửa gồm:

  • 02 chai nhựa 1,5 lít giống nhau (Lưu ý: Bạn nên chọn loại chai nhựa cao, dáng thuôn dài để làm thân tên lửa)
  • Bìa nhựa kẹp giấy A4
  • Băng dính đen
  • Kéo

Phần dù gồm:

  • 01 chai Cola nhựa 1,5 lít ​​
  • 01 chai Pepsi nhựa 1,5 lít
  • 01 mảnh vài dù tròn mỏng, nhẹ 1m2 hoặc 2 áo mưa giấy
  • 01 đoạn dây dù dài khoảng 10m
  1. Cách làm tên lửa nước

Dưới đây là video hướng dẫn chi tiếp cách làm đồ chơi khoa học tên lửa nước. Cha mẹ hoặc anh em ruột có thể cùng bắt tay vào chế tạo và phóng tên lửa nước ngay tại sân nhà.

https://youtu.be/VhSw9uNHtgE?t=32

    1. Lưu ý cách làm tên lửa nước bung dù

Có rất nhiều bạn sau khi chế tạo thành công tên lửa nước, khi bắn tên lửa lên cao, dù lại không bung ra, hoặc không bung tròn đẹp như ý muốn. Để khắc phục điều này, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Trước khi quấn dù, bạn cần vuốt dù cho thẳng, sau đó quốn dù như là quốn chiếu như hình dưới đây nhé:

cách quốc dù cho đồ chơi khoa học tên lửa nước

  • Bạn cũng lên lựa chọn dây quốn mềm để có thể dễ dàng hơn trong việc quốn dây.
  • Hãy nhép một ít viên đá nhỏ, bọc bên ngoài là giấy báo để nhét vào đuôi tên lửa (khoảng trống giữa chai và phần cánh) để tạo độ nặng khi rơi cho đuôi tên lửa, điều này sẽ giúp dù bung dễ dàng hơn.
  • Đừng quên quấn hết dây và nhét vào khoang dù, đậy chóp tên lửa lại sau cùng.

Quỹ đạo của tên lửa nước

Quỹ đạo của tên lửa nước và lý do bạn nên chế thêm dù

  1. Cách Trang Trí Tên Lửa Nước Đẹp

Để tên lửa nước được bắt mắt và không bị nhàm chán, bạn có thể trang trí món đồ chơi khoa học này bằng cách sơn, vẽ lên thân của tên lửa hoặc dán thêm một số hình ảnh nhân vật hoạt hình mà con thích.

Hãy để con thỏa sức sáng tạo với chiếc tên lửa của mình để trẻ phát triển trí tưởng tượng và cả tình yêu với món đồ chơi mới của mình bạn nhé!

Dưới đây là một số hình ảnh trang tên lửa nước để bạn tham khảo:

Tên lửa nước khổng lồ

  1. Cảnh báo an toàn

  • Cha mẹ cần cẩn thận khi để bé dưới 10 tuổi sửa dụng các vật sắc nhọn để cắt chai nhựa hoặc bìa các-tông.
  • Khi bắt đầu bơm, bạn không nên lại gần tên lửa ngay cả khi bạn thấy chưa có điều gì xảy ra.
  • Người xem (hoặc người quan sát) lúc phóng tên lửa, phái đứng cách xa ít nhất 05 mét để đảm bảo an toàn, tránh để bị nước bắn hoặc tên lửa rơi vào người.

Tên lửa nước nhiều tầng

Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Nguyên Lý Tên Lửa Nước