Độ Co Giãn Của Cầu Theo Giá Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Tính Ra Sao?

Độ co giãn của cầu theo giá thường được hiểu là sự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi của giá. Vậy đặc trưng của Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) như thế nào? Công thức tính ra sao?

Cùng Làm Chủ Tài Chính tìm hiểu qua nội dung bài viết này!

Xem thêm:

  • Thời gian hoàn vốn là gì?
  • Chỉ số trung bình ngành là gì?

Độ co giãn của cầu theo giá là gì?

Độ co giãn của cầu theo giá (tiếng Anh là Price Elasticity of Demand) là sự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi của giá.

Độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá

Ví dụ về Độ co giãn của cầu theo giá

Ví dụ 1: Xăng đầu là mặt hàng thiết yếu, khó thay thế. Vì vậy, khi giá xăng dầu tăng thì không ảnh hưởng đến hàng vi của khách hàng. Độ co giãn của cầu về xăng là thấp. Khách hàng vẫn phải đổ xăng để phục vụ cho việc đi lại.

Ví dụ 2: Nếu giá của sữa tắm sữa tắm A tăng cao thì người tiêu dùng có thể tìm đến các dòng sữa tắm khác có giá tốt hơn làm lượng cầu của sữa tắm A giảm đi đáng kể. Độ co giãn của cầu về sữa tắm khá cao.

Đặc trưng của Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand)

Những đặc trưng cơ bản nhất của Độ co giãn của cầu theo giá như sau:

  • Cầu về một hàng hóa được coi là co giãn với giá cả nếu lượng cầu thay đổi mạnh khi giá thay đổi.
  • Cầu được coi là không co giãn nếu lượng cầu chỉ thay đổi ít hoặc không thay đổi khi giá thay đổi.

Cách tính độ co giãn của cầu theo giá

Công thức tính

Chúng ta sử dụng hệ số co giãn để xác định mức độ co giãn của cầu. Hệ số co giãn phản ánh mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi của giá.

Hệ số co giãn phản ánh mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi của giá. Cụ thể như sau:

Hệ số co giãn

Ví dụ: Giả sử 10% thay đổi của giá làm cho lượng nước mà bạn mua giảm 20%. Ta áp dụng công thức:

Hệ số co giãn của cầu = -20% / 10% = -2

Độ lớn hệ số co giãn của cầu bằng 2 cho chúng ta biết rằng sự thay đổi của lượng cầu lớn gấp hai lần sự thay đổi của giá cả.

Lưu ý khi tính hệ số co giãn:

  • Do lượng cầu về một hàng hóa có quan hệ tỉ lệ nghịch với giá của nó, nên phần trăm thay đổi của lượng cầu luôn trái dấu với phần trăm thay đổi của giá. Vì vậy khi tính hệ số co giãn của cầu kết quả luôn là số âm.
  • Hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn, mức độ phản ứng của lượng cầu với giá càng mạnh.

Phương pháp tính

Tính độ co giãn của cầu theo giá theo phương pháp co giãn khoảng

Co giãn khoảng là gì?

Co giãn khoảng là sự co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu.

Cách tính co giãn khoảng

Nếu tính hệ số co giãn của cầu giữa hai điểm trên một đường cầu, ta áp dụng phương phá trung điểm. Giả sử chúng ta tính hệ số co giãn của cầu giữa 2 điểm (P1,Q1) và (P2,Q2) như sau:

hệ số co giãn của cầu giữa 2 điểm (P1,Q1) và (P2,Q2)

Trong đó:

cong-thuc-co-gian-khoang-1

Hay có thể viết lại như sau:

cong-thuc-co-gian-khoang-2

Tính độ co giãn của cầu theo giá theo phương pháp co giãn điểm

Co giãn điểm là gì?

Co giãn điểm là sự co giãn của một điểm cụ thể trên đường cầu.

Cách tính co giãn điểm

Trong thực tế chúng ta thường xác định được phương trình của đường cầu, theo đó ta có thể xác định được độ co giãn tại một điểm theo công thức sau:

Cách tính co giãn điểm

Ví dụ cụ thể

Trên một đường cầu xác định điểm A có giá 2.000 đồng và lượng là 120 sản phẩm. Điểm B có giá 3.000 đồng và lượng là 80 sản phẩm.

Ta có:

Ví dụ

Điều này có nghĩa là nếu giá sản phẩm tăng lên 1% thì lượng cầu hàng hóa đó sẽ giảm 1%.

Phân loại hệ số co giãn của cầu theo giá

Hệ số co giãn của cầu theo giá sẽ được chia thành 5 loại:

  • Cầu ít co giãn
  • Cầu co giãn tương đối theo giá
  • Cầu co giãn đơn vị
  • Cầu hoàn toàn không co giãn
  • Cầu co giãn hoàn toàn

Cầu ít co giãn

Cầu ít co giãn

  • Khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%.
  • Những hàng hóa này thuộc mặt hàng thiết yếu, ít có khả năng thay thế như xăng dầu, điện nước…
  • Đường cầu dốc

Cầu co giãn tương đối theo giá

Cầu co giãn tương đối theo giá

  • Độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn 1 được hiểu là khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu sẽ thay đổi lớn hơn 1%.
  • Các loại hành hóa có cầu co giãn tương đối theo giá có nhiều khả năng thay thế như thịt lợn có thể được thay thế bằng thịt bò, thịt gà, mạng di động Viettel có thể được thay thế bằng mạng Vinaphone, Mobifone…
  • Đường cầu thoải

Cầu co giãn đơn vị

Cầu co giãn đơn vị

Khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 1%. Trường hợp này hiếm gặp trong thực tế thường chỉ có trong lý thuyết.

Cầu hoàn toàn không co giãn

Cầu hoàn toàn không co giãn

  • Sự quan tâm của người tiêu dùng về mặt hàng này không thay đổi khi có sự điều chỉnh tăng giá hoặc giảm giá. Người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua hàng ngay cả khi giá của nó tưng lên.
  • Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0 khi đường cầu là đường thẳng song song với trục tung.
  • Trường hợp độ co giãn của cầu theo giá bằng 0 khi giá tăng thì lượng cầu vẫn không thay đổi.
  • Các mặt hàng có độ co giãn đơn vị không có khả năng thay thế ví dụ như các loại thuốc chữa bệnh đặc trị.

Cầu co giãn hoàn toàn

Cầu co giãn hoàn toàn

  • Giá không đổi khi lượng cầu thay đổi
  • Giá thay đổi rất nhỏ thì lượng cầu sẽ giảm tới 0.
  • Các mặt hàng có cầu co giãn hoàn toàn thuộc danh mục hàng hóa có độ cạnh tranh cao, có nhiều khả năng thay thế như quần áo, đồ dùng học sinh…
  • Đường cầu là đường thẳng song song với trục hoành.

Nhân tố ảnh hưởng đến Price Elasticity of Demand

Đối với Price Elasticity of Demand, chúng ta cần phải xác định nhân tố nào quyết định đến nhu cầu về một hàng hóa co giãn hay không co giãn hoặc co giãn nhiều hay ít?

Do nhu cầu về một hàng hóa bất kì phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng nên mức độ co giãn của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và tâm lí. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: sự cần thiết của hàng hóa đó với con người.

Ví dụ:

  • Hàng hóa thiết yếu có cầu không co giãn đối với giá cả, còn hàng xa xỉ có cầu co giãn mạnh.
  • Những loại hàng hóa có hàng thay thế gần gũi thường có cầu co giãn mạnh hơn vì người mua dễ dàng chuyển từ việc sử dụng chúng sang hàng hóa khác, chẳng hạn như dầu thực vật và mỡ động vật.

Ý nghĩa độ co giãn của cầu theo giá

Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu sẽ giúp cho người bán dễ dàng đưa ra quyết định nên tăng giá hay giảm giá để doanh thu tăng.

Một sản phẩm có cầu co giãn với một số khách hàng nhất định chứ không phải với tất cả khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp nên có chính sách tăng giảm giá phù hợp để tối ưu lợi nhuận kinh doanh.

Cách doanh nghiệp thường đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc để hiểu hành vi của khách hàng. Chỉ số đọ co giãn của cầu theo giá là thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp nắm được nhu cầu của thị trường cũng như yếu tố quan trọng giúp khách hàng tiềm năng quyết định mua hàng.

Dựa vào hệ số co giãn của cầu theo giá có thể ước tính được sự thay đổi về giá nhằm loại bỏ sự sư thừa và thiếu hụt các mặt hàng được cung cấp ra ngoài thị trường.

Kết luận

Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) là gì? Những thông tin xoay quanh định nghĩa này đã được cung cấp đầy đủ trong bài viết, hi vọng mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Hệ Số Co Giãn Của Cung