Độ Cứng Của Kim Cương Là Bao Nhiêu? Có Cứng Nhất Hay Không?

Được hình thành sau hàng triệu năm chôn vui dưới lòng đất, những viên kim cương đạt được độ cứng đáng kinh ngạc. Chính độ cứng và phẩm chất bền bỉ của kim cương khiến cho nó rất được ưa chuộng và có rất nhiều những ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Thế nhưng cụ thể thì độ cứng của kim cương là bao nhiêu và nó có phải kim loại cứng nhất hay không. Cùng Tú An Moissanite & Diamond đi tìm câu trả lời cho thông tin lý thú này ngay trong bài viết này nhé!

Contents

Kim cương là gì?

Kim cương là tên gọi của một loại đá quý rất quen thuộc trong cuộc sống. Nhắc tới kim cương người ta sẽ nghĩ ngay đến sự xa xỉ và quý hiếm. Kim cương được hình thành từ trong lòng đất dưới áp lực địa chất về áp suất và nhiệt độ khổng lồ. Vẻ bề ngoài kim cương thường có màu trắng (hay không màu) và tùy vào địa chất nơi nó được hình thành thì kim cương có thể có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, cam, xanh, đen,.. Về bản chất kim cương hoàn toàn được cấu tạo từ một nguyên tố hóa học rất quen thuộc đó là Carbon.

Vậy nên bản chất của những viên kim cương quý hiếm cũng chỉ như những viên than củi, than đá hay bồ hóng. Điều đặc biệt nằm trong cấu trúc tinh thể riêng biệt của kim cương: cấu trúc lập phương tâm khối. Kim cương được ví như một món quà của tạo hóa với những phẩm chất tuyệt vời. Một trong những đặc điểm khác biệt nhất và khiến cho kim cương khác biệt với những loại đá quý khác đó là độ cứng đáng kinh ngạc của chúng.

kim-cuong-la-gi
Trải qua hàng triệu năm, những viên kim cương được hình thành từ lòng đất

Độ cứng của kim cương là bao nhiêu?

Trước khi tìm hiểu về độ cứng của kim cương thì hãy cùng tìm hiểu về thang đo độ cứng được sử dụng là như thế nào. Thang đo độ cứng phổ biến hiện nay được sử dụng đó là thang do Mohs. Thang đo này đặc trưng cho tính chất và khả năng làm trầy xước các kim loại khác dựa trên một số loại khoáng vật cố định được dùng để so sánh.

Theo đó để hình thành nên thang đo thì các nhà khoa học sẽ chọn ra 10 loại khoáng vật có độ cứng khá khác biệt và trải dài từ rất cứng đến ít cứng. Độ cứng sẽ được xác định bằng cách thử xem loại đá quý đó có thể làm trầy xước khoáng vật mẫu hay không. Ví dụ như một viên đá Moissanite không thể làm trầy xước kim cương (10) nhưng lại có thể làm trầy xước corundum (9) thì sẽ có độ cứng là 9.5 trên thang đo Mohs.

Tương tự như vậy ta có thể tính ra được độ cứng của tất cả những kim loại hay vật chất dựa theo thang đo Mohs. Tuy nhiên thang đo độ cứng Mohs cũng chỉ mang tính chất tương đối chứ ta không thể dựa vào độ cứng tuyệt đối của kim loại trên thang đo này để đánh giá một cách chính xác xem kim loại này cứng hơn kim loại kia bao nhiêu lần.

do-cung-cua-kim-cuong
Bảng độ cứng của kim loại theo thang đo độ cứng Mohs

Vậy trên thang do Mohs thì độ cứng của kim cương là bao nhiêu?

Thang đo Mohs sẽ lấy kim cương là kim loại tiêu chuẩn nhất để so sánh trong 10 loại kháng vật cố định. Vậy nên trên thang đo cơ bản thì kim cương được xếp điểm 10/10 với độ cứng tuyệt đối là 1500 điểm. Khi một kim loại nào đó muốn được đánh giá là cứng hơn kim cương thì sẽ phải có khả năng làm trầy xước loại đá quý này. Để hiểu được kim cương cứng như thế nào, bạn cần biết rằng thép chỉ đạt 4,5 điểm trong thang đo độ cứng Mohs.

Vậy tại sao kim cương lại có thể cứng đến như vậy? Bí ẩn nằm trong câu trúc tinh thể, kim cương là một dạng thù hình của Carbon. Chúng được tạo thành từ năm nguyên tử Carbon liên kết với nhau chia sẻ chung các Electron trong cấu trúc mạng tinh thể tứ diện. Các liên kết này là liên kết cộng hóa trị rất bền và khó bị phá vỡ ở nhiệt độ thông thường.

>>> Xem thêm: Kim cương nhân tạo có bền không?

Kim cương có phải kim loại cứng nhất?

Chắc hẳn bạn đã nghe đâu đó về việc kim cương chính là khoáng vật cứng nhất thế giới. Rằng chúng đứng đầu trong thang đo độ cứng Mohs với điểm 10 tuyệt đối mà không một vật chất nào có thể so sánh? Nhưng liệu rằng cho đến thời điểm hiện tại thì kim cương có còn là vật chất cứng nhất thế giới hay không.

Câu trả lời là có, kim cương hiện tại vẫn được đánh giá là vật chất tự nhiên cứng nhất thế giới. Thế nhưng chắc chắn rằng với những sự tiến bộ không ngừng của khoa học và kỹ thuật thì sớm thôi các nhà khoa học sẽ có thể cho ra đời những vật liệu thậm chí còn cứng và bền bỉ hơn kim cương gấp nhiều lần. Kim cương có độ cứng vô địch nhưng chúng có điểm yếu là dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ cao. Nếu nung nóng kim cương dưới nhiệt độ từ 800 độ C thì kim cương sẽ bị hư tổn và mất đi một vài đặc tính nhất định.

kim-cuong-co-cung-nhat-khong
Kim cương hiện tại vẫn là kim loại cứng nhất

Do đặc tính không bền ở nhiệt độ cao của kim cương, các nhà khoa học từ lâu đã tìm kiếm một loại vật liêu siêu cứng, có tính ổn định hóa học tốt hơn đó là Wurtzite boron nitride (w-BN) và Lonsdaleite. Đây là một kim loại có độ cứng lớn nhất trên thế giới. Các mô phỏng khoa học hiện nay cho thấy vật liệu này cứng hơn kim cương 58% và khiến nó trở thành thứ cứng nhất trên Trái Đất.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Tú An Moissanite về câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là độ cứng của kim cương. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích đối với bạn. Nếu như bạn đang quan tâm và tìm kiếm một chiếc nhẫn kim cương Moissanite hay bất cứ trang sức kim cương nào thì đừng bỏ lỡ những thiết kế trang sức kim cương trong bộ sưu tập Thu Đông 2021 của Tú An Moissanite & Diamond. Tin rằng những trang sức thời thượng và sang trọng của chúng tôi có thể làm hài lòng bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên đấy nhé!

nguyen-thanh-giangNguyễn Thanh Giang

Tôi là Nguyễn Thanh Giang (Giang Winnie ) là Founder & CEO sáng lập thương hiệu trang sức đá quý Tú An Moissanite. Với sứ mệnh giúp phái đẹp trở nên hoàn hảo hơn từ những mẫu thiết kế trang sức cao cấp kết hợp kim cương Mỹ

Từ khóa » độ Bền Kim Cương