Độ Cứng HRC / Đơn Vị đo độ Cứng HRC - Dụng Cụ Cầm Tay Nhật Bản

HRC là đơn vị được sử dụng phổ biến trong việc đo độ cứng thép SKD11, DC11, SKD61, SCM440. Vậy lí do đơn vị đo độ cứng HRC lại được ứng dụng rộng dãi như vậy?

– Độ cứng được xem là một trong những chỉ tiêu đo lường quan trọng đối với vật liệu. Và ngày nay, có nhiều đơn vị được sử dụng để đo độ cứng, có thể kể đến như HR (HRC – HRB), HB, HV, …

– Ở nước ta thì đơn vị đo độ cứng theo Rockwell (HRC) được sử dụng khá phổ biến. Vì vậy mà hôm nay Sevit xin giới thiệu quý đọc giả về đơn vị đo độ cứng HRC là gì trong bài viết dưới đây.

1.Lịch sử ra đời phương pháp đo độ cứng Rockwell

– Năm 1914, hai nhà khoa học tên là Hugh M.Rockwell và Stanley P.Rockwell đã tìm ra phương pháp thử độ cứng Rockwell dựa trên những khái niệm cơ bản về phép đo độ cứng thông qua chiều sâu vi phân của giáo sư người Áo (tên là Ludwig). Hai nhà khoa học này đã  nhận được bằng sáng chế vào ngày 15 tháng 07 năm 1914, từ đó khái niệm về độ cứng Rockwell được sử dụng phổ biến trong ngành vật liệu. Phương pháp đo độ cứng Rockwell giúp xác định nhanh và hiệu quả của quá trình trong kỹ thuật nhiệt luyện.

– Thép được đo độ cứng bằng đơn vị HRC

2.Phương pháp đo đo độ cứng Rockwell

– Trên các dòng máy đo độ cứng Rockwell, ta dùng mũi đo kim cương có góc ở đỉnh là 120 độ và bán kính cong R=0.2mm hay mũi đo viên bi thép được tôi cứng có đường kính 1/16”, 1/8”, ¼” và 1/2 Inch để ấn lên bề mặt mẫu thử.

– Độ cứng Rockwell được xác định bằng cách cho tác dụng lên mũi kim cương hoặc viên bi hai lực ấn liên tiếp, lực ban đầu là 100N (lực sơ cấp), lực tiếp theo là 600N hoặc 1000N hoặc 1500N (lực thứ cấp) tùy theo thang chia.

-Tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng mà người ta phân độ cứng Rockwell ra 3 thang tương ứng HRA, HRB, HRC.

3.Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?

-Đơn vị đo độ cứng HRC (Hardness Rockwell C) là đơn vị đo lượng độ cứng của vật liệu như thép SKD11, SKD61, SCM440, DC11, …

-Trên máy đo độ cứng sử dụng đơn vị đo Rockwell thì có thang đo C (chữ đen) với mũi nhọn kim cương và lực ấn 150 kg. Thang C dùng để đo các vật liệu có độ cứng trung bình và cao (thép sau khi nhiệt luyện: Tôi chân không, tôi dầu, …).

-Ngoài ra, còn có thang đo B (chữ đỏ) dùng để thử độ cứng của thép chưa tôi, đồng, … với lực ấn 100 kg và thang đo A với với lực ấn 60 kg.

-Tùy vào vật liệu mà ta sử dụng thang đo cho phù hợp. Để thuận lợi cho việc lựa chọn phương pháp xác định độ cứng ta có thể sơ bộ phân loại như sau:

+ Loại có độ cứng thấp          : Gồm các loại vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 20 HRC, 100 HRB.

+ Loại có độ cứng trung bình : Có giá trị độ cứng trong khoảng 25 HRC – 45 HRC.

+ Loại có độ cứng cao           : Có giá trị độ cứng từ 52 HRC – 60 HRC.

+  Loại có độ cứng rất cao      : Giá trị độ cứng lớn hơn 62 HRC.

4.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo độ cứng Rockwell

 

Stt Ưu điểm Nhược điểm
1 Nhanh chóng và dễ dàng Nhiều thang đo với mũi đo trọng tải khác nhau
2 Không cần hệ thống quang học Pham vi các chi tiết nhỏ, chính xác
3 Ít bị ảnh hưởng bởi độ nhám của bề mặt Vật liệu tấm mỏng, Vật liệu phủ mạ cho kết quả thường không chính xác

– Trên đây là những thông tin cơ bản về đơn vị đo lượng độ cứng vật liệu HRC. Hy vọng những nội dung trên giúp được quý đọc giả có thêm thông tin và ứng dụng cho công việc của mình một cách phù hợp. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong bài viết lần sau.

CÔNG TY TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Hatok là đơn vị nhập khẩu duy nhất của Tsunoda CO.,LTD tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm dụng cụ cầm tay của Tsunoda đều đạt độ cứng HRC 45 – 65 thuộc loại có độ cứng cao và rất cao đáp ứng tiêu chuẩn các nhà máy , xí ngiệp , thợ kĩ thuật . 

Vui lòng liên hệ để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Hatok

        Trung tâm phân phối Dụng cụ cầm tay Nhật Bản (HATOK Co.,ltd).

               + VP HCM     :  21/2 Đường huỳnh thị hai, Tổ 8, Phường tân chánh hiệp, Quận 12, Hồ Chí Minh.

               + VP Hà Nội :  Số 19 Ngõ 48, Phố Ngọc Trì, Tổ 7, P.Thạch Bàn, Q.Long Biên, Hà Nội

Hotline   0368050062 – 0966697458

Email    :  [email protected]  –  [email protected]

Từ khóa » độ Cứng đơn Vị Là Gì