ĐỘ DÀY TRẦN THẠCH CAO BAO NHIÊU LÀ CHUẨN

Trần thạch cao với tính năng ưu việt nên có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết kế cho mọi công trình. Sản phẩm đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình với đông đảo người tiêu dùng. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về độ dày trần thạch cao bao nhiêu là chuẩn. 

độ dày trần thạch cao

Đặc điểm trần thạch cao 

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc liên kết sàn của tầng trên. Trần thạch cao hay còn gọi là trần giả, lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.

Trần thạch cao là loại trần có sự kết hợp của các lớp vật liệu như tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả cùng các vật tư phụ liên quan. 

Tấm trần thạch cao giúp liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng nhằm tạo độ phẳng cũng như tính thẩm mỹ cho trần.

Đối với khung xương thạch cao có chức năng tạo hệ kết cấu vững chắc nhằm mục đích treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép. Cuối cùng lớp sơn bả  giúp tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.

Trần thạch cao có tính chất dẻo không dễ nứt dù sử dụng trong thời gian dài nên được ứng dụng hầu hết trong các công trình hiện nay. Trần thạch cao được đánh giá là người bạn tin cậy của mọi công trình kiến trúc. Trần thạch cao không chỉ là vật liệu trang trí cho ngôi nhà thêm bắt mắt mà còn đem lại những tiện ích bất ngờ khác.

Phân loại trần thạch cao

Trần thạch cao có sự đa dạng về chủng loại và thành phần. Chính vì vậy nó có tính ứng dụng cao trong nhiều công trình và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Để phân loại trần thạch cao, thường dựa vào cấu tạo, tính chất và hình dáng sản phẩm. 

Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

Trần thạch cao phân theo cấu tạo được chia thành trần thả, trần chìm, trần phẳng, trần giật cấp.

Trần thạch cao phân loại theo tính chất

Trần thạch cao chống ẩm, chịu nước,  chống cháy và trần thạch cao tiêu âm… thuộc dạng trần thạch cao phân theo tính chất và tính ứng dụng.

Trần thạch cao phân theo hình dáng sản phẩm

Trần thạch cao phân theo hình dáng sản phẩm gồm những loại sau trần thạch cao hiện đại, tân cổ điển và cổ điển.

Căn cứ theo những loại trần thạch cao phân theo hình dáng sản phẩm, đội ngũ thiết kế và thi công trần thạch cao cũng như nhu cầu người tiêu dùng sẽ dựa vào đó để cân nhắc, tính toán, lựa chọn loại trần phù hợp cho công trình nhà mình, bảo đảm mang đến chất lượng và tính thẩm mỹ cho trần nhà.

Độ dày trần thạch cao 

Trần thạch cao được ưa chuộng vì thành rẻ, độ bền cao, chi phí hợp lý. Vậy độ dày trần thạch cao là bao nhiêu? Dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết về độ dày trần thạch cao.

Độ dày trần thạch cao tiêu chuẩn

Thạch cao tiêu chuẩn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với đầy đủ các tính năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống ẩm hiệu quả.

Độ dày trần cao tiêu chuẩn từ 9mm – 12,7mm. Nếu sử dụng cho mục đích  cách âm thì độ dày có thể đạt 15,9mm. Tùy vào mục đích sử dụng, yêu cầu của khách hàng sẽ có những độ dày trần thạch cao khác nhau.

Độ dày trần thạch cao chống ẩm

Thạch cao chống ẩm với tính năng ưu việt chính của nó là chống ẩm, rêu mốc, được ứng dụng trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước, độ ẩm không khí cao. Độ dày thạch cao thường bằng với độ dày tiêu chuẩn từ 9mm đến 12,7mm.

Trần thạch cao chống cháy

Thạch cao chống cháy, sử dụng cho những công trình chuyên dụng để đảm bảo an toàn cháy nổ, những nơi thường tập trung đông người như: phòng họp hội đồng, trung tâm thương mại, văn phòng công ty, chứa hàng hóa, kho bãi… Trần thạch cao chống cháy có độ dày tấm từ 12.7mm – 15.9mm.

Ứng dụng của trần thạch cao 

Trần thạch cao hiện đang được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng khác nhau. Sản phẩm giúp tạo nên một không gian lý tưởng cho mọi công trình.

Trần thạch cao khi kết hợp với nhiều vật liệu khác nhau sẽ tạo nên các cấu kiện có tính năng đa dạng với các loại trần phong phú có nhiều chức năng nổi bật. Trần thạch cao cũng có thể được ứng dụng trong không gian nội thất của mọi công trình.

Trần thạch cao sẽ được ứng dụng cho những không gian khác nhau tùy từng tính năng và đặc điểm riêng biệt. Nếu là trần thạch cao chịu ẩm, nó sẽ được sử dụng ứng dụng cho các công trình trong môi trường ẩm thấp như nhà tập thể cũ, phòng vệ sinh. Các khu vực chịu nhiệt độ cao nên sử dụng trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt, nhằm giúp ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác.

Thi công trần thạch cao.

độ dày trần thạch cao

Trên đây là những thông tin về độ dày trần thạch cao mà có thể bạn vẫn chưa biết. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm được trần thạch cao phù hợp với công trình của mình. Tùy theo nhu cầu sử dụng để lựa chọn độ dày trần thạch cao cho phù hợp.

Từ khóa » độ Dày Của Tấm Thạch Cao