ĐO ĐIỆN NÃO ĐỒ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - TBYT CX

1. Đo điện não đồ- EEG là gì?

EEG (electroencephalogram) là viết tắt của kỹ thuật đo điện não đồ; một thăm khám đo lường các hoạt động điện và các sóng trong não bộ. Đo điện não đồ có thể phát hiện những sóng điện não bất thường trong một số bệnh lý thần kinh.

Điện não đồ là một bài kiểm tra được sử dụng để phát hiện các bất thường liên quan đến hoạt động điện của não. Thủ tục này theo dõi và ghi chép các mẫu sóng não. Đĩa nhỏ bằng kim loại với dây mỏng (điện cực) được đặt trên da đầu, và sau đó gửi tín hiệu đến một máy tính để ghi lại kết quả. Hoạt động điện bình thường trong não có thể được nhận biết qua mô hình. Thông qua kiểm tra EEG, các bác sĩ có thể tìm kiếm các mẫu bất thường dẫn đến co giật và các vấn đề khác.

2. Đo điện não đồ để làm gì?

Thông thường thì lý do chủ yếu nhất để tiến hành kiểm tra EEG là để chẩn đoán và theo dõi rối loạn co giật. Điện não đồ cũng có thể giúp xác định nguyên nhân của các vấn đề khác như: rối loạn giấc ngủ và những thay đổi trong hành vi. Điện não đồ đôi khi được dùng để đánh giá hoạt động của não sau chấn thương đầu nghiêm trọng, vấn đề về tim hoặc ghép gan.

Đo điện não đồ đặc biệt quan trọng giúp phát hiện các rối loạn chức năng của não bộ trong các bệnh lý thần kinh sau:

  1. Chẩn đoán và theo dõi động kinh hay các rối loạn co giật khác.
  2. Hỗ trợ chẩn đoán chết não.
  3. Đánh giá mức độ thức tỉnh trong gây mê.

Ngoài ra, điện não đồ còn được sử dụng để theo dõi chức năng não trong các bệnh lý khác như:

  1. U não.
  2. Chấn thương đầu.
  3. Rối loạn chức năng não.
  4. Viêm não.
  5. Đột quỵ.
  6. Rối loạn giấc ngủ.
  7. Sa sút trí tuệ.

3. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỆN NÃO ĐỒ

3.1 Các loại sóng điện não cơ bản

  • Alpha: tần số 8-13 Hz, biên độ 20-100 microVolt, dạng hình sin, phân bố rõ vùng đính, chẩm, thái dương sau.
  • Beta: tần số >13 Hz, biên độ < 20 microVolt, trội ở vùng trán- trung tâm.
  • Theta: tần số 4-7 Hz, biên độ 30- 60 microVolt.
  • Delta: tần số < 4Hz, biên độ thường cao.

3.2 Các sóng nhiễu

  • Nhiễu sinh lý: nhiễu điện cơ, nhiễu điện tim, cử động mắt, cử động lưỡi, mồ hôi da, hô hấp, …
  • Không sinh lý: do điện cực, thiết bị, môi trường.

3.3 Điện não đồ bình thường

  • Ở người lớn lúc thức: nhịp trội phía sau tần số 8.5- 11 Hz; và các hoạt động nhanh; tần số thấp ở các chuyển đạo phía trước.
  • Ở trẻ em: nhịp trội phía sau có tần số thấp hơn và biên độ cao hơn, đôi khi có sóng chậm ở phía sau.
  • Một số biến thể bình thường: như nhịp Mu (điện thế âm, tần số 8-10Hz, mất khi cử động tay bên đối diện); biến thể alpha chậm, alpha nhanh; sóng lamda; sóng nhọn dương thùy chẩm trong giấc ngủ (POST- positive occipital sharp transient of sleep),…

3.4 Các bất thường hay gặp trên điện não đồ

  • Các sóng chậm: có thể gặp trong tổn thương cấu trúc não (sóng chậm thường khu trú), hay liên quan mật thiết với các hoạt động động kinh, hay do các bệnh lý não

Các bất thường về biên độ:

  • Biên độ thấp cục bộ do tổn thương vỏ não, tổn thương choán chỗ trong hay ngoài sọ.
  • Biên độ thấp lan tỏa gặp trong trường hợp bệnh nhân lo lắng gây giảm tính đồng bộ của hoạt động vỏ não, cũng có thể gặp trong trường hợp có tổn thương vỏ não hay rối loạn chức năng vỏ não.
  • Điện não đẳng điện.
  • Biên độ tăng cục bộ trong khuyết sọ: hoạt động beta biên độ cao, tăng độ nhọn của các sóng (nhịp cửa sổ- breach rhythm)

Các hoạt động có chu kì:

  • Hoạt động có chu kì khu trú ở một bên bán cầu (PLEDs- periodic lateralized epileptiform discharges), có lúc xuất hiện độc lập ở hai bán cầu (biPLED). Các bất thường này có thể gặp trong các tổn thương não cấp như: đột quị, viêm não, cũng có thể gặp ở các trường hợp động kinh lâu năm.
  • Hoạt động có chu kì toàn thể: có thể gặp trong bệnh não chuyển hóa, ngộ độc, thiếu oxy, bệnh Creutzfeldt- Jacob (bệnh bò điên).
  • Dạng bùng nổ – ức chế (burst- suppression pattern) hay dạng ức chế – bùng nổ (suppression- burst pattern): gặp trong các bệnh não nặng
  • Động kinh: điện não đồ sẽ ghi nhận xem có các phóng điện dạng động kinh hay không, khu trú hay toàn thể, vị trí ở đâu. Các phóng điện dạng động kinh bao gồm: gai, sóng nhọn, phức hợp gai- sóng, gai- sóng chậm, đa gai, đa gai- sóng chậm, đa sóng nhọn- sóng, đa sóng nhọn- sóng chậm.

4. ĐO ĐIỆN NÃO ĐỒ CÓ TÁC HẠI GÌ?

Bạn có thể hơi khó chịu trong quá trình đo khi kĩ thuật viên gắn các điện cực lên da đầu. Hãy thư giãn vì điện não đồ là phương pháp an toàn và vô hại; không có bất kì dòng điện nào truyền vào cơ thể bạn, điện não đồ chỉ giúp ghi lại các hoạt động điện của não bạn mà thôi.

5. QUI TRÌNH GHI ĐIỆN NÃO ĐỒ

5.1 Qui trình đo điện não thường quy:

Kéo dài khoảng 20 phút. Đầu tiên, cho bệnh nhân nhắm mắt thư giãn 3-4 phút, sau đó thực hiện nghiệm pháp nhắm mở mắt (mở mắt trong vòng 10 giây, sau đó nhắm mắt); nghỉ 5 phút sau nghiệm pháp nhắm mở mắt; sau đó thực hiện nghiệm pháp hít thở sâu (tăng thông khí) trong 3 phút, và làm tiếp nghiệm pháp kích thích ánh sáng sau đó. Kết thúc quá trình ghi điện não bằng việc cho bệnh nhân nhắm/mở mắt thêm 1 lần nữa.

Nghiệm pháp nhắm mở mắt (nghiệm pháp Berger): Giúp xác định tình trạng ức chế nhịp alpha khi mở mắt và tình trạng thức tỉnh của bệnh nhân.

5.2 Các nghiệm pháp hoạt hóa:

Được sử dụng thường quy để gợi ra các hoạt động dạng động kinh (epileptiform activity) ở những bệnh nhân nghi ngờ động kinh.

  • Tăng thông khí (Hyperventilation): thực hiện trong 3 phút. Không thực hiện nghiệm pháp này cho người có bệnh lý tim mạch nặng; bệnh lý mạch máu não nặng và người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Kích thích ánh sáng (Photic stimulation): khởi đầu ở tần số kích thích 3 chu kì/ giây; sau đó tăng dần đến 30 chu kì/ giây. Thời gian kích thích ở một tần số là 10 giây và thời gian nghỉ giữa hai tần số kích thích cũng là 10 giây. Nghiệm pháp này phải ngưng ngay khi bệnh nhân có đáp ứng co giật do ánh sáng (photoconvulsive response).
  •  Gây mất ngủ (sleep deprivation): Đây là nghiệm pháp giúp làm tăng khả năng phát hiện hoạt động động kinh; giúp ghi điện não đồ giấc ngủ.

6. BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI ĐO ĐIỆN NÃO?

  • Gội đầu sạch sẽ đêm trước ngày đo, không dùng dầu dưỡng tóc, gel tạo nếp tóc.
  • Tránh uống cà phê trong ngày đo điện não.
  • Nói rõ cho bác sĩ biết bạn nếu bạn đang dùng thuốc, có đặt máy tạo nhịp hay không, …
  • Nếu bạn được hẹn đo điện não giấc ngủ, bạn phải thức khuya, dậy sớm vào tối hôm trước (ngủ lúc 0 giờ và dậy lúc 3 giờ); không được ngủ trong thời gian chờ đo điện não.

7. Máy đo điện não đồ EEG Singapore

Hệ thống Neurostyle NS-EEG-D-1 cung cấp các tín hiệu EEG chất lượng cao thông qua thiết kế phần cứng và phần mềm state-of-the-art; gắn liền mô đun xét nghiệm trở kháng và công nghệ truyền tải dữ liệu chống nhiễu. Thiết bị này có thể được sử dụng cho EEG thường nhật; thu nhập dữ liệu và phân tích sự kiện liên quan tiềm năng (ERP); cũng như giám sát giấc ngủ chuyên môn sử dụng polysomnography (PSG).

lap-may-dien-nao-24-kenh-singapore-cho-pk-buu-hoa-dong-nai

Bộ khuếch đại và tín hiệu lên đến 24 kênh (36 kênh hoặc 48 kênh)

  • Thiết kế module cho phép các kết hợp khác nhau cho các kiểm tra khác nhau
  • Cung cấp 3 module EMG tiêu chuẩn và 4 module EP và 8 module NCV
  • Dễ dàng truy cập để so sánh dữ liệu dạng sóng
  • Khả năng phát lại, xem xét và in báo cáo đối với kiểm tra trong quá khứ

Xem chi tiết sản phẩm: http://cxmedical.com.vn/san-pham/san-pham-chi-tiet/70–may-do-dien-nao-singapore/

Bài viết có tham khảo các bài viết trên Internet và bài viết của Bs Phan Hoàng Phương Khanh – BV chuyên khoa Ngoại thần kinh quốc tế

Từ khóa » Eeg Là Gì