Đo độ đục Của Nước Trong Ao Nuôi Trồng Thủy Sản

Xem nhanh

  1. Độ trong của nước là gì?
  2. Nguyên nhân khiến độ trong của nước nuôi thủy sản thay đổi
  3. Tại sao nên đo độ trong của nước nuôi thủy sản?
  4. Cách đo độ trong của nước ao nuôi thủy sản
  5. 3 Máy đo độ đục trong ao nuôi thủy sản tốt

Độ đục, độ trong là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng nước. Đặc biệt, đối với nước trong ao nuôi trồng thủy sản thì độ đục, độ trong càng có ý nghĩa quan trọng, cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên. Người ta thường xác định chỉ tiêu này bằng các máy đo độ đục của nước.

Độ trong của nước là gì?

Độ đục của nước trong ao nuôi trồng thủy sản liên quan đến vật chất nằm lở lửng trong nước, là khả năng cản tia nắng mặt trời và độ trong của nước là khả năng cho ánh sáng xuyên qua nước. Độ trong của ao nuôi phụ thuộc vào số lượng và đặc tính khối chất cái (seston) trong nước, đó là tập hợp các sinh vật và các thể vẩn lơ lửng trong nước.

Độ trong thích hợp nhất cho ao nuôi cá từ 20 - 30 cm và các ao nuôi tôm khoảng từ 30 - 45 cm. Duy trì được độ trong này tạo điều kiện tốt để thủy sản phát triển khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguyên nhân khiến độ trong của nước nuôi thủy sản thay đổi

Độ trong của nước trong ao nuôi thủy sản thay đổi, trở nên đục hơn là do những nguyên nhân sau:

  • Nguồn cấp nước: độ đục của nguồn cấp nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ đục của nước trong ao nuôi.
  • Bụi phóng xạ từ không khí: môi trường ô nhiễm, lượng bụi lớn trong không khí cũng có thể gây ra độ đục.
  • Chuyển động của dòng nước, của các sinh vật sống trong nước: nước chuyển động mạnh mà thường xuyên kéo theo sự chuyển động của các hạt lơ lửng trong nước cũng gây ra độ đục cao.
  • Nước có nhiều thức ăn dư thừa, nhiều chất thải từ các sinh vật: tôm, cá… cũng làm ảnh hưởng tới độ đục của nước trong ao.

Tại sao nên đo độ trong của nước nuôi thủy sản?

Độ đục của nước được thể hiện bởi các chất rắn lơ lửng trong nước và có sự liên quan khá chặt chẽ tới TDS - tổng chất rắn hòa tan. Các chất rắn lơ lửng này có khả năng cản ánh sáng xuyên qua nước. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng như:

Độ đục của nước trong ao nuôi tôm

Độ đục của nước trong ao nuôi tôm

Nếu độ đục cao (độ trong thấp): ánh sáng không thể xuyên sâu dưới nước sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới các hệ sinh vật dưới nước. Cụ thể:

  • Các thực vật thủy sinh không thể quang hợp, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất, quá trình hô hấp của sinh vật.
  • Ức chế quá trình tăng trưởng của các sinh vật phù du, ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ sinh thái trong ao nuôi.
  • Các chất rắn lơ lửng có thể lắng đọng, mắc kẹt trong cơ thể của sinh vật gây ảnh hưởng tới các hoạt động, sự linh hoạt của chúng: bụi, các hạt lơ lửng bao phủ mang cá làm giảm hô hấp, thậm chí gây chấn thương cho chúng; phù sa, bùn lắng tụ làm cho nước nặng hơn khiến giảm sự linh hoạt của sinh vật, ánh sáng không chiếu vào làm môi trường tối hơn khiến chúng khó quan sát...

Nếu độ đục quá thấp (độ trong cao): nước nghèo dinh dưỡng sẽ kéo theo sự kém phát triển của các sinh vật phù du, giảm nguồn thức ăn tự nhiên của các loài thủy sản, gây mất cân bằng sinh thái. Các sinh vật sống trong đó cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Nước quá trong cũng thường có nhiệt độ thấp, điều này cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của các sinh vật sống trong đó.

Chính vì vậy, người nuôi trồng thủy sản cần đo độ trong của nước nuôi thủy sản để đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho sinh vật thủy sản, giúp quản lý và kiểm soát tình trạng môi trường nước.

Cách đo độ trong của nước ao nuôi thủy sản

Hiện nay có 2 phương pháp xác định độ trong của nước trong ao nuôi thủy sản là sử dụng mắt thưởng và dùng thiết bị đo độ trong của nước (máy đo độ đục).

Sử dụng mắt thường

Để xác định độ trong của nước nuôi tôm, cá người ta có thể dùng mắt thường để quan sát. Mặc dù phương pháp này không tiết kiệm chi phí nhưng kết quả không chính xác, chỉ là mang tính chất tương đối nên khó có thể đưa ra những cách điều chỉnh phù hợp trong môi trường nước.

Đo độ trong của nước bằng máy đo độ đục

Sử dụng máy đo độ đục hiện đang là cách đo độ trong của nước nuôi tôm hiệu quả nhất. Đây là một dạng máy test nước, một dòng thiết bị rất hiện đại, các thao tác sử dụng rất dễ dàng cho phép bạn xác định độ đục, độ trong của không chỉ nước trong ao nuôi trồng thủy sản mà của bất cứ nguồn nước nào.

Các máy này có tốc độ đo rất nhanh, chỉ mất vài giây để cho kết quả đo bằng con số cụ thể với độ chính xác cao và đơn vị tính là NTU (Nephelometric Turbidity Units). Bạn có thể tham khảo máy đo độ đục Hanna HI93703

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm hiểu về độ đục của nước máy đo độ đục
  • Sử dụng máy đo độ đục để đo độ đục của nước
  • Top 03 máy đo độ đục bán chạy nhất

Độ đục có thể ảnh hưởng tới các chỉ tiêu khác của nước như lượng oxy hòa tan, và có thể liên quan tới độ pH.... Do vậy, cùng với việc đo độ đục của nước, người ta cũng thường sử dụng các máy đo oxy hòa tan trong nước để đo lượng oxy hòa tan và các thiết bị đo pH để đo độ pH.

3 Máy đo độ đục trong ao nuôi thủy sản tốt

Top 3 thiết bị đo độ đục được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:

Máy đo độ đục di động TB01

Giá tham khảo: 7.500.000 đồng (giá có thể thay đổi theo thời gian)

Máy đo độ đục di động TB01 giúp xác định độ đục của nước bằng cách phân tích sự thay đổi hướng của ánh sáng khi chiếu xạ mặt nước để đánh giá chất lượng nước và môi trường sống của các sinh vật thủy sản. Máy trang bị màn hình LCD lớn, cung cấp kết quả đo rõ ràng và dễ đọc. Với trôi dạt thấp và hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, máy đảm bảo kết quả đo chính xác và đáng tin cậy.

Máy đo độ đục di động TB01

Máy đo độ đục di động TB01

Thông số kỹ thuật

Kiểu mẫuLH-TB01
Độ đục tối thiểu (NTU)0.1
Phạm vi đo (NTU)0--200
Lỗi cơ bản (FS)± 2,5%
Độ lặp lại≤1.5%
Độ cặn (FS)± 0,5%
Nguồn cung cấpDC 1.5VX5 AA pin; AC220V / 50Hz

Máy đo độ đục Hanna HI93703

Giá tham khảo: 22.080.000đồng (giá có thể thay đổi theo thời gian)

Máy đo độ đục Hanna HI93703 có phạm vi đo độ đục từ 0,00 đến 50,00 FTU và 50 đến 1000 FTU, độ phân giải cao 0.01 FTU giúp đo lường chính xác và chi tiết, đảm bảo hiệu suất đo lường đầy đủ. Quá trình hiệu chuẩn máy rất đơn giản với 3 điểm (0 FTU, 10 FTU và 500 FTU) giúp duy trì độ chính xác của dữ liệu.

Máy đo độ đục Hanna HI93703

Máy đo độ đục Hanna HI93703

Thông số kỹ thuật

Phạm vị đo0,00-50,00 FTU; 50-1000 FTU
Độ phân giải0.01 FTU (0,00-50,00 FTU); 1 FTU (50-1000 FTU)
Tính chính xác± 0,5 FTU hoặc ± 5% giá trị đọc (giá trị lớn hơn)
Hiệu chuẩn3 điểm (0 FTU, 10 và 500 FTU FTU)
Nguồn sángLED hồng ngoại
Phát hiện ánh sángSilicon bào quang
Loại pin 1.5V AA (4) / khoảng 60 giờ sử dụng liên tục hoặc 900 phép đo; tự động tắt sau 5 phút không sử dụng
Môi trường hoạt động0-50 ° C (32 đến 122 ° F); RH max 95% không ngưng tụ
Kích thước220 x 82 x 66 mm (8.7 x 3.2 x 2.6 ")
Trọng lượng510 g

Máy quang đo đa đa chỉ tiêu Hanna HI93102

Giá tham khảo: 30.600.000 đồng (giá có thể thay đổi theo thời gian)

Máy quang đo đa đa chỉ tiêu Hanna HI93102 cung cấp thông tin chi tiết về độ đục với thang đo từ 0.00 đến 50.0 NTU, độ phân giải 0.01 NTU (trong khoảng 0.00 đến 9.99) và 0.1 NTU (từ 10.0 đến 50.0). Thiết bị sử dụng nguồn đèn LED và tế bào quang điện silicon @ 525 nm đảm bảo độ ổn định trong quá trình đo lường. Ngoài ra máy còn có chức năng tự động tắt sau 10 phút ở chế độ đo và sau 1 tiếng ở chế độ chuẩn từ lần đo cuối cùng giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ pin.

Máy quang đo đa đa chỉ tiêu Hanna HI93102

Máy quang đo đa đa chỉ tiêu Hanna HI93102

Thông số kỹ thuật

pHThang đo: 5.9 to 8.5 pHĐộ phân giải: 0.1 pHĐộ chính xác : ± 0.1 pHThuốc thử: HI93710-01
Độ đụcThang đo: 0.00 to 50.0 NTUĐộ phân giải: 0.01 (0.00 to 9.99); 0.1 NTU (10.0 to 50.0)Độ chính xác : ±0.5 NTU hoặc ±5% kết quả đoHiệu chuẩn: 2 điểm , 0.00 và 20.0 FTU
Clo dư và clo tổngThang đo: Dư: 0.00 to 2.50 mg/L (ppm); Tổng: 0.00 to 3.50 mg/L (ppm)Độ phân giải: 0.01 mg/LĐộ chính xác : ±0.03 mg/L ±3% kết quả đoThuốc thử: Clo dư: HI93701-01; Clo tổng: HI93711-01
Axit CyanuricThang đo: 0 to 80 mg/L (ppm)Độ phân giải: 1 mg/LĐộ chính xác : ±1 mg/L ±15% kết quả đoThuốc thử: HI93722-01
IotThang đo: 0.0 to 12.5 mg/L (ppm)Độ phân giải: 0.1 mg/LĐộ chính xác : ±0.1 mg/L ±5% kết quả đoThuốc thử: HI93718-01
BrômThang đo: 0.00 to 8.00 mg/L (ppm)Độ phân giải: 0.01 mg/LĐộ chính xác : ±0.08 mg/L ±3% kết quả đoThuốc thử: HI93716-01
Sắt thang thấpThang đo: 0.00 to 1.00 mg/L (ppm)Độ phân giải: 0.01 mg/LĐộ chính xác : ±0.02 mg/L ±3% kết quả đoPhương pháp: TPTZThuốc thử: HI93746-01
Nguồn đènLED
Nguồn sángtế bào quang điện silicon @ 525 nm
Tự Động Tắtsau 10 phút ở chế độ đo; sau 1 tiếng ở chế độ chuẩn kể từ lần đo cuối cùng
Môi Trường0 to 50°C (32 to 122°F); RH max 95% không ngưng tụ
Pin4 x 1.5V
Kích thước220 x 82 x 66 mm (8.7 x 3.2 x 2.6’’)
Khối lượng510 g (1.1 lb.)

Việc kiểm soát độ đục, độ trong của nước trong ao nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng và cần thiết để duy trì chất lượng nước, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của các sinh vật. Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về các máy đo độ đục, hãy liên hệ vớimaydochuyendung.comđể được tư vấn và hỗ trợ.

HOTLINE/ZALO: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335

Từ khóa » độ Sâu Ao Nuôi Cá Tốt Nhất Là