Độ Dốc Mái Là Gì? Cách Tính độ Dốc Mái Tôn, độ Dốc Mái Ngói
Có thể bạn quan tâm
Cách tính độ dốc? Rất nhiều gia chủ đã gặp khó khăn và cần sự tư vấn trong việc tính độ dốc của mái nhà sao cho hợp lý. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng thoát nước mái và tính ổn định của vật liệu trong một thời gian dài sử dụng. Tại bài viết này, Kiến Tạo Việt sẽ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc về cách tính độ dốc mái đối với 2 kiểu thiết kế phổ biến nhất trong xây dựng. Đó là về độ dốc mái ngói và độ dốc mái tôn.
Nội dung bài viết
Độ dốc mái là gì?
Độ dốc mái được hiểu là độ nghiêng của mái khi hoàn thiện so với mặt phẳng nằm ngang. Khi thi công mái cần một độ nghiêng nhất định để đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ra tình trạng đọng nước hay thấm dột.
Mỗi loại mái sẽ có một độ dốc khác nhau. Độ dốc của mái phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để làm mái và kết cấu công trình. Mái càng dốc thì thoát nước càng nhanh nhưng sẽ khá tiêu hao vật liệu.
Cách tính độ dốc mái nhà trong xây dựng
Xét về tiêu chuẩn trong tính độ dốc mái nhà thì đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604:2012. Trích nguyên văn mục 4.2. Mái và cửa mái như sau:
Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:
– Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
– Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;
– Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;
– Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.
Đối với nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8% phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.
Độ dốc mái tôn
Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn tối thiểu phải đạt là 10%. Trong đó
– Đối với độ dốc mái tôn nhà vườn
Nhà vườn lợp mái tôn thường là kiểu nhà cấp 4 có diện tích vừa và lớn. Vì vậy cần tính toán độ dốc mái hợp lý để cân xứng với ngôi nhà. Nên chọn độ dốc trong khoảng từ 10 – 20%.
– Độ dốc mái tôn nhà ống
Nhà ống thường có chiều dài lớn, chiều ngang hẹp và mái tôn được lợp ở trên tầng thượng của ngôi nhà. Để tránh việc gây mất thẩm mỹ, mái nhô lên quá cao thì độ dốc mái lý tưởng với trường hợp này là: 10 – 15%.
– Độ dốc mái tôn nhà xưởng
Diện tích nhà xưởng thường khá lớn nên độ dốc tối thiểu là 10% còn tối đa có thể là 30%. Khi lợp tôn cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn vì bên trong nhà xưởng thường có nhiều hàng hóa và thiết bị quan trọng.
Độ dốc mái ngói
Mái ngói thường sử dụng cho các công tình nhà dân dụng và cần có độ dốc cao hơn so với mái tôn để đảm bảo nước không hắt ngang vào các khe viên ngói gây thấm dột vào trong nhà. Hơn nữa, một mái nhà lợp ngói có độ dốc cao sẽ giúp ngôi nhà trông cao ráo, khang trang hơn.
Độ dốc mái ngói tối thiểu là 30% và tối đa thường chỉ đến 60%. Cụ thể:
– Đối với loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương có độ dốc ở mức 40%
– Đối với các loại ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc thì độc dốc sẽ không dưới 50%
– Đối với ngói xi măng thì độ dốc của mái dao động ở khoảng 45 – 75%.
Công thức tính độ dốc mái
Cần phân biệt độ dốc mái (đơn vị %) và góc mái dốc (α: đơn vị độ). Độ dốc mái nói chung được tính bằng công thức:
i = m × 100% = (H/L) × 100%
( Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
Trong đó:
i là độ dốc.
H là chiều cao mái.
L là chiều dài của mái.
m là hệ số độ dốc mái m = H/L = tan α.
Chọn độ dốc mái phụ thuộc vào yếu tố nào?
Để chọn được độ dốc mái phù hợp, các gia chủ cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
– Lưu lượng mưa tại địa phương. Những khu vực mưa nhiều, lượng mưa rải đều trong cả năm thì tất nhiên mái sẽ phải có độ dốc cao hơn những khu vực mưa ít, lượng mưa nhỏ. Bởi như vậy sẽ có khả năng thoát nước tốt hơn nhưng cũng sẽ tốn kém nguyên vật liệu hơn.
– Chiều dài mái. Với những ngôi nhà có mặt bằng rộng (chiều dài mái lớn) thì không nên làm mái quá thấp. Ngược lại, nếu mặt bằng nhỏ (chiều dài mái nhỏ) thì không nên làm mái quá cao. Bởi khi đó hình khối ngôi nhà sẽ mất đi sự cân đối và đẹp mắt.
– Yêu cầu thẩm mỹ từ gia chủ. Điều này ảnh hưởng chủ yếu bởi loại tôn hoặc ngói sử dụng.
+ Mỗi kiểu tôn lợp mái khác nhau cũng sẽ có yêu cầu về độ dốc cũng khác. Hiện nay trên thị trường sử dụng phổ biến là: tôn lạnh 1 lớp, tôn cách nhiệt 3 lớp, tôn cán sóng. Chi tiết hơn thì có phân loại: tôn 5 sóng hoặc 11 sóng, sóng cao hay sóng thấp. Lấy ví dụ là tôn loại sóng to và cao có khả năng thoát nước tốt nên khi thiết kế và thi công có thể giảm độ dốc mái tôn xuống.
+ Đối với mái ngói thì rất đa dạng về chủng loại, kích thước và màu sắc. Thông thường trong quá trình thiết kế, dựa trên độ dốc mái ngói tối thiểu người ta cũng đã có thể chỉ định được loại ngói để thi công. Tuy nhiên, dựa theo sở thích và gu thẩm mỹ, các gia chủ có thể lựa chọn kiểu ngói sau: ngói bê tông, ngói xi măng, ngói mũi, ngói âm dương, ngói lưu ly….
Tổng kết
Vừa rồi Kiến Tạo Việt đã chia sẻ tới bạn đọc về thông tin của độ dốc mái tôn và độ dốc mái ngói. Qua đây chắc hẳn các bạn sẽ lựa chọn được kiểu mái phù hợp cho gia đình mình rồi đúng không nào? Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé!om
CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT
Địa chỉ: Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME, Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Liên hệ ngay hotline ☎ : 0903221369 / 0981221369
Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái Lợp Ngói
-
Quy định Và Cách Tính độ Dốc Mái Ngói
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Chuẩn Kỹ Thuật Nhất Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Cách Tính độ Dốc Mái Ngói Tiêu Chuẩn - Nstruss
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Và Diện Tích Mái Nhà đơn Giản - XÂY DỰNG
-
Cách Tính độ Dốc Trong Xây Dựng, Cách Tính độ Dốc Mái Ngói
-
Chia Sẽ Cách Tính Dộ Dốc Mái Ngói, Mái Tôn - YouTube
-
Cách Tính độ Dốc Mái Ngói Và Mái Tôn Hiệu Quả, đơn Giản Nhất.
-
CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI LỢP NGÓI NHÀ BIỆT THỰ - Vntruss
-
Cách Tính độ Dốc Mái Ngói Tối Thiểu, đúng & đạt Chuẩn - Meeyland
-
Cách Tính Phần Trăm độ Dốc Chuẩn - Bất động Sản Express
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà, Mái Tôn Và Mái Ngói Theo Phần Trăm
-
Tiêu Chuẩn Và Cách Tính Độ Dốc Mái Ngói CHI TIẾT Nhất
-
Cách Tính Độ Dốc Mái Tôn Đúng Tiêu Chuẩn Từ Chuyên Gia