Đồ Đồng - Đồ Thờ Cúng Dũng Thư - Làng Đúc Đồng Lộng Thượng
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến nghề đúc đồng, người ta thường nhắc đến làng Ngũ Xã (Hà Nội), Ý Yên (Nam Định) và Đại Bái (Bắc Ninh), ít ai biết rằng Hưng Yên là nơi có nhiều làng chuyên nghề đúc đồng từ xưa. Một số phường thợ giỏi ở đây đã lên kinh thành Thăng Long cùng một số phường nghề khác lập nên làng nghề Ngũ Xã danh tiếng.
Cơ sở sản xuất đồ thờ Dũng thư
Đường vào Lộng Thượng được trải nhựa phẳng phiu. Qua thị trấn Như Quỳnh, huyện lị huyện Văn Lâm khoảng 10 km, hỏi thôn đúc đồng Lộng Thượng ai cũng biết . Đó là bởi vì nghề đúc đồng ở Lộng Thượng có từ lâu đời Như đời cụ Vĩnh năm nay 80 tuổi đã là đời thứ ba, thứ tư rồi. Nghệ nhân như cụ Vĩnh rất hiếm. Nhiều năm nghề đúc bị mai một do chiến tranh, do kinh tế sau giải phóng khó khăn . Mãi đến sau đổi mới , đời sống người dân bắt đầu khá lên, nhu cầu tâm linh thờ cúng tổ tiên thúc đẩy, nghề đúc đồng Lộng Thượng mới phục hồi trở lại và ngày càng phát triển Hiện nay cả thôn có gần 100 hộ theo đuổi nghề đúc . Nhìn chung vẫn là mô hình sản xuất thủ công , nhỏ lẻ, manh mún. Sản phẩm làm ra tuy có được cải thiện về mẫu mã, hình thức và chất lượng , được các thương lái từ các tỉnh về cất hàng và bày bán ngay tại các cửa hiệu trong phố Lộng Thượng (Lộng Thượng đang đô thị hóa khá mạnh. Một thôn quê hẻo lánh nhưng cũng có nhà hàng ăn uống, có cả Karaoke và các dịch vụ khác ) Trong các hộ theo đuổi nghề đúc đồng , nổi bật nhất là gia đình anh Dương Văn Dũng và chị Dương Thị Thư. Lúc chúng tôi đến , chị Thư đi dự đám cưới người bà con mãi trên Bắc Giang, chỉ có anh Dũng ở nhà vừa điều hành công việc, vừa tiếp khách. Anh Dũng cho biết , gia đình có nghề truyền thống lâu đời nhưng mãi đến năm 1990 mới phục hồi được và bắt đầu phát triển từ năm 2000. Khác với những hộ làng nghề trong thôn vẫn giữ cách làm truyền thống, Dũng đi theo con đường khác . Anh sang Đài Loan nghiên cứu cách sản xuất đồ thờ của họ sao nó cứ bóng lộn lên và mẫu mã thì rất đa dạng và đẹp , hấp dẫn người mua . Anh quyết định mua công nghệ của họ . Kết hợp với kinh nghiệm truyền thống của cha ông, hình thành hàng loạt sản phẩm đúc đồng bắt mắt , cho đến hôm nay sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Thực ra công nghệ Đài Loan không có gì là ghê gớm. Khâu đầu tiên là đúc, mà muốn đúc thì phải làm khuôn cát rồi đổ đồng đã được nung chảy vào các khuôn cát . Chỉ khác ở chỗ đồng không nung chảy bằng lò than gây ô nhiễm mà dùng lò điện . Bí quyết nhà nghề là ở chỗ pha chế tỉ lệ đồng phế liệu (khoảng 20%) , đồng nguyên chất nhập ngoại (khoảng 80%)và chất phụ gia , rồi điều chỉnh nhiệt độ lò nung … Có một điều khá lạ là tòan bộ hơn hai chục công nhân của phân xưởng này đều là người Tuyên Quang. Nguyên tắc của Dũng là không tuyển thợ là người làng để giữ bí mật nghề nghiệp . Thì ra cơ chế thị trường đẻ ra cạnh tranh cũng quyết liệt ngay trong cái làng nghề bé nhỏ này. Bên cạnh các khuôn đúc là một máy trộn cát đảm bảo khuôn làm ra vừa có độ mịn, độ xốp và sản phẩm sau khi đúc chính xác đến mức cao nhất. Quan trọng nhất là việc chế tác mẫu sản phẩm. các đỉnh đồng, con hạc, chân nến hay bát hương đều có các hoa văn chạm khắc rất tinh xảo. Người làm được các khuôn mẫu như cụ Vĩnh bây giờ đếm trên đầu ngón tay và là báu vật của làng nghề Sau khi ra lò, các sản phẩm được chuyển đến một phân xưởng khác để hoàn thiện. Tại đây các thợ nam cho phôi vừa đúc lên bốn máy phay và tiện, cắt gọt những phần thừa mà tiếng Tây gọi là ba- via, trong khi các thợ nữ miệng bịt khẩu trang kín như các nữ Ninja đánh bóng sản phẩm bằng các máy lau quay tròn với tốc độ cao. Cuối cùng người ta tráng lên mặt sản phẩm một lớp hóa chất làm nó sáng láng màu đồng và không hề bị phai lạt theo năm tháng. Chỉ cần dùng giẻ mềm lau lớp bụi thời gian , sản phẩm lại sáng choang như mới. Đó chính là công nghệ Đài Loan mà vợ chồng Dũng Thu đã mua về và giữ bí mật! Khi được hỏi nếu anh mua được công nghệ mới này thì người khác cũng mua được. ? Dũng trả lời. Đúng ai cũng mua được nhưng khó có người dân thôn quê nào dám bỏ ra 20 tỉ để đầu tư nhà xưởng, mua thiết bị máy móc và mua công nghệ. Chứ mua công nghệ về rồi mà không tổ chức sản xuất theo kiểu sản xuất hàng hóa thì vô ích . Thiết nghĩ con người ta hơn nhau ở cái đầu là như vậy Hiện nay cơ sở Dũng Thư có hai phân xưởng diện tích 800 mét vuông, đang xây dựng một phân xưởng thứ ba hơn ba trăm mét vuông nữa . Ước mơ của chủ doanh nghiệp tư nhân này là được tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm và xã Đại Đồng quan tâm cấp cho 2000-3000 mét vuông đất để tập trung các nhà xưởng thành một khối để vừa dễ điều hành, vừa có điều kiện giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường. Nhà nước đã có chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển bằng việc miễn các loại thuế. Thiết nghĩ các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên nên đến thăm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của những người theo làng nghề và có những hỗ trợ thiết thực và tích cực cho họ . Được biết cả tỉnh Hưng Yên chỉ có duy nhất mỗi một làng nghề truyền thống Lộng Thượng. Mong mỏi của người dân là chính đáng biết bao! Doanh nghiệp tư nhân Dũng Thư không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn, không có Giám đốc. Chồng phụ trách sản xuất, vợ phụ trách tiêu thụ và tay hòm chìa khóa, cậu em đồng hao tên Sâm phụ trách đốc công và kĩ thuật. Anh chàng kĩ sư bách khoa này mà làm OTK thì yên tâm về chất lượng quá rồi. Khi chúng tôi đến, một xe tải nhỏ vừa chở hàng đi giao cho các đại lí ,mà đại lí thì có khắp các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra. Đang băn khoăn làm sao kiếm được một khách hàng để kiểm chứng chất lượng và độ tín nhiệm của sản phẩm thì gặp ngay một ông già rất khỏe mạnh và quắc thước đang chọn hàng. Ông tự giới thiệu tên là Khả ở Gia Lộc Hải Dương . Ông có cửa hàng bán trăm thứ bà rằn trong đó có đồ thờ . Ông là khách hàng của cơ sở sản xuất này đã năm năm rồi . Ông nâng nắp một chiếc đỉnh đồng lên miệng thổi phù phù vào miệng con Nghê và thấy hơi chui ra qua một lỗ nhỏ trong nắp đỉnh. Bởi vì nếu cái lối thông hơi này bị tắc thì khói trong đỉnh không thể thóat được ra ngoài và sản phẩm bị lỗi. Đó là một bí quyết khi chọn đỉnh. Rồi ông cao hứng đọc hai câu thơ mà lần đầu tiên mình được nghe; Rồng bay Phượng múa Nghê cười Trầm hương khói tỏa muôn đời vẫn thơm Ông già này rất vui tính và sính nói tiếng Pháp . Tôi hỏi ông bao nhiêu tuổi mà vẫn đi xe máy mua hàng như vậy, ông nói “soát xăng đơ vanh tê oong” , nghĩa là 81 tuổi, tôi cũng võ vẽ tiếng Pháp biết ông nói thừa chữ “đơ” tức là “hai” bèn đính chính “ soát xăng vanh tê oong “ thôi. Ông cười khà khà . Lại hỏi ông trả tiền ngay hay nợ lại. Ông lại vung ra một câu chuẩn không cần chỉnh “pay ê tút đơ suýt”nghĩa là “trả ngay lập tức” . Thảo nào chủ nhà rất hả hê chứ nhiều đại lí chiếm dụng vốn của gia chủ lắm , bán hết hàng rồi mà cứ chậm thanh toán là chuyện bình thường Anh Dũng cho hay không có đủ hàng giao cho khách nên chưa thể mở rộng thị trường vào miền Nam nhất là thành phố Sài Gòn Một doanh nghiệp tư nhân dám đầu tư cả chục tỉ đống cho sản xuất trong đó vốn vay ngân hàng rất ít, giải quyết công ăn việc làm cho hơn bốn chục lao động với mức lương từ bốn đến bảy triệu đồng /tháng , doanh thu 3 tỉ/ tháng Trong thời buổi khó khăn này, thật sự rất đáng khâm phục. Mùa xuân đang đến rồi, trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình nếu Tết này có thêm một chiếc đỉnh đồng, một mâm ngũ quả bằng đồng, ba chiếc bát hương bằng đồng thì sẽ ấm lòng người đi xa và mát mặt người còn sống . Chắc chắn làng nghề đúc đồng Lộng Thượng sẽ làm ăn phát đạt nhờ chính sách miễn thuế khuyến khích của nhà nước và sự tín nhiệm của nhân dân khắp các tỉnh thành gần xa . Đường về Lộng Thượng không xa lắm. Hãy một lần đến nơi đây để tham quan làng nghề hy hữu này và mua về một sản vật để thờ cúng gia tiên . Chúng ta sẽ có thêm một cái Tết có ý nghĩa. Nguồn: DONGYYEN.COM.VN Đồ Đồng Bảo Long kính chúc quý khàng hàng An Khang - Thịnh Vượng Chia sẻ:Từ khóa » đồ đồng Lộng Thượng
-
Làng Lộng Thượng Gìn Giữ 'báu Vật' đúc đồng Trăm Năm Tuổi
-
Tinh Hoa Làng Nghề đúc đồng Lộng Thượng Với Lịch Sử Hàng Trăm Năm
-
Lộng Thượng - Làng đúc đồng ở Tỉnh Hưng Yên - VOV World
-
Làng đúc đồng Lộng Thượng, Văn Lâm Rộn Ràng Ngày Giáp Tết
-
Làng đúc đồng Lộng Thượng - Trang Tin đối Ngoại Tỉnh Hưng Yên
-
Làng Nghề đúc đồng Lộng Thượng, Xã Đại Đồng
-
Khởi Sắc Làng Nghề đúc đồng Lộng Thượng
-
Đồ Đồng Truyền Thống - Làng đúc đồng Lộng Thượng (hay Còn Gọi ...
-
Đồ đồng Dũng Thư, đồng Mỹ Nghệ Dũng Thư Bền đẹp Chất Lượng Cao
-
Tham Quan Làng Nghề Đúc đồng Lộng Thượng ở Hưng Yên
-
Chuyện Giữ Nghề đúc đồng ở Lộng Thượng - Báo Đại Đoàn Kết
-
Làng Rồng – Làng Giữ Nghề đúc đồng Truyền Thống - Dân Việt
-
Lộng Thượng Và "báu Vật" Của Làng | VOV.VN