Đỗ Đức Duy – Wikipedia Tiếng Việt

Đỗ Đức Duy
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhiệm kỳ26 tháng 8 năm 2024 – nay95 ngày
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Thứ trưởngNguyễn Thị Phương HoaTrần Quý KiênLê Công ThànhLê Minh Ngân
Tiền nhiệmĐặng Quốc Khánh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái
Nhiệm kỳ27 tháng 6 năm 2022 – 26 tháng 8 năm 20242 năm, 60 ngày
Đại biểu Quốc hội khóa XV
Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2021 – nay 3 năm, 190 ngày
Chủ tịch Quốc hội
  • Vương Đình Huệ
  • Trần Thanh Mẫn
Vị trí Việt Nam
Đại diệnYên Bái
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2021 – nay 3 năm, 304 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng Tô Lâm
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
Nhiệm kỳ23 tháng 9 năm 2020 – 26 tháng 8 năm 20243 năm, 338 ngày
Phó Bí thưTạ Văn LongTrần Huy Tuấn
Tiền nhiệmPhạm Thị Thanh Trà
Kế nhiệmTrần Huy Tuấn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Nhiệm kỳ8 tháng 2 năm 2017 – 2 tháng 10 năm 20203 năm, 237 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
Phó Chủ tịchNguyễn Chiến ThắngNguyễn Văn KhánhDương Văn Tiến
Tiền nhiệmPhạm Thị Thanh Trà
Kế nhiệmTrần Huy Tuấn
Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
Nhiệm kỳ8 tháng 2 năm 2017 – 22 tháng 9 năm 20203 năm, 227 ngày
Bí thưPhạm Thị Thanh Trà
Tiền nhiệmPhạm Thị Thanh Trà
Kế nhiệmTrần Huy Tuấn
Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Nhiệm kỳ12 tháng 8 năm 2015 – 8 tháng 2 năm 20171 năm, 180 ngày
Bộ trưởngTrịnh Đình Dũng (2011-2016)Phạm Hồng Hà (2016-2021)
Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng
Nhiệm kỳtháng 11 năm 2012 – tháng 7 năm 2015
Bộ trưởngTrịnh Đình Dũng
Thông tin cá nhân
Sinh20 tháng 5, 1970 (54 tuổi)xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnThạc sĩ Xây dựng

Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970) là một nhà chính trị Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lý lịch và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Đức Duy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1970, quê quán: Xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Ông từng là sinh viên khóa 34 Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Xây dựng.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp lý luận chính trị.

Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh C.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7/1994 - tháng 1/1996: Kỹ sư thiết kế kết cấu công trình, Công ty Kiến trúc HAAI, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.[1]

Tháng 2/1996 - tháng 3/2002: Giảng viên Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Bộ Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4/2002 - tháng 7/2002: Công tác biệt phái tại Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng.

Tháng 7/2002 - tháng 2/2008: Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng.

Tháng 3/2008 - tháng 10/2012: Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bí thư Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ nhiệm kỳ 2012 - 2015.

Tháng 11/2012 - tháng 7/2015: Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Từ tháng 8/2015 - tháng 2/2017: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2015 - 2020.[2] Đỗ Đức Duy được phân công giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác:

  • Xử lý và chỉ đạo thực hiện ban đầu các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan đơn vị thực hiện, khi Bộ trưởng vắng mặt; Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng; Quản lý nhà nước về các lĩnh vực nhà ở, công sở; Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản; Công tác pháp chế, cải cách hành chính của Bộ Xây dựng; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Khối cơ quan Bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn đô thị các cấp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ: Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Bộ Xây dựng; Trưởng ban chỉ đạo Chương trình công nghệ thông tin ngành Xây dựng; Trưởng ban chỉ đạo triển khai xây dựng và áp dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại khối cơ quan Bộ; Trưởng ban Chỉ huy quân sự Bộ Xây dựng; Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Xây dựng; Chủ tịch Hội đồng lương Cơ quan Bộ.[3]

Tỉnh Yên Bái

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 8 tháng 2 năm 2017: Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XVIII đã triển khai Quyết định số 439-QĐNS/TW ngày 6/2/2017 của Ban Bí thư về công tác cán bộ, Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2015 - 2020 và được giới thiệu để HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016 - 2021.[4]

Chiều ngày 8 tháng 2 năm 2017: Tại kỳ họp thứ 4 (phiên bất thường), HĐND tỉnh Yên Bái khoá XVIII bầu ông giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016 - 2021, với số phiếu tuyệt đối 57/57 đạt 100% đại biểu nhất trí.[5] [6][7]

Từ ngày 05 tháng 11 năm 2019, ông tham gia Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày 24 tháng 9 năm 2020, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhiệm kỳ 2020-2025 tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX.[8]

Ngày 23 tháng 9 năm 2020, tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX đã bầu ông Đỗ Đức Duy làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái với số phiếu tín nhiệm 100% (48/48).[1]

Ngày 2 tháng 10 năm 2020, Các đại biểu dự kỳ họp đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với đồng chí Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh ủy.

Trung ương Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

- 7/2021: Đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 8 năm 2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026 theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.[9]

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1041/QĐ-TTg phân công Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam. Theo quyết định, phân công Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Kông quốc tế của Việt Nam.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Lý lịch ông Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái”. 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Bộ Xây dựng có tân Thứ trưởng 45 tuổi”. nld.com.vn. 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Thứ trưởng Đỗ Đức Duy nhận nhiệm vụ mới tại Yên Bái”. baoxaydung.vn. ngày 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái”. laodong.com.vn. 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Thứ trưởng Bộ Xây dựng trở thành Chủ tịch tỉnh Yên Bái”. dantri.com.vn. 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ “Thủ tướng phê chuẩn ông Đỗ Đức Duy làm Chủ tịch tỉnh Yên Bái”.
  7. ^ “Ông Đỗ Đức Duy được bầu làm Chủ tịch tỉnh Yên Bái”. vietnamnet.vn. 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập 30 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ “Ông Đỗ Đức Duy làm Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái”. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ baotintuc.vn (26 tháng 8 năm 2024). “Tóm tắt tiểu sử 2 tân Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Nguyễn Hải Ninh”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đỗ Đức Duy.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam (2020 – 2025)
Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trong hệ thống Trung ương Đảng khóa XIII
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Vương Đình HuệĐinh Tiến Dũng – Bùi Thị Minh Hoài (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Cần Thơ: Lê Quang Mạnh - Nguyễn Văn Hiếu
  • Đà Nẵng: Nguyễn Văn Quảng
  • Hải Phòng: Lê Văn ThànhTrần Lưu Quang - Lê Tiến Châu
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Đào Hồng Lan (nữ) – Nguyễn Anh Tuấn
  • Hà Nam: Lê Thị Thủy (nữ)
  • Hải Dương: Phạm Xuân Thăng – Trần Đức Thắng
  • Hưng Yên: Đỗ Tiến Sỹ – Nguyễn Hữu Nghĩa
  • Nam Định: Đoàn Hồng PhongPhạm Gia Túc - Đặng Khánh Toàn
  • Ninh Bình: Nguyễn Thị Thu Hà (nữ) - Đoàn Minh Huấn
  • Thái Bình: Ngô Đông Hải - Khuyết
  • Vĩnh Phúc: Hoàng Thị Thúy Lan (nữ) - Dương Văn An
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Nguyễn Văn Thắng – Trần Quốc Cường
  • Hòa Bình: Ngô Văn Tuấn – Nguyễn Phi Long
  • Lai Châu: Giàng Páo Mỷ (nữ)
  • Lào Cai: Đặng Xuân Phong
  • Sơn La: Nguyễn Hữu Đông - Hoàng Quốc Khánh
  • Yên Bái: Đỗ Đức Duy - Trần Huy Tuấn
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Dương Văn Thái - Nguyễn Văn Gấu
  • Bắc Kạn: Hoàng Duy Chinh
  • Cao Bằng: Lại Xuân MônTrần Hồng Minh - Khuyết
  • Hà Giang: Đặng Quốc Khánh - Nguyễn Mạnh Dũng (Quyền)
  • Lạng Sơn: Lâm Thị Phương Thanh (nữ)Nguyễn Quốc Đoàn - Hoàng Văn Nghiệm
  • Phú Thọ: Bùi Minh Châu
  • Quảng Ninh: Nguyễn Xuân Ký - Vũ Đại Thắng
  • Thái Nguyên: Nguyễn Thanh Hải (nữ) - Trịnh Việt Hùng
  • Tuyên Quang: Chẩu Văn Lâm - Hà Thị Nga
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Hoàng Trung Dũng
  • Nghệ An: Thái Thanh Quý - Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Vũ Đại Thắng - Lê Ngọc Quang
  • Quảng Trị: Lê Quang Tùng - Khuyết
  • Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng - Nguyễn Doãn Anh
  • Thừa Thiên Huế: Lê Trường Lưu
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Hồ Quốc Dũng
  • Bình Thuận: Dương Văn An - Nguyễn Hoài Anh
  • Khánh Hòa: Nguyễn Khắc ĐịnhNguyễn Hải Ninh - Nghiêm Xuân Thành
  • Ninh Thuận: Nguyễn Đức Thanh
  • Phú Yên: Phạm Đại Dương
  • Quảng Ngãi: Bùi Thị Quỳnh Vân (nữ)
  • Quảng Nam: Phan Việt Cường – Lương Nguyễn Minh Triết
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Bùi Văn Cường – Nguyễn Đình Trung
  • Đắk Nông: Ngô Thanh Danh
  • Gia Lai: Hồ Văn Niên
  • Kon Tum: Dương Văn Trang
  • Lâm Đồng: Trần Đức Quận - Nguyễn Thái Học (Quyền)
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phạm Viết Thanh
  • Bình Dương: Trần Văn Nam – Nguyễn Văn Lợi
  • Bình Phước: Nguyễn Văn LợiNguyễn Mạnh Cường - Tôn Ngọc Hạnh
  • Đồng Nai: Nguyễn Phú Cường – Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Tây Ninh: Nguyễn Thành Tâm
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Võ Thị Ánh Xuân (nữ) – Lê Hồng Quang
  • Bạc Liêu: Lữ Văn Hùng
  • Bến Tre: Phan Văn MãiLê Đức Thọ - Hồ Thị Hoàng Yến (Quyền)
  • Cà Mau: Nguyễn Tiến Hải
  • Đồng Tháp: Lê Quốc Phong
  • Hậu Giang: Lê Tiến ChâuNghiêm Xuân Thành - Khuyết
  • Kiên Giang: Đỗ Thanh Bình
  • Long An: Nguyễn Văn Được
  • Sóc Trăng: Lâm Văn Mẫn
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Danh
  • Trà Vinh: Ngô Chí Cường
  • Vĩnh Long: Trần Văn Rón – Bùi Văn Nghiêm
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ
  • Liên quan: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII & Bộ Chính trị khóa XIII
Flag of Việt NamPolitician icon Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Nguyễn Chiến Thắng Phó Chủ Tịch Tỉnh Yên Bái