ĐỒ GỐM, THỦY TINH, VÀ XI MĂNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ ...

I. Đồ gốm

1. Khái niệm

- Gốm là những chất liệu với nguồn gốc từ đất sét, cao lanh và được nung đến nhiệt độ phù hợp. Gốm được dùng để chế tạo thành các sản phẩm phục vụ 4 mục đích chính: gia dụng, nghệ thuật trang trí, kiến trúc và kỹ thuật.

2. Thành phần

- Chủ yếu được tạo thành từ đất sét và cao lanh.

3. Phân loại

a. Gốm

- Gốm là đất sét sau khi nung ở nhiệt độ 1200 - 13000C.

Kết quả hình ảnh cho sự khác biệt giữa gốm và sứ

b. Sứ: được sản xuất từ cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại. Đồ sứ được nung 2 lần, lần đầu ở 10000C, sau đó tráng men và trang trí rồi nung lần thứ 2 ở nhiệt độ khoảng 1400 - 14500C.

Hình ảnh có liên quan

- So sánh chất liệu của gốm và sứ

Phân loại đồ gốm và sứ

Gốm được phân loại thành 3 loại như sau: - Đồ đất nung: Các sản phẩm này không được tráng men sau khi chế tác, có màu nâu hay đỏ và có giá rất rẻ.- Đồ sành thô: Gồm các loại vật dụng như chậu hoa, lu, hũ có tráng men nhưng được làm bằng đất thô. Thông thường giá bán cao hơn đồ đất nung.- Đồ sành mịn (chậu, bình hoa, chén, tô có trang trí men màu): Các sản phẩm này thường có nhiều màu sắc rực rỡ, hút nước tốt, tuy nhiên dễ bị rạn. Giá cao nhất trong 3 loại. Sứ được phân loại thành 2 loại như sau:- Đồ bán sứ: nhiệt độ nung chưa đủ cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, có độ hút ẩm nhưng không bằng gốm và không có thấu quang. Loại này màu không thật trắng.- Đồ sứ: có độ kết khối hoàn chỉnh, hoàn toàn không thấm nước. Sản phẩm có độ cứng, dù mỏng nhưng chịu lực cao, có màu trắng bóng và độ thấu quang cao. Giá bán thường cao hơn các chất liệu khác.
Nhiệt độ nung chảy
Gốm được làm từ đất sét thô và nung dưới nhiệt độ khoảng 800 - 1200 độ C, phổ biến là khoảng 900 độ C. Trong khi đó sứ được làm từ đất sét tinh, nhưng được nung dưới nhiệt độ cao hơn, khoảng 1300 độ C trở lên.
Độ cứng, độ bền
Gốm có kết cấu giòn, xốp, nhiệt độ nung không cao nên độ cứng của các sản phẩm làm từ gốm là không tốt.Về độ bền, gốm cũng rất dễ vỡ nếu làm rơi hoặc va chạm. Sứ có kết cấu chắc chắn, cứng hơn gốm và cũng bền chắc hơn gốm.
Âm thanh khi gõ nhẹ
Dùng thanh kim loại hoặc đũa gõ vào thân gốm, bạn sẽ tiếng phát ra khá đục. Trong khi đó, nếu cũng thực hiện như thế với đồ dùng bằng gốm, bạn sẽ thấy âm thanh trong, ngân và dài hơn.
So sánh độ giữ nhiệt của gốm sứ
Kết cấu của đồ gốm thường xốp nên độ giữ nhiệt không được cao, bạn sẽ không thể cho một chiếc bát bằng gốm vào lò vi sóng So với gốm thì sứ giữ nhiệt tốt hơn, hoàn toàn có thể sử dụng trong lò vi sóng, không dễ bị rạn nứt.
Độ thấm nước của gốm và sứ
Độ thấm nước của gốm là nhiều hơn, như vậy các sản phẩm là từ gốm cũng sẽ nhanh mục hơn. Cũng chính vì vậy mà các sản phẩm làm bằng gốm thường được tráng men kín để chống nước và giữ nhiệt hơn. Sứ hầu như không thấm nước nên dù có tráng men cũng không cần tráng kín toàn bộ.
Lớp tráng men của gốm và sứ
Lớp tráng men của gốm thường kín toàn bộ, mục đích là nhắm giúp giữ nhiệt tốt hơn. Bạn có thể lật đáy của sản phẩm làm bằng gốm lên, nếu thấy chỗ nào không tráng men, cho một chút nước vào, nước sẽ thấm từ từ. Nếu trên bề mặt của sản phẩm làm bằng sứ có những chỗ không tráng men, dù có cho nước vào, nước cũng không bị thấm. Thường lớp tráng men của sứ sẽ không kín toàn bộ.
Phân biệt gốm, sứ bằng cách nhìn qua ánh sáng (độ thấu quang)
Nhìn một mảnh gốm qua ánh sáng mặt trời, bạn sẽ thấy rất ít ánh sáng xuyên qua. Trong khi đó, nếu cũng nhìn một mảnh sứ qua ánh sáng mặt trời, bạn sẽ thấy ánh sáng xuyên qua dễ dàng hơn do độ tinh khiết của sứ cao hơn gốm.
So sánh giá của các sản phẩm làm từ gốm, sứ
Giá của các sản phẩm làm từ gốm thường rất rẻ. Trong khi đó, các sản phẩm làm từ sứ có giá thành khá cao.

c. Gạch và ngói: thuộc loại gốm xây dựng được sản xuất bằng cách đem đất sét và cát nhào với nước thành một khối dẻo, tạo hình rồi sấy khô, nung ở 900 - 10000C. Gạch và ngói thường có màu đỏ là màu của oxit sắt có trong đất sét.

d. Gạch chịu lửa: gồm 2 loại chính là gạch đinat và gạch samôt. Gạch đinat gồm 93 - 96% SiO2; 4 - 7%CaO và đất sét nung ở khoảng 1300 - 14000C. Gạch samôt gồm bột samôt trộn với đất sét và nước đem đóng khuôn và sấy khô, vật liệu được nung ở 1300 - 14000C.

II. Thủy tinh

Kết quả hình ảnh cho thuy tinh pha le

- Là hỗn hợp của natri silicat, canxi silicat và silic đioxit có thành phần gần đúng được viết dưới dạng các oxit là Na2O.CaO.6SiO2.

- Sản xuất thủy tinh bằng cách nấu chảy hỗn hợp cát trắng, đá vôi và sôđa ở 14000C:

6SiO­2 + CaCO3 + Na2CO3 Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

- Thủy tinh là chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng nó mềm ra rồi mới chảy.

- Một số loại thủy tinh:

+ Thủy tinh thông thường (như trên).

+ Thủy tinh Kali: Thay Na2CO3 bằng K2CO3.

+ Thủy tinh phalê: chứa nhiều chì oxit.

+ Thủy tinh thạch anh: sản xuất bằng cách nấu chảy SiO2 tinh khiết.

+ Thêm các oxit kim loại vào sẽ tạo ra các loại thủy tinh có màu sắc khác nhau.

III. Xi măng

Kết quả hình ảnh cho xi mang

- Thành phần hóa học chính của xi măng pooclăng là canxi silicat và canxi aluminat: Ca3SiO5 hoặc (3CaO.SiO2), Ca2SiO4 (hoặc 2CaO.SiO2), Ca3(AlO3)2 (hoặc 3CaO.Al2O3).

- Cách sản xuất: Nghiền nhỏ đá vôi trộn với đất sét có nhiều SiO2 và một ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc phương pháp ướt rồi nung hỗn hợp trong lò quay hoặc lò đứng ở 1400 - 16000C hỗn hợp màu xám là clanhke. Để nguội, nghiền clanke với các chất phụ gia thành bột mịn xi măng.

- Quá trình đông cứng của xi măng: chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất có trong xi măng với nước tạo thành những tinh thể hiđrat đan xen nhau tạo thành khối cứng và bền:

3CaO.SiO2 + 5H2O Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2

2CaO.SiO2 + 4H2O Ca2SiO4.4H2O

3CaO.Al2O3 + 6H2O Ca3(AlO3)2.6H2O

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857

Email: daotaontic@gmail.com

Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Thủy Tinh Xi Măng Gốm Sứ