Đỗ (họ) – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về bài có nhiều thông tin có vấn đề, không nguồn trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
Đỗ (chữ Hán: 杜; bính âm: Dù; Hangul: 두) là một họ phổ biến đứng thứ 10 dân số 1,4% tại Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong Bách gia tính, họ này ở thứ 129 xét về độ phổ biến. Tại Hàn Quốc, họ này có phiên âm là Du.
Họ Đỗ Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1997, Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam được sáng lập bởi cố Phó Giáo sư Đỗ Tòng. Hiện nay Chủ tịch Hội đồng dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam là Đỗ Văn Kiện, trụ sở Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đặt tại khu đất của dòng họ ở gần Gò Thiềm Thừ - chùa Văn La - Hà Nội.
Họ Đỗ Việt Nam có truyền thống hiếu học và đỗ đạt, là dòng họ xếp thứ 6 về khoa bảng. Trong các triều nhà Hậu Lê, nhà Mạc, vào khoảng các năm 1463 - 1733, họ Đỗ Việt Nam có 60 người đỗ đại khoa, gồm:
- 8 người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ (2 Trạng nguyên, 2 Nhất giáp, 3 Bảng nhãn và 1 Thám hoa)
- 13 người đỗ Hoàng giáp
- 39 người đỗ Tam giáp Tiến sĩ xuất thân.
Những người Việt Nam họ Đỗ có danh tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Đỗ Khanh thủy tổ họ Đỗ Việt Nam
- Đỗ Phụng Chân, danh tướng vua Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân
- Đỗ Năng Tế, tướng lĩnh và thầy dạy võ của Hai Bà Trưng
- Đỗ Anh Hàn, thủ lĩnh châu Phong, tham gia khởi nghĩa Phùng Hưng
- Đỗ Anh Sách, thủ lĩnh châu Phong
- Đỗ Tồn Thành, tù trưởng người Man châu Ái, bị đô hộ phủ Lí Trác giết năm 854
- Đỗ Thủ Trừng, con của Đỗ Tồn Thành, bị đô hộ phủ Lí Hộ giết năm 861
- Đỗ Cảnh Thạc, một sứ tướng trong 12 sứ quân, chiếm giữ Đỗ Động Giang
- Đỗ Anh Vũ, thường gọi Việt quốc Lý Thái úy, là một vị đại thần rất có quyền thế trong thời đại nhà Lý của lịch sử Việt Nam. Ông phò tá Lý Thần Tông và làm phụ chính dưới triều Lý Anh Tông
- Đỗ Quang, Đỗ Huy, 2 anh em người Hải Phòng, là những vị tướng nhà Đinh tham gia đánh dẹp 12 sứ quân
- Đỗ Pháp Thuận (914-990), một nhà sư thời Đinh, nhà văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
- Đỗ Thích (?-979), quan nhà Đinh, người bị coi là đã giết cha con Đinh Tiên Hoàng
- Đỗ Thế Diên, tên khác là Đỗ Thế Bình, Trạng nguyên Việt Nam năm 1185, đời vua Lý Cao Tông [1]
- Đỗ Hành, tướng nhà Trần, người đã bắt sống Ô Mã Nhi
- Đỗ Tử Bình (1324-1381), tướng nhà Trần, có sự nghiệp gắn với cuộc chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành hồi thế kỷ 14[2].
- Đỗ Lý Khiêm (Tk.15), trạng nguyên Việt Nam (năm 1499) thời nhà Lê
- Đỗ Tống, trạng nguyên Việt Nam năm 1529, triều nhà Mạc
- Đỗ Phát, tiến sĩ năm 1843, tế tửu Quốc tử giám Huế
- Đỗ Quang (1807-1866), quan triều Nguyễn, chí sĩ yêu nước.
- Đỗ Hữu Vị là người Việt Nam đầu tiên lái máy bay chiến đấu.
- Đỗ Đình Thiện, doanh nhân, ủng hộ Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp
- Đỗ Tất Lợi, nhà dược học - Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1
- Đỗ Cao Trí, Đại tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
- Đỗ Mậu, tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa
- Đỗ Nhuận, nhạc sĩ gạo cội Việt Nam
- Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, con trai của Đỗ Nhuận
- Đỗ Bá Tỵ, Đại tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Đỗ Đức Dục, Phó tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, nghiên cứu viên Viện Văn học.
- Đỗ Lễ, nhạc sĩ Việt Nam
- Đỗ Chính Bộ trưởng Bộ Hải sản, Trưởng ban Kế hoạch Tài chính Trung ương Đảng.
- Đỗ Thắng Hải Thứ trưởng bộ công thương.
- Đỗ Hoàng Anh, Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2012, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Trái Đất 2012.
- Đỗ Mỹ Linh, Hoa hậu Việt Nam 2016, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Thế giới 2017.
- Mỹ Linh (tên thật: Đỗ Mỹ Linh) ca sĩ, diva Việt Nam.
- Đỗ Thị Hà, Hoa hậu Việt Nam 2020, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Thế giới 2021.
- Đỗ Trần Khánh Ngân, Hoa hậu Hoàn cầu 2017.
- Đỗ Trung Quân, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng.
- Đỗ Thanh Hải, Đạo diễn nổi tiếng
- Đỗ Tất Lợi, Giáo sư, nhà nghiên cứu dược học, "cây đại thụ" của nền y học cổ truyền Việt Nam.
- Bằng Cường (tên thật: Đỗ Hùng Cường), Ca Sĩ Nhạc Sĩ Việt Nam
- Đỗ Hiếu, Nhạc Sĩ Việt Nam
- Đỗ Duy Mạnh, Trung vệ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
- Đỗ Hùng Dũng, Tiền vệ trung tâm đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
- Nhật Kim Anh (tên thật: Đỗ Thị Kim Huệ), Diễn Viên Truyền Hình , Ca Sĩ Nhạc Trẻ , Nhạc Trữ Tình Việt Nam
- Đỗ Hoàng Hiệp, ca sĩ Việt Nam, cựu thành viên ban nhạc Ngũ Cung.
- Đỗ Bảo, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, là một trong những tên tuổi hàng đầu của nhạc nhẹ Việt Nam
- Đỗ Văn Chiến, chính trị gia người Việt, Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19
- Đỗ Văn Ninh (đại tá), nguyên Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng của Binh chủng Đặc công.
Những người Trung Quốc họ Đỗ có danh tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Đỗ Dự, tướng nhà Tây Tấn
- Đỗ Phủ, đại thi hào Đường thi, cùng với Lí Bạch ông là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất trong nền văn học Trung Quốc, danh nhân văn hóa thế giới, thi thánh, thi sử.
- Đỗ Mục, nhà thơ tài hoa thời nhà Đường
- Đỗ Khang, ông tổ của nghề rượu, "tửu thánh".
- Đỗ Như Hối, danh thần thời nhà Đường
- Đỗ Duật Minh, Trung tướng quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa
- Đỗ Kì Phong, đạo diễn Hồng Kông
- Đỗ Mãn Sinh, nghệ sĩ ưu tú, diễn viên Đài Loan.
- Đỗ Sùng, Tiết độ sứ, Phò Mã, Tể Tướng Trung Quốc.
- Đỗ Hựu, Tể tướng Trung Quốc.
- Đỗ Thẩm Ngôn, nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
- Đỗ Tuân Hạc, thi nhân thời Vãn Đường.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Về nơi "Đầu làng tể tướng, cuối làng trạng nguyên". Hưng Yên Online, 25/11/2015. Truy cập 12/05/2018.
- ^ Lịch sử, Văn hóa, danh nhân,... Đền Thái Bảo Đỗ Tử Bình Lưu trữ 2015-12-08 tại Wayback Machine. H3N groups, 2012. Truy cập 2/12/2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website họ Đỗ Việt Nam
Bài viết liên quan đến họ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| |
---|---|
A |
|
B |
|
C |
|
D |
|
Đ |
|
G |
|
H |
|
K |
|
L |
|
M |
|
N |
|
Ô |
|
P |
|
Q |
|
S |
|
T |
|
U |
|
V |
|
- Trang cần được biên tập lại thuộc chủ đề bài có nhiều thông tin có vấn đề, không nguồn
- Sơ khai họ
- Họ người Việt Nam
- Họ người Trung Quốc
- Họ người Triều Tiên
- Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Trang cần được biên tập lại
- Tất cả bài viết sơ khai
Từ khóa » Họ đỗ ở Việt Nam
-
Họ ĐỖ Không Có Tổ Họ Và Cũng Không Phải Gốc Rễ Người Việt?
-
Đôi Dòng Lịch Sử Và Tinh Hoa Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam
-
Lịch Sử Họ Đỗ Việt Nam Người Việt Nam... - Họ Đỗ Thống Nhất
-
Dòng Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam: Lưu Truyền, Lan Tỏa Giá Trị Văn Hóa ...
-
Vài Nét Về Lịch Sử Họ đỗ Việt Nam
-
Dòng Họ Đỗ(Đậu) Việt Nam Huyện Tiền Hải Tổ Chức Gặp Mặt ...
-
Lịch Sử Dòng Họ Họ đỗ Việt Nam: Nguồn Gốc Và Các Công Lao Của ...
-
Giới Thiệu Khái Quát Về Dòng Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam,lịch Sử Dòng Họ ...
-
NHÀ THỜ HỌ ĐỖ - Di Tích Lịch Sử Chi Tiết - Cổng Thông Tin điện Tử ...
-
Ban Khuyến Học Họ Đỗ Quang Làng Giẽ
-
Nét đẹp Khuyến Học Dòng Họ Đỗ Đình - Báo Nam Định
-
Tự Hào Họ Đỗ Việt Nam - Đỗ Hữu Vị, Minh Tâm - NhacCuaTui
-
Họ Đỗ Việt Nam
-
[PDF] Về Mối Quan Hệ Giữa Họ Trịnh Họ Nguyễn Qua Gia Phả Họ đỗ ... - VNU