Đỗ Hồng Quân – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài.
Đỗ Hồng Quân
Chức vụ
Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Nhiệm kỳ22 tháng 9 năm 2021 – nay3 năm, 89 ngày
Tiền nhiệmHữu Thỉnh
Kế nhiệmĐương nhiệm
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Nhiệm kỳ26 tháng 10 năm 2022 – nay2 năm, 55 ngày
Chủ tịchNguyễn Thế Kỷ
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Nhiệm kỳ24 tháng 8 năm 2005 – 22 tháng 9 năm 202116 năm, 29 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Khoát (1983)
Kế nhiệmNguyễn Đức Trịnh
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 8, 1956 (68 tuổi)Bình Giang, Hải Dương
Nghề nghiệpNhạc sĩ
VợChiều Xuân

Đỗ Hồng Quân (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1956) là một nhạc sĩ, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, diễn viên người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, nguyên là Quyền Trưởng phòng Nghệ thuật Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V, Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI, Trưởng ban Biên tập Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI. Ông còn là hội viên Hội Điện ảnh, Hội Nhà báo, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII.

Hiện nay Đỗ Hồng Quân là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Hồng Quân sinh ngày 1 tháng 8 năm 1956 tại Hà Nội. Quê nội ở Thái Học, Bình Giang, Hải Dương. Ông là con trai nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Từ nhỏ đã được học nhạc do thân phụ truyền dạy. Từ năm 8 tuổi, dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm âm nhạc Thái Thị Liên, ông học piano. Tốt nghiệp Trung cấp Piano và Sáng tác, ông lại tiếp tục học hệ Đại học tại Nhạc viện Moskva dưới sự hướng dẫn của Giáo sư A. Leman từ năm 1976 đến năm 1981. Ông tốt nghiệp bằng đỏ với bản Concerto cho violon và dàn nhạc giao hưởng. Là một trong không nhiều nhạc sĩ Việt Nam được đề nghị chuyển thẳng lên hệ nghiên cứu sinh (1982-1985). Trong thời gian này, ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh là bậc học cao nhất về chuyên ngành Sáng tác, đồng thời theo học lớp Chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng với Giáo sư L. Nikolaev.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Về nước năm 1986, Đỗ Hồng Quân tham gia giảng dạy môn Sáng tác, Phối khí tại Nhạc viện Hà Nội, liên tục hơn 25 năm cho đến nay, vừa sáng tác và dàn dựng chỉ huy nhiều chương trình hòa nhạc lớn. Ông đã từng tu nghiệp về Sáng tác và Chỉ huy tại Nhạc viện Paris (1990-1991). Trong nhiều năm qua, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã viết các tác phẩm khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu… Có thể kể tới: Rhapsodie Việt Nam, ballet Hồng hoang, nocturne Tiếng vọng, fantasy-symphonie Mở đất, Trio cho ba flỷteToccata cho pianoConcerto cho violon và dàn nhạcVariations cho pianoBốn bức tranh cho oboe, bộ gõ và pianoTứ tấu đàn dây,Ngũ hành cho bộ gõ, và gần đây là Sắc xuân cho đàn bầu và dàn nhạc Giao hưởng dân tộc, Trổ Một cho Dàn nhạc Giao hưởng (2007), Dáng rồng lên (2010), Lời của Đá, Chiếc lá đầu tiên, Hoa Gạo, Gửi về sông Lục núi Huyền. Tác phẩm khí nhạc của ông đã được biểu diễn tại nhiều nước như: Pháp, Nga, Đức, Nhật, Thái Lan, Singapore, Uzơbeckistan, Latvia, được xuất bản tại Nga và Mỹ (2002).

Trong lĩnh vực thanh nhạc, Đỗ Hồng Quân là tác giả âm nhạc hai kịch hát mới: Câu chuyện tình (dựa theo tiểu thuyết Love Story, 1989) và Nàng Silami (1991) được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ…, là tác giả của hàng chục ca khúc. Đã xuất bản Album-Audio tác giả Chiếc lá đầu tiên (1996). Ông là tác giả của ASEAN ca Việt Nam, Công đoàn ca, Tạm biệt SEAGAMES, Mái nhà trung màu xanh…

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam tháng 7 năm 2010, ông được tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Hồng Quân từng đóng phim Thằng Cuội.[1]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Hồng Quân được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2012. 

Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam: 1993, 1994, 1995; 2008; nhiều lần đượcGiải thưởng Âm nhạc Liên hoan Phim toàn quốc; Giải Nhất cuộc thi sáng tác về Môi trường do Tổ chức UNEF (UNESCO) phát động (2001) với ca khúc Mái nhà chung màu xanh.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1987, Đỗ Hồng Quân kết hôn với nữ diễn viên Việt Nam Chiều Xuân (sinh năm 1967, kém Đỗ Hồng Quân 11 tuổi).[1] Khi kết hôn, Đỗ Hồng Quân vừa tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky (Nga) còn Chiều Xuân đang là sinh viên năm thứ hai lớp diễn viên điện ảnh. Hiện nay, Chiều Xuân đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[1]

Đỗ Hồng Quân và Chiều Xuân có hai cô con gái tên là Đỗ Thị Hồng Mi (sinh năm 1987, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, có bằng thạc sĩ ở Pháp) và Đỗ Thị Hồng Khanh (sinh năm 2004). Hồng Mi làm kinh doanh, đã kết hôn và có một con trai[1][2], còn Hồng Khanh lại có thiên hướng về âm nhạc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Theo K.N Báo Gia đình&Xã hội. “Chuyện ít biết về chú Cuội duy nhất trên màn ảnh Việt”. Báo Dân trí. 2015-09-25. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ Hồng Nguyên. “Vợ chồng nghệ sĩ Chiều Xuân hạnh phúc trong tiệc thôi nôi của cháu ngoại”. Kênh 14. 2018-07-04. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đỗ Hồng Quân trên hoinhacsi.org Lưu trữ 2015-06-10 tại Wayback Machine
  • Tóm tắt tiểu sử ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam cho âm nhạc xuất sắc
Phim điện ảnhPhim truyện nhựa
  • Chu Minh (1980)
  • Phú Quang – Phạm Minh Tuấn (1985)
  • Đỗ Hồng Quân (1988 và 1990 và 1999 và 2004)
  • Nguyễn Xinh (1988)
  • Trọng Đài (1990)
  • Phó Đức Phương (1995)
  • Đặng Hữu Phúc (2001)
  • Nguyễn Thiện Đạo (2007)
  • Christopher Wong (2007 và 2021)
  • Đức Trí (2009)
  • Võ Thiện Thanh – Huy Tuấn (2011)
  • Bảo Chấn (2013)
  • Lê Cát Trọng Lý (2015)
  • Jerome Leroy (2017)
  • Trần Mạnh Hùng (2019)
  • Tôn Thất An (2023)
Phim video
  • Phú Thăng (1993)
  • Hoàng Lương (1993)
  • Đặng Hữu Phúc (2001)
  • Bảo Phúc (2001 và 2004 và 2007)
  • Hoàng Lương (2009)
Phim tài liệu
  • Đàm Linh (1977 và 1980)
  • Đặng Hữu Phúc – Hoàng Bội – Hoàng Vân (1985)
  • Trần Ngà (1990)
Phim hoạt hình
  • Y Vân – Nguyễn Thị Nhung (1985)
  • Nguyễn Cường (1988)
  • Đỗ Hồng Quân (2001)
  • Hoàng Lương (2004 và 2009)
  • Văn Thắng (2007)
  • Đặng Hữu Phúc (2011)
  • Ngọc Châu (2013)
  • Lương Ngọc Châu (2015 và 2019 và 2023)
  • Nguyễn Chí Phong (2017)
  • Đặng Duy Chiến (2021)
Bài chi tiết: Giải Bông Sen cho âm nhạc xuất sắc
  • x
  • t
  • s
Giải Cánh diều cho Âm nhạc xuất sắc
2005-2010
  • Trọng Đài (2005 và 2006 và 2010)
  • Nguyễn Côn Sinh (2007)
  • Nguyễn Quốc Trung (2008)
  • Đức Trí (2009)
2011-2020Nguyễn Quốc Trung (2011 và 2015)
  • Đỗ Hồng Quân (2012)
  • Lương Minh (2013)
  • Hoàng Lương và Duy Linh (2014)
  • Lê Cát Trọng Lý (2016)
  • Đức Trí (2017 và 2018)
  • Dương Khắc Linh (2019)
  • Trần Mạnh Hùng (2020)
2021-2030
  • Bùi Huy Tuấn và Lê Thanh Tâm (2021)
  • Đặng Hữu Phúc (2022)
  • Đức Trí và Trần Hữu Tuấn Bách (2023)
  • Bài chi tiết: Giải Cánh diều cho âm nhạc xuất sắc
    Flag of Việt NamPolitician icon Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
    • x
    • t
    • s

    Từ khóa » Nghệ Sĩ Hài Hồng Quân