Đo Huyết áp Cho Người Già Phải Chú ý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Người già là những người đã có độ tuổi khá cao, vì thế việc chú ý sức khỏe cho họ là một việc vô cùng cần thiết. Một trong những bệnh lý thường gặp ở người già là bệnh huyết áp. Nên ta cần theo dõi chỉ số huyết áp của người cao tuổi thật sát sao để từ đó có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc “Việc đo huyết áp cho người già phải chú ý gì?”. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về công việc này nhé.
1. Chỉ số huyết áp bình thường ở người già
Việc biết về thông tin chỉ số huyết áp bình thường của người già giúp người đo huyết áp có thể chuẩn đoán được tình trạng của người bệnh.
Người già thường xuyên xảy ra hiện tượng bị rối loạn các chỉ số huyết áp. Điều này gây tác động nguy hiểm đến sức khỏe của họ. Mỗi độ tuổi lại có một chỉ số huyết áp khác nhau, tuổi càng cao thì chỉ số huyết áp đạt tiêu chuẩn bình thường cũng sẽ thay đổi.
Chỉ số huyết áp bình thường của người già ở độ tuổi từ 60 đến 64 thường là 134/87 mmHg. Tuy nhiên, đối với người trên 70 tuổi thì chỉ số tối đa có trị số lớn hơn một ít, ở khoảng 140-160 mmHg. Khi đó đây được xem là huyết áp giới hạn, vẫn đạt ở mức cho phép, miễn là chỉ số tối thiểu thấp hơn 90mmHg.
Đo huyết áp cho người cao tuổi
2. Đo huyết áp cho người già phải chú ý gì?
Về thiết bị đo:
Theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam, người cao tuổi nên sử dụng máy đo huyết áp bắp tay để tránh những sai số khi đặt máy không đúng vị trí ngang tim. Bởi vì người già thường có thành mạch không đều, thậm chí giãn tĩnh mạch nên có thể làm ảnh hưởng tới kết quả đo khi sử dụng máy đo cổ tay.
Về kĩ thuật đo bằng máy cơ:
- Đặt tay lên bàn song song với tim, rồi quấn vòng bít vào và tiến hành đo chỉ số huyết áp.
- Gắn ống nghe lên tai để có thể nghe được mạch đập trong quá trình đo huyết áp.
- Nắm lấy quả bóng cao su và bơm vòng bít lên, tạo được áp lực đến khoảng 20-30mm thủy ngân cao hơn huyết áp. Nới lỏng từ từ bộ truyền động và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít khi bạn thực hiện thao tác.
- Đến khi có thể nghe rõ nhịp đập của tim, bạn đọc chính xác giá trị được chỉ rõ trên vòng bít. Đây là áp xuất tâm thu hoặc một huyết áp tối đa.
- Khi áp suất không khí giảm, không còn nghe thấy âm thanh nhịp đập của tim nữa. Giá trị này là huyết áp tâm trương hoặc áp suất tối thiểu.
Về yêu cầu với người bệnh:
- Trước khi đo huyết áp, người bệnh nên mặc đồ thoải mái, tâm trạng thả lỏng, thư giãn và không sử dụng chất kích thích..
- Trong quá trình đo, không được cử động người và nói chuyện.
- Ta không nên đo huyết áp liên tục trong một thời gian ngắn. Đợi 1 lúc trước khi tiếp tục đo lần tiếp theo để có được kết quả đo trung bình chính xác nhất.
- Nếu bạn thấy hoài ghi, bạn có thể lặp lại phép đo này sau một khoảng thời gian ít nhất 10 đến 15 phút sau khi kết thúc phép đo đầu tiên.
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, chắc hẳn đã giúp các bạn có những kiến thức về việc đo huyết áp cho người già. Hãy thật chú ý và cẩn trọng để có thể theo dõi chính xác tình trạng của người thân mình nhé.
Từ khóa » Chỉ Số Huyết áp Người Cao Tuổi
-
Chỉ Số Huyết áp Trung Bình Từng độ Tuổi Là Bao Nhiêu? • Hello Bacsi
-
Huyết áp Người Già Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Siêu Thị Y Tế
-
Huyết áp Của Người 70 Tuổi Bao Nhiêu Là Tốt? - Vinmec
-
Huyết áp Người Già Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Chỉ Số Huyết áp Của Người Cao Tuổi? Cách đo Chuẩn Xác
-
Bố Tôi 85 Tuổi, Huyết áp Là 160/80 MmHg, Có Phải Là Bình Thường ...
-
Chỉ Số đo Huyết áp Và Nhịp Tim ở Người Cao Tuổi Thay đổi Ra Sao?
-
Theo Dõi Bảng Chỉ Số Huyết áp Tiêu Chuẩn Theo Từng độ Tuổi
-
Bệnh Huyết áp Thấp ở Người Cao Tuổi ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Chỉ Số Huyết áp Theo độ Tuổi - Suytim
-
Bảng Chỉ Số Huyết áp Bình Thường Theo độ Tuổi - VJcare
-
Cao Huyết áp: Không Còn Là Vấn đề Của Người Cao Tuổi, Tiềm ẩn ...