Đỗ Kh. - Voi Giày, Ngựa Xéo Và Tùng Xẻo - Talawas

trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Văn học
Thơ và Thơ Trẻ
Văn học Việt Nam
Văn học nước ngoài
Các giải thưởng văn học
Giải thưởng Bùi Giáng
Lý luận phê bình văn học
Điểm nóng
Chính trị Việt Nam
Chính trị thế giới
Đại hội X và cải cách chính trị tại Việt Nam
Xã hội
Giáo dục
Kinh tế
Đồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
Thế hệ @
Pháp luật
Đời sống hiện đại
Thể thao
talaFemina
Xã há»™iPháp luật 1 - 20 / 28 bài
18.7.2008Phạm Phú ÐứcTham nhũng chính trị
17.1.2008Nguyễn Hữu LiêmTừ lòng yêu nước đến một bản sắc công lý cho Việt Nam
29.8.2007Lê Anh HoàiĐỗ Hoài Phương Minh – thần (tưởng) tượng của em
19.6.2007Thiên NgaQuyền im lặng và quyền có luật sư
8.1.2007Nguyễn Hữu ĐangCần phải chính quy hơn nữa
5.12.2006Nguyễn Quang ATư pháp độc lập?
2.11.2006Tạ Văn TàiHai mươi năm cải tổ kinh tế và luật pháp ở Việt Nam
17.6.2006Đoàn Tiểu LongTăng thẩm quyền cho các cơ quan tố tụng cấp huyện: Bao nhiêu là vừa?
3.5.2006Nguyễn QuangTham nhũng từ đâu?
26.4.2006Trà ĐoáTự do cho bà Út
12.12.2005Đỗ Kh.Voi giày, ngựa xéo và tùng xẻo
12.12.2005Phạm Phú ĐứcSuy nghĩ về nền tảng nhân bản qua câu chuyện Nguyễn Tường Vân
3.12.2005Trần Kiêm ÐoànVô lý phải nhường cho công lý
30.11.2005Lê Tuấn HuyNguyễn Tường Vân và Tình người
6.8.2005Phạm Viết ÐàoCần làm rõ một số khái niệm của Pháp lệnh 35/2004 về thuế thu nhập
12.7.2005Ðoàn Tiểu LongLà dân đen, tôi chẳng hề dửng dưng trước quốc nạn tham nhũng
11.7.2005Phạm Viết ÐàoÔng Ðoàn Tử Long chỉ biết một mà không biết hai...
17.6.2005Đoàn Tiểu LongNgôn ngữ luật của Việt Nam thực ra không tệ lắm!
15.6.2005Phạm Viết ÐàoChớ nên "mỹ viện hoá" một số ngôn từ pháp lý
12.5.2005Trương Trọng TrácMột Việt kiều kiện nhà nước Việt Nam trước toà quốc tế đòi bồi thường 100 triệu đô-la
1 - 20 / 28 bài
tìm (dùng Unicode hoặc không dấu) tác giả: A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã há»™iPháp luật bản để in Gửi bài này cho bạn bè 12.12.2005 Đỗ Kh. Voi giày, ngá»±a xéo và tùng xẻo Lúc mới hành nghề luật sư, ba tôi được chỉ định cãi thí cho một can phạm. Đây là thân chủ đầu tiên của ba tôi và để lại ấn tượng cho ông suốt cả cuộc đời. Tôi không rõ phần chi tiết nhưng vị thân chủ này hẳn là nghèo, nếu không đã chẳng cần nhờ luật sư miễn phí. Ông phạm tội gì, tôi cũng không biết, nhưng phải là nặng. Sau khi được ba tôi trổ tài hùng biện trước tòa, ông ta bị kết án... tử hình. Nếu có tiền, lựa chọn được một luật sư tài giỏi và nhiều kinh nghiệm [1] có thể là ông ta đã thoát được tội chết. Đó là điều ba tôi ám ảnh, và đến cuối đời tôi thấy ông vẫn nhắc nhở cái ngày phải tiễn thân chủ ra pháp trường, nhận những lời nhắn nhủ cuối của tử tội, và chứng kiến việc hành qu‎yết. Dạo đó là vào đầu thời Đệ Nhất Cộng hoà ở miền Nam và dùng máy chém, một phương pháp tuy “nhân đạo” (tội nhân chết tức khắc và không đau đớn) nhưng hơi có bẩn, đầu lìa khỏi cổ (tức là chết-không-toàn-thây) và máu văng tung toé. Vì có lẽ vào nghề như vậy, nên sau này ba tôi tránh những vụ hình và vì méo mó chức năng, tuy chưa có phong trào chống, ông không lấy gì làm ưa tội tử hình. Luật sư Võ Văn Quan là một người bạn của gia đình. Ông vui tính và là người tôi ưa thích vì ông chịu khó chơi bóng bàn với cả trẻ con. Năm 1963, ông có dịp cho tôi khâm phục khi tôi nghe lỏm được chuyện người lớn là ông nhận lời biện hộ cho Ngô Đình Cẩn. Nhà Ngô vừa mới bị lật đổ trong sự hân hoan của chí ít là gia đình tôi và theo tôi nghĩ, của cả chính luật sư Võ Văn Quan. Ngay cả với những công thần hay những người chịu ơn của chế độ, “cậu” Cẩn không phải là một người dễ mến. Nhẹ, thì lúc đó tôi đã nghe kể chuyện một viên chức ra Huế có việc phải trình ông Cẩn. Vào tiền sảnh, trong khi chờ đợi, vị này thấy có bày ghế thì... ngồi. Một viên chức địa phương trông thấy bèn hốt hoảng mách ngay “Ấy chết, đứng dậy, lỡ “cậu” vào mà trông thấy đang ngồi thì không được!” Tuy ông Cẩn chưa có mặt, vào hầu cậu tốt nhất là đứng cúi đầu và chắp tay, dù viên chức Sài Gòn này chẳng phải là, và, không có thói quen lính lệ. Nặng, thì sau này tôi có đọc, một lần đi thăm dinh điền của gia đình, ông Cẩn thấy một nông dân đang mò cua hay bắt cá gì đó. Hỏi thằng này là thằng nào mà lạc vào đất của ông, ông Cẩn quát và đưa gậy ra chỉ. Vậy là tuỳ tùng của ông nổ súng luôn vào kẻ không may này! Chẳng có chức vụ gì chính thức ngoài chức “cậu”, ông Cẩn có cả công an mật vụ riêng hoành hành vào tận đến trong Nam, gây khó chịu ngay cho cả hai anh Nhu, Diệm. Một người như vậy, trẻ con như tôi cũng không ưa được và tôi biết thân chủ của luật sư Võ Văn Quan cũng sẽ phải cùng chung số phận với thân chủ đầu tiên đã nói đến của ba tôi. Dưới con mắt của một đứa bé, tôi phục ông Quan, là ông đã dám nhận vai trò của một người hùng bi kịch. Kết quả thì đã đoán trước được và tôi có được nghe (tất nhiên vẫn là nghe lỏm), Luật sư Quan kể lại ngay sau đó cảnh vào buổi sáng ngày hành quyết. Ông Cẩn ôm lấy luật sư Quan, rứt ra không được và khóc lóc đến độ luật sư Quan kể lại còn mủi lòng và hoe cả khoé mắt. Đại để là “cậu” Cẩn lập cập “Còn cách nào ân xá, chống án nữa không?” và đến khi tuyệt vọng, đi không nổi nữa, cảnh sát phải dìu ra đến pháp trường. Tôi kể lại ở đây, không phải để nói xấu kẻ từng là “hung thần miền Trung” trong cả một thập niên lại không có can đảm đứng hô trước tiểu đội hành quyết “Ngô gia tộc muôn năm! Ngô chí sĩ, tức anh Tư của tôi, bất diệt!” Tôi chỉ muốn nói là dù hung dữ cách mấy, tử tội nào thì cũng là con người. Chỉ có con người mới lỏng đầu gối và bủn rủn, ôm chân tu sĩ rửa tội và kéo áo luật sư, đầm đìa nước mắt và phải xốc nách hai bên để lê ra cột xử bắn. Phải là con người, chứ “ác ôn” không thể nào như vậy. Ngày 2.12 vừa qua, anh Nguyễn Tường Văn, 24 tuổi, phải đút đầu vào dây thòng lọng ở Singapore. Tôi không biết vào lúc ngay trước đó, anh hoảng hốt hay là bình thản, cầu trời khẩn phật hay là văng tục chửi thề [2] . Nhưng khác với một Ngô Đình Cẩn, anh là một thanh niên còn non nớt, có vóc dáng và khuôn mặt dễ thương, chưa từng ra lệnh giết người hay thủ tiêu chống đối. Anh không dựa thế gia đình để mà tác quái, ngược lại, anh phạm tội là vì muốn chuộc nợ cho người em sinh đôi. Anh không đứng đầu một vùng miền, khạc ra lửa mửa ra khói, mà chỉ là con ốc nhỏ nhoi trong một guồng máy buôn lậu [3] . Tội của anh đối với dư luận cũng không có gì kinh tởm, trong hành lý của anh chỉ bắt được bạch phiến chứ không phải (thí dụ) thủ cấp máu me mắt đang trợn trừng của tình địch hay của chủ nợ, kẻ thù. Anh lại không sinh ra trong một gia đình quyền thế, mà là một thuyền nhân ra đời trong một trại tị nạn. Vì vậy, đã có hàng trăm ngàn người tham gia vận động xin Singapore tha cho anh tội chết, từ những cá nhân như tôi trên thế giới đến tổ chức quốc tế, quan chức chính quyền, đại biểu Úc Đại Lợi. Một điều nữa khác với Ngô Đình Cẩn, Nguyễn Tường Vân mang quốc tịch của một nước phương Tây phát triển. Trong năm 2004, đã có 64 người Việt Nam bị hành quyết ngay tại Việt Nam mà không hề thấy dư luận nào xôn xao dường ấy, tuy thành tích tử hình này đưa nước ta vào hàng tứ cường thế giới. Cũng vào cùng năm, Trung Quốc đứng đầu với khoảng 3.400 (có ước lượng cho là có đến 10.000) người bị xử tử, Iran thứ nhì với 159, Việt Nam sau đó với 64, qua mặt cả Hoa Kỳ (59 người) là nước trong lãnh vực này chẳng phải tay mơ. Điểm tương đồng giữa 3682 tử tội trên, cũng như Nguyễn Tường Vân, cũng như Ngô Đình Cẩn, cũng như thân chủ đầu tay của ba tôi, tuy đủ thứ quốc tịch, tuy đủ thứ tội, và tuy bằng đủ thứ cách (treo, chém, bắn, ném đá, chích thuốc, giật điện...) họ đều là những con người bị mang ra hành quyết. Và bị mang ra hành quyết, họ đều là những con người. Trong các quốc gia trên thế giới, hiện đã có 86 nước bãi bỏ hẳn tội tử hình, 11 nước khác chỉ dùng hình phạt tử hình trong thời chiến, 25 nước tuy có hình phạt nhưng trong 10 năm qua không có thi hành. Bên cạnh 122 nước không có hành quyết này là 74 nước vẫn còn hành quyết tội phạm (với bảng vàng như đã nêu trên). Trung Quốc và Iran xử tử cả trẻ em vị thành niên, Hoa Kỳ chỉ mới vừa bỏ việc này vào tháng 3.2005 sau khi bỏ việc xử tử hình người trí óc chậm phát triển vào năm 2002! Nếu nói chung là giết người thì phải đền mạng, tội chết ở mỗi nơi có thêm phần bản sắc đậm đà. Trung Quốc, Việt Nam có tử hình về tội kinh tế, Iran có tử hình về tội gian dâm ngoại hôn hay là đồng tính (là một dạng gian dâm ngoại hôn đặc biệt), có tử hình về tội mại dâm (là một dạng gian dâm ngoại hôn thông dụng) [4] . Cán cân công lý cũng tuỳ địa phương mà bập bềnh nặng nhẹ. 2g heroin ở Sri Lanka cũng có thể bị kết tội tử hình, 15g heroin ở Singapore thì bắt buộc phải kết tội treo cổ. Có thể nói, tử hình là truyền thống thế giới từ Bắc chí Nam và từ Đông sang Tây, vừa phổ quát vừa lâu đời, có khi còn được áp dụng cho cả tam tộc. Khi Tối Quận công Leopold II bãi bỏ tội này, ở Toscany (nay thuộc Ý) vào năm 1786 thì ông hi hữu khác người, khi sang thế kỷ 19 Portugal ngưng hành quyết (từ 1846) thì vẫn là chuyện lạ. Nhưng hiện nay, bãi bỏ tử hình là chiều hướng của nhân loại. 40 quốc gia đã bãi bỏ tử hình từ 1990. Láng giềng của chúng ta, Cam Bốt, khi độc lập vào năm 1989, đã bãi bỏ tử hình sau đêm dài Khmer Đỏ. Không nói đến các nước dân chủ và phát triển (ngoại trừ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn là những nền dân chủ còn duy trì tử hình), Angola đã bãi bỏ vào năm 1992, Guinea Bissau vào năm 1993, Kenya năm 2003, Honduras từ 1956. Không đi vào tranh cãi về mặt thần học, triết học, xã hội hay ích lợi v.v... của việc duy trì hay bãi bỏ, điều chắc chắn là số quốc gia không có tử hình sẽ ngày một thêm chứ không có bớt. Thay vì vượt Hoa Kỳ về số người bị hành quyết, Việt Nam có thể vượt Hoa Kỳ trong dòng chảy của nhân loại bằng cách bãi bỏ tử hình. Như là Nambia. Như là mới gần đây, Lybia (!) Theo tôi, đây là một chỉ tiêu của văn minh, của tiến bộ và hiện đại, của hội nhập với thế giới ta vẫn hô hào, lại rất dễ thực hiện mà không cần đầu tư tốn kém, chưa nói đến tiết kiệm được vài viên đạn và các chánh án dễ ăn ngon ngủ yên hơn. Ta có thể tranh luận về gương răn đe (hay là không), tính giảm bớt tội ác của án (hay là không [5] ), nhưng đã trễ cho tử tội thứ 1.000 ở Mỹ, trễ cho Nguyễn Tường Vân, trễ cho cả Năm Cam và trễ cho một thiếu nữ Iran 16 tuổi, cô Ateheh Rajabi, bị xử tử về tội “thiếu tiết hạnh” và “lắm mồm mép.” © 2005 talawas [1]90% tử tội tại Hoa Kỳ là người nghèo được luật sư cãi thí. 81% là thụôc các sắc tộc thiểu số, chứng tỏ rõ ràng là da đen hay nói tiếng Tây Ban Nha (gốc Trung, Nam Mỹ) và lợi tức thấp thường là hung dữ hơn da trắng hay nhà giàu. Diễn viên nổi tiếng như O. J. Simpson và Robert Blake thì đều trắng án và được tha bổng sau khi bị tình nghi giết vợ/vợ cũ. [2]Ba hồi trống giục, mồ (hay đù) cha kiếp Một lưỡi gương đưa, bỏ (hay đéo) mẹ đời?[3]Tập đoàn quân phiệt Myanmar, trùm sản xuất ma túy‎ thì không thấy Singapore lên án mà trái lại, còn rất là thân thiện. Trong 10 tháng đầu của năm 2005, Singapore xuất cảng sang Myanmar 650 triệu USD, tiền đầu tư từ quốc gia này tại Myanmar hàng năm là 900 triệu USD. Ông Lo Hsing Han, vua ma túy của Myanmar, đối với chính quyền Singapore không phải là người xa lạ. Theo Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ biệt phái tại Cơ quan Ma túy Quốc tế thì từ 1988, quá nửa số đầu tư từ Singapore có nguồn gốc liên hệ đến tổ chức buôn lậu của Lo Hsing Han. Con trai của vị này là Giám đốc công ty Asian World, có 3 chi nhánh tại Singapore, vẫn đi về thường xuyên không ai xét hành lý xem có mang theo bạch phiến (và chắc chắn là không, những việc nhỏ này dành cho hạng tép riu như Nguyễn Tường Vân) nhưng quý tử này bị cấm cảnh Hoa Kỳ vì bị nghi ngờ liên hệ đến ma tuý. Asian World được Lo Hsing Han thành lập vào năm 1992 và từng hùn vốn chung với Công ty Đầu tư Chính phủ Singapore vào việc xây dựng hai khách sạn Traders và Shangri-La ở Rangoon (1996). [4]May mà đàn ông Iran có quyền đa thê và quyền ly dị (đuổi vợ) tức khắc, cho nên tìm bạn qua đêm, họ chỉ cần thảo một hợp đồng kết hôn giá bèo (luật Hồi bắt phải bồi thường người vợ khi ly dị) để sáng ra uể oải mà ly dị để tránh tội mua dâm. [5]Trường hợp cố sát tại Canada và tại các quốc gia đã bãi bỏ tử hình đều trên đà thuyên giảm (tuy có thể luận ra là vì lý do nào khác chứ không phải vì không có án tử hình). Tại các bang Hoa Kỳ có án tử hình, trường hợp cố sát nhiều gấp hai tại các bang đã bỏ tử hình (tuy có thể luận rằng vì thế mới cần đến luật xử tử). Dù sao, tôi vẫn xin giữ định kiến là tại một nước có án tử hình, không có sát nhân nào vì thế mà sợ hãi chỉ bóp cò có... nhè nhẹ; và tại một nước đã bãi bỏ tử hình, không có sát nhân nào, vì thế mà vô tư bồi thêm mấy nhát thừa thãi. bản để in
Ngôn ngữ
Dịch thuật
Tản văn thứ sáu
Tủ sách talawas
Nghệ thuật
talaGallery
Bàn tròn "Mĩ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu"
Mĩ thuật
Kiến trúc
Điện ảnh
Sân khấu
Âm nhạc
Tư tưởng
Triết học
Lịch sử
Tôn giáo
Phương Đông và Phương Tây
Văn hoá và phát triển
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

Từ khóa » Voi Giày Ngựa Xéo Là Gì