Đo Loãng Xương Bằng Phương Pháp Dexa, Dxa | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Đo mật độ xương (DEXA, DXA)
Đo mật độ xương còn được gọi là hấp thụ tia X năng lượng kép, DEXA hoặc DXA sử dụng một lượng rất nhỏ bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể thường ở các vị trí thường là cột sống thắt lưng hay khớp háng. Kết quả được sử dụng để chẩn đoán loãng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương.
DXA là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn. Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và tiêu chuẩn nhất để chẩn đoán bệnh loãng xương.
Kỹ thuật này thường chuẩn bị ít hoặc không cần có sự chuẩn bị đặc biệt. Bệnh nhân cần tháo trang sức, vật cản quang, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, mặc áo choàng. Không nên bổ sung canxi trong ít nhất 24 giờ trước khi tiến hành kiểm tra.
Hãy báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên biết nếu có khả năng đang mang thai hoặc nếu vừa mới chụp X-quang có barium hay tiêm chất cản quang để chụp CT hoặc đồng vị phóng xạ.
Quét mật độ xương (DEXA, DXA) là gì?
Quét mật độ xương là một kỹ thuật sử dụng tia X dùng để đo tình trạng mất xương. Ngày nay, kết quả DXA là tiêu chuẩn trong việc đo mật độ khoáng xương (BMD). DXA thường được thực hiện ở cột sống và cổ xương đùi. Một số trường hợp ở trẻ em và người lớn có thể quét toàn bộ cơ thể.
Ở một số cơ sở y tế, CT scan với phần mềm đặc biệt cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán hoặc theo dõi khối lượng xương thấp (QCT). Kết quả của kỹ thuật này thường chính xác nhưng ít được sử dụng hơn so với quét DXA.
DXA thường được sử dụng để chẩn đoán loãng xương-tình trạng thường ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi mãn kinh. Tình trạng này cũng có thể được tìm thấy ở nam giới và hiếm khi ở trẻ em. Loãng xương liên quan đến việc mất dần xương cũng như thay đổi cấu trúc khiến xương trở nên mỏng hơn, yếu hơn và dễ bị gãy hơn. DXA cũng có hiệu quả trong việc theo dõi ảnh hưởng của điều trị loãng xương và các tình trạng khác gây mất xương.
DXA cũng có thể đánh giá nguy cơ gãy xương của một người. Nguy cơ gãy xương bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, trọng lượng cơ thể, tiền sử cá nhân hay gia đình bị gãy xương và các vấn đề về lối sống như hút thuốc lá và uống rượu quá mức. Những yếu tố này được xem xét khi bác sĩ quyết định bệnh nhân cần được điều trị.
Kiểm tra mật độ xương được khuyến nghị cho các đối tượng sau:
-
Phụ nữ sau mãn kinh và không dùng estrogen.
-
Có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị gãy xương khớp hàng hoặc hút thuốc.
-
Phụ nữ sau mãn kinh cao hoặc gầy.
-
Nam giới có tình trạng lâm sàng liên quan đến mất xương, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc gan mãn tính.
-
Sử dụng các loại thuốc gây mất xương, bao gồm các loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống động kinh, barbiturat hoặc thuốc thay thế hormone tuyến giáp liều cao.
-
Mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh gan, thận hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương.
-
Dấu ấn chu chuyển xương cao, xuất hiện dưới dạng collagen quá mức trong nước tiểu.
-
Bệnh lý tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp.
-
Bệnh lý tuyến cận giáp, chẳng hạn như cường tuyến cận giáp.
-
Gãy xương chỉ sau chấn thương nhẹ.
-
Có kết quả chẩn đoán X-quang về gãy xương đốt sống hoặc các dấu hiệu loãng xương khác.
Đánh giá gãy xương đốt sống (VFA), kiểm tra X-quang liều thấp của cột sống để sàng lọc gãy xương đốt sống được thực hiện trên máy DXA, có thể được khuyến nghị cho bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là:
-
Giảm chiều cao trên 2,5cm.
-
Đau lưng không rõ nguyên nhân.
-
Quét DXA cho kết quả đọc đường biên.
-
Hình ảnh DXA của cột sống cho thấy một biến dạng đốt sống hoặc gãy xương.
Có thể bạn quan tâm: Loãng xương - Các nhà nghiên cứu tìm thấy một yếu tố khác
Kỹ thuật được thực hiện như thế nào?
Trong kỹ thuật đo DXA trung tâm, đo mật độ cổ xương đùi và cột sống, bệnh nhân nằm cố định trên bàn. Máy phát tia X được đặt bên dưới bệnh nhân và một thiết bị thu nhận hình ảnh được đặt ở trên.
Để đánh giá cột sống, chân của bệnh nhân được chêm cao với mục đích giúp phần xương chậu và thắt lưng tiếp xúc sát nhất với bàn có thể.
Để đánh giá cổ xương đùi, bàn chân của bệnh nhân cần được cố định với mũi bàn chân xoay vào trong. Trong cả hai trường hợp, máy dò được truyền từ qua khu vực tạo ra hình ảnh trên màn hình máy tính.
Bệnh nhân cần giữ yên tư thế và có thể được yêu cầu nín thở trong vài giây khi hình ảnh X-quang được chụp để giảm khả năng hình ảnh bị mờ. Kỹ thuật viên sẽ đứng sau màn chắn hoặc ra khỏi phòng chụp để vận hành máy X-quang và quan sát bệnh chân qua ô kính chắn tia X.
Một kỹ thuật bổ sung là Vertebral Fracture Assessment (VFA) hiện đang được thực hiện tại nhiều trung tâm. VFA là một kỹ thuật X-quang liều thấp ở cột sống để sàng lọc các gãy xương đốt sống được thực hiện trên máy DXA. Kỹ thuật VFA thường được kết hợp kèm với kỹ thuật DXA.
Kiểm tra mật độ xương DXA thường được hoàn tất trong vòng 10 đến 20 phút, tùy thuộc vào thiết bị được sử dụng và các bộ phận của cơ thể được kiểm tra.
Nên kiểm tra bao lâu một lần?
Đánh giá thường xuyên 2 năm/lần có thể cần thiết để phát hiện thay đổi đáng kể về mật độ xương. Một số bệnh nhân dùng thuốc steroid liều cao có thể cần theo dõi sau 6 tháng.
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích các hình ảnh và gửi kết quả chẩn đoán. Bác sĩ điều trị sẽ xem lại kết quả đồng thời đánh giá sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ lâm sàng như:
-
Viêm khớp dạng thấp
-
Bệnh thận và gan mãn tính
-
Bệnh hô hấp, viêm ruột
Kết quả kiểm tra của sẽ ở dạng hai điểm:
Điểm T - Con số này cho thấy số lượng xương so với một người trẻ tuổi cùng giới tính với khối lượng xương cao nhất.
-
Điểm từ -1 trở lên được coi là bình thường.
-
Điểm giữa -1.1 và -2.4 được phân loại là loãng xương (khối lượng xương thấp).
-
Điểm -2,5 trở xuống được xác định là loãng xương.
Điểm T được sử dụng để ước tính nguy cơ bị gãy xương và cũng để xác định xem có cần điều trị hay không.
Điểm Z - Con số này phản ánh số lượng xương so với những người khác trong nhóm tuổi và có cùng kích thước cơ thể (tính bằng cm2) và giới tính. Nếu điểm này cao hoặc thấp bất thường có thể cần phải tiến hành thêm một số xét nghiệm kiểm tra khác.
Những lần đo sẽ có sự chênh lệch đôi chút về số liệu do sự khác biệt về định vị tuy nhiên thường không đáng kể.
Lợi ích so với rủi ro là gì?
Những lợi ích
-
Đo mật độ xương DXA là một thủ tục đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn.
-
Không cần gây mê.
-
Lượng phóng xạ được sử dụng là cực kỳ nhỏ, ít hơn 1/10 liều chụp X quang ngực tiêu chuẩn và ít hơn một ngày tiếp xúc với bức xạ tự nhiên.
-
Là tiêu chuẩn tốt nhất hiện tại để chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương.
-
Kết quả DXA giúp đưa ra quyết định liệu có cần điều trị loãng xương hay không và được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị.
-
Thiết bị DXA được phổ biến rộng rãi giúp cho việc kiểm tra mật độ xương DXA thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
-
Không còn bức xạ trong cơ thể bệnh nhân sau khi kiểm tra X-quang.
-
X-quang thường không có tác dụng phụ trong kỹ thuật này
Rủi ro
-
Luôn có một nguy cơ bị ung thư nhỏ do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ. Tuy nhiên, lợi ích của một chẩn đoán chính xác vượt xa nguy cơ.
-
Phụ nữ cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên X-quang nếu có bất kỳ khả năng nào đang mang thai.
-
Liều bức xạ hiệu quả cho kỹ thuật này khác nhau.
Những hạn chế của đo mật độ xương (DEXA, DXA) là gì?
DXA không thể dự đoán ai sẽ gặp phải gãy xương nhưng có chẩn đoán nguy cơ tương đối và nó được sử dụng để xác định xem có cần điều trị hay không.
Mặc dù có hiệu quả như một phương pháp đo mật độ xương, DXA được sử dụng hạn chế ở những người bị biến dạng cột sống hoặc những người đã phẫu thuật cột sống trước đó. Gãy xương đốt sống dạng lún hoặc viêm xương khớp có thể ảnh hưởng tính chính xác của kỹ thuật. Trong những trường hợp như vậy, chụp CT có thể hữu ích hơn.
Các bài kiểm tra DXA tiếp theo nên được thực hiện tại cùng một cơ sở y tế và lý tưởng nhất là với cùng một máy. Các phép đo mật độ xương thu được với các thiết bị DXA khác nhau không thể được so sánh với nhau.
Xem thêm: Clip BS tư vấn đề loãng xương và thực hiện đo loãng xương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chẩn đoán Loãng Xương
-
BỆNH LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis)
-
Bệnh Loãng Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phân Loại
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Loãng Xương Tại Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh ...
-
Loãng Xương - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Quy Trình đo Chẩn đoán Loãng Xương - Vinmec
-
Bệnh Loãng Xương (osteoporosis): Một Số điều Cần Biết
-
Chẩn Đoán Và Tầm Soát Loãng Xương - Bệnh Viện Quận Tân Phú
-
Góc Tư Vấn: Chẩn đoán Bệnh Loãng Xương Bằng Phương Pháp Nào?
-
Loãng Xương Chẩn đoán Và điều Trị Loãng Xương Sau Mãn Kinh
-
Phác đồ Chẩn đoán Và điều Loãng Xương (Osteoporosis)
-
Loãng Xương: Chẩn đoán Và điều Trị - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Loãng Xương | BvNTP
-
Loãng Xương: Chẩn đoán Và điều Trị Nội Khoa - Dieutri.Vn