Độ Lớn điện Tích ( Hay)
Có thể bạn quan tâm
- Vật lý lớp 12
- Vật lý lớp 11
- Vật lý lớp 10
- Vật lý lớp 9
- VẬT LÝ LỚP 8
- Phần điện học
- Phần quang học
- Phần điện từ học
Cập nhật lúc: 11:25 17-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11
Áp dụng định luật Cu- lông để tìm độ lớn điện tích điểm rất dễ chỉ cần bạn nhớ công thức tính. Và nhớ rằng điện tichd có giá trị âm, dương
- Lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập điện tích. Định luật coulomb
- Cân bằng của điện tích
Xem thêm: Điện tích. Định luật Cu-lông
ĐỘ LỚN ĐIỆN TÍCH
A.LÍ THUYẾT
Xác định độ lớn và dấu các điện tích.
- Khi giải dạng BT này cần chú ý:
- Hai điện tích có độ lớn bằng nhau thì: \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\)
- Hai điện tích có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu thì: \(q_{1}=-q_{2}\)
- Hai điện tích bằng nhau thì: \(q_{1}=q_{2}\)
- Hai điện tích cùng dấu: \(q_{1}.q_{2}> 0\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{1}.q_{2} \end{vmatrix}=q_{1}.q_{2}\).
- Hai điện tích trái dấu: \(q_{1}.q_{2}< 0\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{1}.q_{2} \end{vmatrix}=-q_{1}.q_{2}\)
- Áp dụng hệ thức của định luật Coulomb để tìm ra \(\begin{vmatrix} q_{1}.q_{2} \end{vmatrix}\) sau đó tùy điều kiện bài toán chúng ra sẽ tìm được q1 và q2.
- Nếu đề bài chỉ yêu cầu tìm độ lớn thì chỉ cần tìm \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix};\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\)
Bài tập ví dụ:
Hai quả cầu nhỏ tích điện có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút nhau bằng một lực 0,9N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
Tóm tắt:
q1 = q2
r = 5cm = 0,05m
F = 0,09N, lực hút
q1 = ?, q2 = ?
Giải.
Theo định luật Coulomb:
\(F=k\frac{ \begin{vmatrix} q_{1}q_{2} \end{vmatrix}}{r^{2}}\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{1}q_{2} \end{vmatrix} =\frac{Fr^{2}}{k}\) \(\Leftrightarrow \begin{vmatrix} q_{1}q_{2} \end{vmatrix}=\frac{0,9.0,05^{2}}{9.10^{9}}=25.10^{-14}\)
Mà \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\) nên \(\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}^{2}=25.10^{-14},\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}=5.10^{-7}C\)
Do hai điện tích hút nhau nên: \(q_{1}=5.10^{-7}C;q_{2}=-5.10^{-7}C\)
hoặc: \(q_{1}=-5.10^{-7}C;q_{2}=5.10^{-7}C\)
B.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau 10 cm. Lực đẩy giữa chúng là 9.10-5N.
a/ Xác định dấu và độ lớn hai điện tích đó.
b/ Để lực tương các giữa hai điện tích đó tăng 3 lần thì phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai điện tích đó bao nhiêu lần? Vì sao? Xác định khoảng cách giữa hai điện tích lúc đó.
ĐS: a. \(q_{1}=q_{2}=10^{-8}C\) hoặc \(q_{1}=-q_{2}=10^{-8}C\)
b/Giảm \(\sqrt{3}\) lần \(r^{'}\approx 5,77cm\)
Bài 2. Hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 25cm trong điện môi có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác giữa chúng là 6,48.10-3 N.
a/ Xác định độ lớn các điện tích.
b/ Nếu đưa hai điện tích đó ra không khí và vẫn giữ khoảng cách đó thì lực tương tác giữa chúng thay đổi như thế nào? Vì sao?
c/ Để lực tương tác của hai điện tích đó trong không khí vẫn là 6,48.10-3 N thì phải đặt chúng cách nhau bằng bao nhiêu?
ĐS: a/ \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}=3.10^{-7}C\) ;
b/ tăng 2 lần
c/ \(r_{kk}=r_{dm}.\sqrt{\varepsilon }\approx 35,36cm\)
Bài 3. Hai vật nhỏ tích điện đặt cách nhau 50cm, hút nhau bằng một lực 0,18N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 4.10-6C. Tính điện tích mỗi vật?
ĐS: \(\left\{\begin{matrix}\begin{vmatrix} q_{1}q_{2} \end{vmatrix}=5.10^{-12} \\ q_{1}+q_{2}=4.10^{-6} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}q_{1}.q_{2}=5.10^{-12} \\ q_{1}+q_{2}=4.10^{-6} \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}q_{1}=-10^{-6}C \\ q_{2}=5.10^{-6}C \end{matrix}\right.\)
Bài 5. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau 1 khoảng 5 cm, giữa chúng xuất hiện lực đẩy F = 1,6.10-4 N.
a.Hãy xác định độ lớn của 2 điện tích điểm trên?
b.Để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10-4N thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu?
ĐS: 667nC và 0,0399m
Bài 6 Hai vật nhỏ đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực F= 1,8 N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 3.10-5 C. Tìm điện tích của mỗi vật.
ĐS: \(q_{1}=2.10^{-5}C;q_{2}=10^{-5}C\)
Bài 7. Hai quả cầu kim loại nhỏ như nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi lại đưa về vị trí cũ, chú đẩy nhau bằng một lực 3,6.10-4 N. Tính q1, q2?
ĐS: \(q_{1}=2.10^{-9}C;q_{2}=6.10^{-9}C\) và \(q_{1}=-2.10^{-9}C;q_{2}=-6.10^{-9}C\) và đảo lại
Bài 8. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có khối lượng 50g được treo vàocùng một điểm bằng 2 sợi chỉ nhỏ không giãn dài 10cm. Hai quả cầu tiếp xúc nhautích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi 2 dây treo hợpvới nhau một góc 600.Tính điện tích mà ta đã truyền cho các quả cầu quả cầu. Cho g = 10 m/s2.
ĐS: q = 3,33µC
Bài 9. Một quả cầu nhỏ có m = 60g ,điện tích q = 2. 10 -7 C được treo bằng sợi tơ mảnh.Ở phía dưới nó 10 cm cầnđặt một điện tích q2 như thế nào để sức căng của sợi dây tăng gấp đôi?
ĐS: q=3,33µC
Bài 10. Hai quả cầu nhỏ tích điện q1= 1,3.10 -9 C ,q2 = 6,5.10-9 C đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì đẩy nhau với một những lực bằng F. Cho 2 quả cầu ấy tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau cùng một khoảng r trong một chất điện môi ε thì lực đẩy giữa chúng vẫn là F.
a, Xác định hằng số điện môi của chất điện môi đó.
b, Biết F = 4,5.10 -6 N ,tìm r
ĐS: ε = 1,8. r = 1,3cm
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Tải về
Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Trắc nghiệm Lực từ Lo - ren -xơ - Có đáp án (31/01)
- Tóm tắt lý thuyết chương cảm ứng điện từ(06/10)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Vật Lí 11 - THPT Phan Ngọc Hiển. Năm học 2016 - 2017. (Có đáp án và lời giải chi tiết)(03/10)
- Phân loại bài tập chương khúc xạ ánh sáng (24/03)
- Lý thuyết và bài tập chương khúc xạ ánh sáng - Có lời giải chi tiết.(16/03)
- Trắc nghiệm : Phản xạ toàn phần - Có đáp án(06/03)
- Phương pháp giải và các dạng bài tập chương từ trường(20/02)
- Các dạng bài tập chương cảm ứng điện từ(14/02)
- Đề thi học sinh giỏi sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Có lời giải chi tiết(10/02)
- Đề thi chọn HSG lớp 11 - Sở GD&ĐT Quảng Bình - Có lời giải chi tiết(17/01)
chuyên đề được quan tâm
- Đại cương dòng điện xoay chiều
- Từ thông- Suất điện động cảm ứng xoay chiều
- Bài toán liên quan đến điện lượng
- Mạch điện xoay chiều RLC
- Độ lệch pha- giản đồ véctơ
- Hiện tượng cộng hưởng điện
- Phần quang học
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật Lí 10...
- Đề kiểm tra 45 phút - Vật Lí 12 -...
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Vật Lí...
bài viết mới nhất
- Động năng - Định lý biến thiên động năng
- Trắc nghiệm Lực từ Lo - ren -xơ - Có...
- Hướng dẫn ôn tập học kỳ I - Vật lý...
- Bồi dưỡng học sinh giỏi: Áp suất. Áp suất chất...
- Bài tập nâng cao: Sự cân bằng lực - Lực...
- Đề thi chọn học sinh giỏi Vật Lí 9 -...
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Năm...
- Công cơ học
- Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện môn...
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp THCS...
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ khóa » độ Lớn điện Tích Kí Hiệu Là Gì
-
Công Thức Tính độ Lớn điện Tích Q - Thả Rông
-
Dạng 2: Độ Lớn điện Tích | 7scv
-
Điện Tích – Wikipedia Tiếng Việt
-
Coulomb (đơn Vị) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết điện Tích - định Luật Culông Lý 11
-
[PDF] ĐIỆN TRƯỜNG ε = F Q E
-
Công Thức Tính Lực Tương Tác Giữa Hai điện Tích Là Gì ? Độ Lớn Của Lực ...
-
Top 12 Công Thức Tính Độ Lớn Điện Tích - Ôn Thi HSG
-
Công Thức định Luật Cu Lông đầy đủ Nhất - TopLoigiai
-
Công Thức Tính độ Lớn Của Hai điện Tích | HoiCay - Top Trend News
-
Định Luật Cu-lông | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Định Luật Cu-Lông - Trắc Nghiệm Vật Lý - Baitap123
-
Điện Tích Thử Là Gì? Sự Tương Tác Và Dụng Cụ đo điện Tích
-
Lý Thuyết điện Trường Và Cường độ điện Trường - Đường Sức điện