Độ Mặn Và Dụng Cụ Kiểm Tra Độ Mặn - Tin Cậy
Có thể bạn quan tâm
Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng làm cho mực nước biển dâng cao hơn mỗi năm, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, các đồng bằng ven biển khác đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Trước tình hình trên hiểu rõ về nước mặn, đất mặn cũng như chuẩn bị những dụng cụ kiểm tra độ mặn là điều tất yếu, Tin Cậy sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích về độ mặn.
1. Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Khái niệm nước mặn cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận. Chẳng hạn, Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước mặn là tên gọi để chỉ một trong hai trường hợp:
- Nước có chứa muối NaCl hoà tan hơn nước lợ, thường quy ước trên 10 g/l.
- Nước chứa lượng muối NaCl cao hơn nước uống thông thường (> 1g/l).
Trường hợp 1 dùng cho các khu vực nước ven biển. Trường hợp 2 phổ biến hơn
Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8% (348 ppt).
Các môi trường sống chứa nước mặn, được gọi là môi trường sống nước mặn. Các động vật có khả năng sinh sống trong môi trường nước mặn đòi hỏi phải có các cơ chế điều chỉnh đặc biệt, chẳng hạn các tuyến bài tiết muối hay gia tăng năng lực bài tiết của thận, hệ thống mạch Malpighi. Các dạng thực vật có khả năng thích nghi với môi trường sống nước mặn gọi là cây ưa mặn hay cây chịu mặn.
Bảng dưới đây liệt kê một số hàm lượng giới hạn hữu ích của nước mặn:
Kiểu nước mặn | Hàm lượng (ppt) |
Nước biển | 35 |
Độ mặn uống được tối đa cho người | 3 |
Độ mặn thích hợp cho người | 0,5 tới 0,75 |
Sinh vật trong sa mạc | Nhỏ hơn 15; tối đa 25 |
Nước tưới (đối với tưới tiêu vàcác điều kiện đất đai tối ưu) |
|
2. Các kiểu đất mặn
Đất được chia theo mức độ bị nhiễm mặn thành đất không mặn, mặn yếu và đất muối. Đất không mặn chứa lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%, mặn yếu từ 0,3-0,6%, mặn mạnh 0,6-1% và đất muối lớn hơn 1%. Dựa theo lượng anion trong đất, người ta phân đất mặn ra thành: mặn clorit, sunfat-clorit, clorit-sunfat và cacbonat. Trong các kiểu đất mặn theo anion, mặn cacbonat natri là kiểu mặn độc hại nhất vì khi phân hủy sẽ hình thành kiềm mạnh (NaOH). Theo hàm lượng cation (mặc dầu cation chiếm ưu thế là Na+). Đất mặn được phân thành mặn Ca, Mg hay Ca–Na, Na-Ca, Na-Mg,…
Khác với nước, đất bị nhiễm mặn được chia theo những cấp độ thể hiện khả năng rửa mặn. Tức là đất đã nhiễm muối được gọi là đất mặn, đất không mặn cho thấy khả năng có thể rửa mặn của đất nhiễm mặn đó, từ yếu đến mạnh. Khi đất đã nhiễm mặn nếu kèm theo hạn hán sẽ để lại hậu quả lớn hơn cho cây trồng cũng như sa cấu đất tại đó.
Nếu vùng đất không mặn bị nhiễm nước mặn lâu dài sẽ dẫn đến muối đi vào mạch nước ngầm từ đó mao dẫn qua các mạch trong đất khi đất bốc thoát hơi nước gây nên độ mặn cho đất. Đất bị nhiễm mặn mới không được rửa ngọt hoặc biện pháp đúng đắn sẽ thành đất nhiễm mặn lâu dài gây khó cho rửa ngọt sau này.
Đặc điểm tính chất của đất mặn:
- Có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60%, thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.
- Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng.
- Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.
- Hoạt động của vi sinh vật yếu.
3. Kiểm tra độ mặn của nước
Để kiểm tra độ mặn của nước có rất nhiều cách như:
- Dùng tỷ trọng kế: Giá thành rẻ, dễ sử dụng nhưng sai số cao thích hợp đo bên nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Dùng bút đo độ mặn: Do chi phí trung bình nên thường chỉ có 1 thang đo mặn ppt nên cần chọn loại có thang đo có độ phân giải nhỏ 0.01ppt.
→Tham khảo sản phẩm: Bút đo độ mặn EC170 – Extech
- Dùng máy đo độ mặn: Chi phí cao hơn nhưng độ tin cậy cũng cao hơn, có thang đo độ mặn nhỏ ppm và tự chuyển đổi sang thang đo cao ppt
→Tham khảo sản phẩm: Máy đo độ mặn đa chỉ tiêu Apel SM16
- Để đo được độ mặn cho nước tưới cần chọn máy có độ phân giải nhỏ: 0.01ppt hoặc có thang đo nhỏ tự động chuyển 0 – 999ppm và 1.00ppt – 10.00ppt (độ phân giải 0.01ppt).
Qua những chia sẻ trên, Tin Cậy mong rằng sẽ giúp bà con hiểu hơn về độ mặn cũng như có những cách thức kiểm tra để chống chọi lại biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
Các sản phẩm liên quan:
- Tỷ trọng kế đo độ mặn
- Bút đo độ mặn EC170
- Máy đo đa chỉ tiêu Apel SM16
Mọi thắc mắc về ” Độ mặn và dụng cụ kiểm tra độ mặn”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Từ khóa » đơn Vị đo độ Mặn Ppm
-
Độ Mặn Là Gì? Tầm Quan Trọng Của độ Mặn
-
Bút đo Kiểm Tra Nước TDS Độ Mặn Đơn Vị Ppm
-
Nước Mặn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ppm Là Gì? Cách Tính, Hướng Dẫn Chuyển đổi, đơn Vị & Tiêu Chuẩn ...
-
đơn Vị đo độ Mặn - Kinh-nghiệ | Năm 2022
-
Đơn Vị đo độ Mặn Và Phương Pháp đo độ Mặn Hiện Nay
-
Đơn Vị đo độ Mặn
-
PPm, TDS, PH Là Gì? Chỉ Số TDS, PH Bao Nhiêu Là Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cách Lấy Mẫu Nước Và Ghi Lại Mức độ Mặn Của Chúng Với Máy đo độ ...
-
Cách đo độ Mặn Bằng Tỷ Trọng Kế
-
Máy đo độ Mặn PCE-CM 41 (0~2,000 Mg/l (ppm))
-
[HCM]Bút đo Nồng độ Ppm Thiết Bị Kiểm Tra Nước Sạch Tiện Dụng ...
-
Bút đo Kiểm Tra Nước TDS Độ Mặn Đơn Vị Ppm Bút Thử Nước Sạch ...