Đo Mật độ Xương Bằng Phương Pháp DEXA

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là kỹ thuật hữu hiệu trong việc đánh giá mật độ khoáng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, phụ nữ trên 45 tuổi được chẩn đoán loãng xương và những đối tượng có nguy cơ khiến xương mỏng yếu và dễ gãy… Kỹ thuật này không xâm lấn, thực hiện đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn chụp X-quang thông thường, lại có mức độ bức xạ vô cùng thấp.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là gì?

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry – còn được gọi là kiểm tra mật độ xương) là một phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương.

Hiện tại, DEXA là phương pháp phổ biến nhất để đo loãng xương. Phương pháp này dùng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương; thường được đo ở cột sống, hông, hoặc cổ tay. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương càng thấp. Ngược lại, nếu mật độ xương của bạn thấp hơn bình thường so với độ tuổi, điều đó cho thấy nguy cơ loãng xương và gãy xương đang đe dọa bạn. Loãng xương gây mất dần xương hay thay đổi cấu trúc khiến xương trở nên mỏng, yếu và dễ bị gãy hơn.

quy trinh do bang dexa
Kỹ thuật đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA diễn ra nhanh chóng, đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao

Kỹ thuật DXA được giới thiệu sử dụng vào năm 1987. Kỹ thuật này được áp dụng để chẩn đoán loãng xương (thường ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi mãn kinh, cũng có thể xảy ra ở nam giới và hiếm gặp ở trẻ em), đo mật độ xương toàn thân, các xương trung tâm (cột sống, cổ xương đùi hai bên) và ngoại vi (xương cẳng tay, cổ tay hai bên). DEXA cũng phát huy hiệu quả trong việc theo dõi ảnh hưởng của điều trị loãng xương và các tình trạng khác gây mất xương. (1)

Quy trình đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA

Một quy trình đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA được diễn ra như sau:

banner tâm anh quận 7 content
  • Bạn nằm ngửa trên bàn đệm phẳng với tư thế duỗi thẳng hai chân, hoặc kỹ thuật viên có thể đặt dưới đầu gối của bạn một gối đệm nhằm làm thẳng cột sống hay cố định hông. Họ cũng có thể cố định cánh tay của bạn.
  • Một máy quét sẽ đi qua cột sống và hông dưới, máy quét khác được gọi là trình tạo photon sẽ chạy phía dưới bạn. Hình ảnh từ hai máy quét sẽ được kết hợp và gửi đến máy tính xử lý dữ liệu. Kỹ thuật viên sẽ theo dõi quy trình này trên màn hình máy tính.
  • Trong khi thực hiện việc đo lường, bạn nên nằm yên, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bạn nín thở.
  • DEXA tương tự như chụp X-quang tiêu chuẩn.
  • Toàn bộ quá trình quét DEXA chỉ diễn ra trong khoảng 25-30 phút.

Mục đích của việc quét DEXA là gì?

Mục đích của việc quét DEXA là nhằm xác định nguy cơ bị mất xương và thiếu hụt chất khoáng trong xương. Theo đó, những người rơi vào tình trạng dưới đây cần phải thực hiện việc quét DEXA mỗi hai năm một lần:

phuong phap quet dexa
Phương pháp quét DEXA được các bác sĩ khuyên dùng trong việc đánh giá nguy cơ bị loãng xương, mất xương và gãy xương của bất cứ ai
  • Bác sĩ xác định bạn có nguy cơ bị loãng xương, dựa trên những thông tin về tiền sử bệnh của bạn.
  • Chụp X-quang cho thấy khả năng bị loãng xương, thiếu xương hoặc gãy xương.
  • Bạn đang dùng một loại thuốc steroid (như prednisone…) trong thời gian dài.
  • Bạn bị cường cận giáp nguyên phát.
  • Bác sĩ muốn theo dõi hiệu quả thuốc điều trị loãng xương mà bạn đang uống

Lợi ích và rủi ro khi đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

Kỹ thuật đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA mang đến rất nhiều những lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, bên cạnh một vài rủi ro.

1. Lợi ích của phương pháp DEXA

  • Kỹ thuật DEXA chỉ phóng ra lượng phóng xạ rất nhỏ, ít hơn 1/10 liều so với chụp X-quang ngực tiêu chuẩn và lượng bức xạ tự nhiên một người có thể tiếp xúc trong 1 ngày.
  • Là kỹ thuật tốt nhất hiện nay để chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương.
  • Thủ tục thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn.
  • Không cần thực hiện kỹ thuật gây mê
  • Căn cứ vào kết quả quét DEXA, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định liệu bạn có cần điều trị loãng xương và sử dụng trong theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Kỹ thuật DEXA được phổ biến rộng rãi giúp cho việc kiểm tra mật độ xương diễn ra thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

2. Rủi ro

  • Nguy cơ của tia X tuy thấp, nhưng vẫn cần được thông báo cho bệnh nhân trước khi thực hiện. Phương pháp đo loãng xương chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, trong điều kiện máy và phòng chì tốt, thao tác bởi kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm.
  • Cần thông báo cho bác sĩ nếu nghi ngờ mình đang mang thai
  • Liều bức xạ hiệu quả cho kỹ thuật này khác nhau ở từng thế hệ máy. Các thế hệ máy hiện đại được nghiên cứu để giảm liều tia X thấp nhất có thể. Trao đổi với bác sĩ của bạn để hiểu về dòng máy sử dụng và tác dụng phụ của tia X trước khi thực hiện.

3. Mặt hạn chế của kỹ thuật đo mật độ xương DEXA

Dù có nhiều lợi ích nhưng phương pháp DEXA cũng “vấp” phải một vài hạn chế:

  • Không thể dự đoán người nào đó sẽ bị gãy xương nhưng có thể chẩn đoán nguy cơ và xác định người đó có cần phải tiến hành điều trị.
  • DEXA không được khuyên dùng cho những người bị biến dạng cột sống hoặc đã từng phẫu thuật cột sống.
  • Viêm xương khớp hay gãy xương đốt sống dạng lún có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của kỹ thuật này, khi ấy chụp CT có thể hữu ích hơn.
  • Việc thực hiện kiểm tra DEXA nên được thực hiện tại cùng một cơ sở y tế và cùng một máy. Lý do, các thiết bị khác nhau có thể cho ra các thông số khác nhau.
phuong phap quet dxa
Căn cứ vào kết quả quét DEXA, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định liệu bạn có cần điều trị loãng xương hay không

Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay…) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm,…) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng

Các câu hỏi về quét DEXA

1. Cần chuẩn bị gì khi đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA?

Quét DEXA là kỹ thuật không xâm lấn nên không có những yêu cầu quá phức tạp ngoại trừ việc bạn cần ngừng uống bất kỳ chất bổ sung canxi nào trong 24 giờ trước khi thực hiện. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm 1 số vấn đề sau:

  • Mặc quần áo thoải mái. Tùy thuộc vào vùng cơ thể được quét, bạn không nên mặc những kiểu quần áo có dây buộc, khóa kéo hoặc móc kim loại. Bạn cũng có thể cần phải tháo xuống các món đồ trang sức hoặc các vật dụng khác (như chìa khóa, các vật dụng kim loại). Kỹ thuật viên cũng có thể yêu cầu bạn mặc áo choàng bệnh viện để thay thế các trang phục trên hoặc tuân theo quy định của từng bệnh viện.
  • Hãy báo cho bác sĩ biết trước nếu bạn đã thực hiện việc chụp CT có sử dụng chất cản quang hoặc barium. Nếu có, việc thực hiện quét DEXA có thể được tiến hành sau một vài ngày.
  • Nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn nghi ngờ hoặc đang mang thai. Họ có thể hoãn việc quét DEXA cho đến sau khi bạn sinh con hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

2. Nên đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA bao nhiêu lần trong năm?

Bạn nên thực hiện kiểm tra xương thường xuyên 2 năm/lần khi nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ (trên 45 tuổi, tiền mãn kinh…) hoặc theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian này là cần thiết để phát hiện các thay đổi đáng kể về mật độ xương. Đối với trường hợp người bệnh sử dụng thuốc steroid liều cao, thời gian kiểm tra có thể rút ngắn thành mỗi 6 tháng/ lần để xem xét tác dụng của thuốc và một số vấn đề khác liên quan đến tình trạng bệnh của bệnh nhân.

3. Quét DEXA có đau không?

Không có bất cứ cảm giác đau nào ngay cả khi các chùm tia X đi qua cơ thể bạn. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi nằm trên bàn, tuy nhiên, bạn chỉ cần giữ tư thế đó trong một khoảng thời gian ngắn.

4. Quét DEXA chính xác đến mức nào?

Các bản quét DEXA cung cấp độ chính xác cao vì thế được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng. Tuy nhiên, có sự khác biệt về kết quả nếu thực hiện cùng một kỹ thuật nhưng khác máy. Đây chính là lý do các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện tất cả các xét nghiệm DEXA trên cùng một máy.

Các chuyên gia y tế coi quét DEXA là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương. Nhiều người bị giảm mật độ xương khi họ già đi. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải chấp nhận xương ngày càng mỏng manh chỉ vì lý do này. Không bao giờ là quá sớm để học cách chăm sóc xương của bạn! Vì thế, hãy đến những bệnh viện uy tín để tầm soát sức khỏe xương của bạn ngay hôm nay. Đây chính là cách làm chậm quá trình mất xương hoặc bảo vệ xương của bạn trong những năm tiếp theo của cuộc đời

5. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở đâu?

Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội và TP.HCM) sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến vì thế sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn kiểm tra sức khỏe xương cốt của bạn. Ưu điểm vượt trội của hệ thống máy đo mật độ xương tại bệnh viện là nguồn tia X năng lượng kép tần số cao, tính năng quét 1 lần OnePass loại bỏ lỗi biến dạng hình ảnh, độ phân giải cao, qua đó trả ra hình ảnh chất lượng và rõ nét. Không chỉ có chức năng đo mật độ loãng xương, hệ thống máy đo loãng xương còn được tích hợp nhiều công năng quan trọng khác như đánh giá nguy cơ gãy xương, mất xương, vôi hóa…

Hơn nữa, tại đây còn có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác thông qua những kết quả chiếu chụp thu được.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

DEXA tại Bệnh viện Tâm Anh là tiêu chuẩn vàng kiểm tra mật độ khoáng xương, chẩn đoán chính xác bệnh loãng xương.

Từ khóa » Hình ảnh Máy đo Loãng Xương