Độ Mờ Da Gáy Bao Nhiêu Là Bình Thường, Nguy Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Đo độ mờ da gáy được thực hiện ở tuần 11-14 thai kỳ. Độ mờ da gáy dưới 3,5mm là bình thường, trên 6mm là có nguy cơ cao bị hội chứng down cũng như có các bất thường về nhiễm sắc thể.
- Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
- 9 dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu dễ phát hiện nhất
Tại sao cần đo độ mờ da gáy?
- Đo độ mờ da gáy (tiếng anh là Nuchal translucency, viết tắt là NT) là cách kiểm tra vùng da gáy ở thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11-14 thai kỳ.
- Xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc hội chứng down và từ kết quả đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ có căn cứ để tư vấn xem sản phụ có cần làm thêm xét nghiệm chọc dò ối hoặc CVS (lấy mẫu nhung màng đệm) vào tuần 16-17 thai kỳ nữa hay không.
Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường, nguy hiểm?
Mang thai tuần thứ mấy thì đo độ mờ da gáy?
- Việc đo độ mờ da gáy thường được chỉ định bắt buộc thực hiện ở tuần 11-14 thai kỳ. Vì sao vậy? Theo các chuyên gia khoa sản, mẹ nên thực hiện đo độ mờ da gáy vào những tuần thai này bởi nếu thực hiện quá sớm (trước 11 tuần) thì da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi còn quá khó khiến kết quả không chuẩn xác.
- Còn nếu thực hiện khi thai nhi đã quá 14 tuần thì kết quả độ mờ da gáy lạ trở về bình thường (nhưng không có nghĩa là thai nhi bình thường), khi đó kết quả sẽ không còn ý nghĩa gì. Vì vậy, việc thực hiện từ tuần 11-14 là vô cùng quan trọng nên các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý mốc thai kỳ này.
Cách đo độ mờ da gáy dược thực hiện như thế nào?
- Đo độ mờ da gáy không phức tạp như các xét nghiệm khác mà được thực hiện vô cùng đơn giản. Kỹ thuật đo được thực hiện qua siêu âm thai là chủ yếu. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, với những mẹ có tử cung nghiêng về phía sau hoặc nếu mẹ quá béo có thể sẽ phải tiến hành siêu âm đầu dò (qua âm đạo của mẹ) để cho kết quả chính xác nhất. Tất cả những kỹ thuật này không hề gây bất cứ nguy hiểm nào cho mẹ và bé.
- Việc siêu âm được thực hiện bằng máy siêu âm trên bụng sản phụ và bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống thai nhi. Sau đó, tiếp tục đo độ mờ da gáy. Khoảng mờ này ở ngay sau gáy bé kéo dài đến da. Trên màn hình siêu âm, da của bé sẽ có màu trắng và khoảng mờ sẽ là màu đen.
- Cũng trong lần siêu âm này, mẹ sẽ có thể nhìn thấy rõ ràng các bộ phận trên cơ thể con như đầu, cột sống, chân tay, bàn chân, bàn tay trên màn hình. Siêu âm ở những tuần thai này cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở bụng hay hộp sọ của bé. Tuy nhiên để chắc chắn, mẹ chớ bỏ qua những lần siêu âm tiếp theo ở tuần 16 và 20 thai kỳ.
Kết quả độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Kết quả đo độ mờ da gáy thường tỷ lệ thuận với tuổi thai khi thực hiện. Với thai nhi 11 tuần thì độ mờ da gáy bằng 2mm là bình thường và với thai nhi 13 tuần 6 ngày, độ mờ da gáy bằng 2,8mm là bình thường.
Thông thường nếu thai nhi có độ mờ da gáy dưới 3,5mm thì không có gì là quá lo lắng và nguy cơ mắc hội chứng Down cũng rất thấp.
Dưới đây là những mức độ khác nhau của độ mờ da gáy:
- Độ mờ da gáy bằng 1,3 mm sẽ có nguy cơ mắc bệnh Down thấp.
- Độ mờ da gáy bằng 2,9 cũng là trong giới hạn bình thường. 9 trong số 10 đứa trẻ có kết quả đo độ mờ da gáy bằng 2,5mm – 3,5mm đều bình thường.
- Độ mờ da gáy bằng 6mm là có nguy cao bé bị hội chứng down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác như bệnh tim mạch.
Nhữngtrường hợp nào có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down?
May mắn là không nhiều mẹ bầu có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down. Hội chứng này dễ mắc ở những bà mẹ:
- Mẹ mang thai ở tuổi cao, trên 35 tuổi.
- Bố hoặc mẹ làm việc hoặc tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc hại.
- Người mẹ có tiền sử thai chết không rõ nguyên nhân hoặc gia đình 2 bên có người bị dị tật, tâm thần.
- Mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ, bị sốt cao hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi trong giai đoạn này.
Hậu quả của hội chứng Down là gì?
- Trẻ bị hội chứng Down có nhiều mức độ khác nhau và thường sẽ không nhận thức được cuộc sống xung quanh, phát triển thần kinh chậm và có dấu hiệu như: đầu nhỏ, ngắn, cổ ngắn, mặt ngây ngô, mắt xếch hoặc bị lác, miệng luôn há và trễ ra ngoài,… và có thể bị một số bệnh lý bẩm sinh như ung thư máu, thiểu năng, nhẹ cân, bệnh tim mạch,…
- Nhìn chung, trẻ bị down là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy càng phát hiện sớm càng tốt để tránh những hậu quả nặng nề về sau.
Mẹ bầu làm thêm xét nghiệm gì để biết thai nhi có nguy cơ bị down?
Khi thai nhi có nguy cơ bị bệnh Down cao, mẹ nên làm thêm xét nghiệm:
- Thai nhi 11-13 tuần tuổi: Đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm PAPP-A, Free- β HCG giúp cho kết quả chuẩn xác nhất.
- Thai nhi 16-18 tuần tuổi: Đo độ mờ da gáy kết hợp xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol) để xác định bệnh down và các khiếm khuyết ống thần kinh.
Từ khóa:
- độ mờ da gáy bao nhiêu là nguy hiểm
- độ mờ da gáy 1.4 mm
- bình thường không
- độ mờ da gáy 2mm
- độ mờ da gáy quá cao
- độ mờ da gáy 1.6mm có bình thường không
Chia sẻ:
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
- Bấm để chia sẻ trên Google+ (Opens in new window)
Từ khóa » độ Dày Da Gáy 1.4mm
-
Độ Mờ Da Gáy 1.4 Có Nguy Hiểm Không?
-
7 Điều Bạn Cần Biết Về Độ Mờ Da Gáy 1mm, 1.2mm, 1.3mm, 1.4mm
-
Độ Mờ Da Gáy ở Thai Nhi Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Vinmec
-
Chỉ Số độ Mờ Da Gáy Bình Thường Có Cần Làm Double Test Không?
-
Em Khám độ Mờ Da Gáy 12w6n Là 1.4mm Có Cần Phải Làm Double ...
-
Các Mẹ Cho E Hỏi , Siêu âm độ Mờ Da Gáy 1.4Mm Là Bình Thường ...
-
Độ Mờ Da Gáy 1.6, 1.8 Mm, 2.2 Mm Có Bình Thường Không?
-
Tất Tần Tật Thông Tin Về độ Mờ Da Gáy Mẹ Bầu Cần Lưu Tâm
-
Độ Mờ Da Gáy - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Độ Mờ Da Gáy 1.4mm Có Cần Làm Double Test Không
-
Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy Có Biết Trai Hay Gái, Khám ở đâu Và Chi Phí
-
Độ Mờ Da Gáy 1mm, 1.2 Mm, 1.4 Mm, 1.6 Mm, 1.8 Mm, 2.2 Mm…có ...
-
Đo độ Mờ Da Gáy : Thời điểm Thích Hợp & Chỉ Số Bình Thường
-
Độ Mờ Da Gáy 1.4mm Có Bình Thường Không