Độ Mờ Da Gáy ở Thai Nhi Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Độ mờ da gáy là gì?
- Vì sao mẹ nên đo độ mờ da gáy?
- Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
- Nên đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy?
- Một số lưu ý về siêu âm đo độ mờ da gáy
- Câu hỏi thường gặp về độ mờ da gáy
Việc thăm khám thai theo lịch định kỳ là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thông qua những chỉ số và các xét nghiệm cần thiết. Từ tuần 11 đến 13 của thai kỳ, mẹ có thể được chỉ định để xét nghiệm đo độ mờ da gáy. Đây là xét nghiệm vô cùng quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ bị hội chứng Down ở thai nhi ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Kết quả độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? Huggies mời mẹ tìm đọc thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm:
- Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
- Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
- Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy (ĐMDG) là khoảng dịch tích tụ dưới da ở vùng sau gáy cổ của thai nhi. Sự tích tụ này là hiện tượng bình thường, nhưng nếu lượng dịch tăng lên một cách bất thường, có thể cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down và một số hội chứng khác.
Siêu âm đo độ mờ da gáy được thực hiện trong khoảng từ tuần 11 đến tuần 13 và 6 ngày của thai kỳ, hoặc khi chiều dài đầu-mông của thai nhi đạt từ 45 đến 84mm. Đây là mốc siêu âm rất quan trọng, vì trong khoảng thời gian này, bác sĩ có thể đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể, có thể dẫn đến các căn bệnh như hội chứng Down, dị dạng tim, dị dạng chi, và thoát vị cơ hoành….
>> Tham khảo:
- Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
- 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm nhất
Độ mờ da gáy khoảng dịch tích tụ phía sau gáy của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Vì sao mẹ nên đo độ mờ da gáy?
Đo độ mờ da gáy là phương pháp chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong thai kỳ. Siêu âm thai nhi vào thời điểm thích hợp cho phép kiểm tra vùng da gáy, từ đó giúp bác sĩ xác định nguy cơ mắc hội chứng Down và những bất thường về nhiễm sắc thể ở trẻ với 3 hội chứng thường gặp sau:
Hội Chứng Down
Trẻ em sinh ra có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Trẻ mắc hội chứng Down có tổng cộng 47 nhiễm sắc thể, bao gồm ba nhiễm sắc thể số 21 (Trisomy 21). Những trẻ này thường bị thiểu năng về trí tuệ, cùng với các dị tật ở tim, hệ tiêu hóa và nhiều cơ quan khác.
Hội Chứng Edwards
Hội chứng Edwards xảy ra khi trẻ thừa một nhiễm sắc thể trong cặp số 18. Trẻ mắc hội chứng này thường gặp các dị tật như kênh nhĩ thất, tay co quắp, chồng ngón và cằm nhỏ. Tỷ lệ sống sót của trẻ mắc hội chứng Edwards rất thấp, chỉ khoảng 5% có thể sống đến một tuổi.
Hội Chứng Patau
Hội chứng Patau là kết quả của sự bất thường trong số lượng nhiễm sắc thể số 13 (Trisomy 13). Trẻ mắc hội chứng này thường gặp phải tình trạng sảy thai, thai lưu hoặc nhiều dị tật bẩm sinh như não thất duy nhất, dị tật tim và sứt môi, chẻ vòm.
Khi phát hiện thai nhi có chỉ số độ mờ da gáy cao, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm tiếp theo như lấy mẫu nhung màng đệm hoặc chọc ối hoặc mẹ thực hiện xét nghiệm NIPT- illumina để xác định chính xác liệu trẻ có mắc hội chứng này hay không.
>> Tham khảo:
- Tại sao nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh?
- Mang thai 3 tháng đầu: Dấu hiệu thai nhi & mẹ phát triển tốt
Mẹ có biết:
Siêu âm định kỳ là bước cực kỳ quan trọng để mẹ xác định tình hình phát triển của bé, trong đó việc xét nghiệm đo độ mờ da gáy giúp đánh giá các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ. Bé phát triển khỏe mạnh mỗi ngày để chờ ngày đến với vòng tay của ba mẹ, vì vậy ba mẹ hãy chọn cho bé loại tã bỉm chất lượng để bé tha hồ khám phá thế giới mới nhé! Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé 95 phần trăm được xác định là da gáy dày và được đưa vào quản lý trong nhóm thai kỳ nguy cơ cao. Thông thường, trên thực hành lâm sàng nếu NT > 3 mm thì được xem như là da gáy dày. Lúc này các sản phụ sẽ được tư vấn về các phương pháp chẩn đoán như sinh thiết gau nhau ở tuổi thai 11-14 tuần 3 ngày. Còn chọc ối thì tiến hành ở tuổi thai 17 tuần trở lên. Các sản phụ mang thai da gáy dày sau khi chọc ối có kết quả bình thường sẽ được siêu âm tim thai ở tuổi thai 18-20 tuần. Cuối cùng, trẻ sau sinh được đánh giá bởi các bác sĩ sơ sinh.
Độ mờ da gáy bao nhiêu là an toàn? (Nguồn: Sưu tầm)
Nên đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, siêu âm đo độ mờ da gáy thường được thực hiện khi tuổi thai từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày.
Độ mờ da gáy xuất hiện từ tuần thai 11 – 13 và sẽ biến mất sau khi thai 14 tuần tuổi. Do đó, nếu siêu âm quá sớm, độ mờ da gáy sẽ rất mờ và có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Ngược lại, nếu siêu âm sau 14 tuần, độ mờ da gáy có thể trở về mức bình thường, nhưng điều này không đảm bảo rằng thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.
>> Tham khảo:
- Dấu hiệu động thai nguy hiểm và cách xử lý
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
Một số lưu ý về siêu âm đo độ mờ da gáy
Nếu độ mờ da gáy (ĐMDG) từ 2.5 đến dưới 3mm, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn như Double test hoặc NIPT. Đối với ĐMDG trên 3mm, có thể chỉ định chọc ối hoặc sinh thiết gai rau.
Cần lưu ý rằng một số trường hợp có kết quả nguy cơ cao nhưng khi sinh ra, trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là một xác suất nhỏ, nên các mẹ không được chủ quan. Cần thực hiện thêm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo độ chính xác.
Mặc dù kết quả siêu âm đo ĐMDG có độ chính xác cao, vẫn có trường hợp thai nhi phát triển bình thường nhưng lại xuất hiện bất thường sau khi sinh. Nguyên nhân có thể là do mẹ không thực hiện đo ĐMDG vào thời điểm thích hợp.
>> Tham khảo: Bà bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân, cách khắc phục
Lưu ý mẹ cần biết khi siêu âm đo độ mờ da gáy (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về độ mờ da gáy
Xét nghiệm NIPT có cần đo độ mờ da gáy?
Theo các chuyên gia, dù thai phụ đã thực hiện xét nghiệm NIPT với kết quả bình thường, vẫn không nên bỏ qua việc siêu âm đo độ mờ da gáy. Kiểm tra này giúp mẹ bầu xác định lại tình trạng thai nhi và an tâm hơn, đồng thời đảm bảo kết quả NIPT trước đó là chính xác và không có sai sót.
Đo độ mờ da gáy hết bao nhiêu tiền?
Dưới đây là mức giá được tổng hợp từ nhiều bệnh viện, cụ thể:
- Siêu âm đo độ mờ da gáy 2D: từ 150.000đ đến 400.000đ.
- Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test: từ 420.000đ đến 600.000đ.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT: từ 4 triệu đến 10 triệu đồng.
Mẹ bầu ăn gì để giảm độ mờ da gáy?
Mẹ bầu có thể cải thiện sức khỏe thai nhi và giảm nguy cơ tăng độ mờ da gáy bằng cách bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Khoai tây, cà chua, trứng, chuối, đậu gà giúp hỗ trợ chuyển hóa và phát triển trí não.
- Các loại thịt: Thịt bò, thịt lợn và thịt gà cung cấp protein, sắt và canxi, giúp giảm nguy cơ sinh non và thiếu máu.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Cung cấp protein và canxi, cần thiết cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Ngũ cốc nguyên hạt: An toàn và bổ sung dinh dưỡng cho não bộ của thai nhi.
- Dầu gan cá: Cung cấp omega-3, vitamin A và D, hỗ trợ phát triển trí não và xương.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây mỗi ngày.
>> Tham khảo: Lưu ý khi bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu
Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?
Theo thông tin trên, nếu độ mờ da gáy của thai nhi dưới 2.5mm thì nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là rất thấp. Do đó nếu kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi là 1.7mm thì mẹ không nên lo lắng nhé bởi vì đây là chỉ số nằm trong ngưỡng an toàn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ thông tin về độ mờ da gáy. Mến chúc mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, đón bé chào đời suôn sẻ. Mẹ có thể tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Chăm sóc trong thai kỳ, cũng như ghé thăm Góc chuyên gia Huggies khi có những câu hỏi cần giải đáp trong quá trình mang thai bé yêu nhé!
>> Nguồn tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23333-nuchal-translucency
- https://fetalmedicine.org/nuchal-translucency-scan
Từ khóa » Khi Nào đi Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy
-
Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy Có Biết Trai Hay Gái, Khám ở đâu Và Chi Phí
-
Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy ở Tuần Thai Nào? | Vinmec
-
Đo độ Mờ Da Gáy Bằng Cách Nào? | Vinmec
-
Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy Vào Tuần Thứ Mấy Của Thai Nhi? | Medlatec
-
Tất Tần Tật Thông Tin Về độ Mờ Da Gáy Mẹ Bầu Cần Lưu Tâm
-
Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy để Làm Gì - Mẹ Bầu Cần Nên đọc
-
Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy Là Gì? - Nipt Gentis
-
Nên Thực Hiện Siêu âm đo độ Mờ Da Gáy Vào Tuần Thai
-
SIÊU ÂM ĐỘ MỜ DA GÁY – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH MẸ KHÔNG ...
-
Siêu âm độ Mờ Da Gáy - Bệnh Viện Hùng Vương
-
Những điều Cần Biết Về đo độ Mờ Da Gáy Của Thai Nhi
-
Có Cần Thiết Phải Thực Hiện Siêu âm độ Mờ Da Gáy Hay Không?
-
Đo độ Mờ Da Gáy Là Gì? Tại Sao Mẹ Bầu Phải Làm Xét Nghiệm Này?
-
Chỉ Số độ Mờ Da Gáy Trong Khoảng Bao Nhiêu Là An Toàn?