Đổ Mồ Hôi đầu ở Người Lớn Và Cách Khắc Phục - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đổ mồ hôi đầu khi ăn uống, khi ngủ hoặc khi căng thẳng… có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe. Vậy đó là những bệnh gì và cách điều trị ra sao?
Đổ mồ hôi đầu nhiều sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu với máu tóc bết dính. Ra mồ hôi đột ngột thường không liên quan đến các hoạt động thể chất hay nhiệt độ cao, mà nó có thể là dấu hiệu về sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng này qua bài viết sau nhé.
Tại sao bạn bị đổ mồ hôi đầu?
Ngoài yếu tố khí hậu, thời tiết, tình trạng đổ mồ hôi đầu còn có thể do những nguyên nhân bệnh lý sau:
Thay đổi nồng độ hormone
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đầu. Nhiều người hay bị tiết mồ hôi ở vùng đầu, mặt khi đang có thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Ngoài ra, bệnh cường giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu nhiều, hoặc nặng hơn là tiết mồ hôi khắp cơ thể.
Vấn đề liên quan đến tim mạch
Một số triệu chứng về bệnh tim mạch cũng có thể gây tình trạng ra mồ hôi đầu nhiều. Người mắc bệnh tim mạch dễ bị căng thẳng trong nhiều tình huống. Điều này có thể là nguyên nhân khiến họ ra mồ hôi đầu hoặc tay, chân. Những người này thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường. Tình trạng tiết mồ hôi kiểu này cũng thường kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt khi thực hiện những hoạt động thể chất.
Có thể bạn quan tâm: 7 cách trị da đầu dầu giúp giảm nhờn, cho tóc suôn mượt bất chấp nắng nóng
Đổ mồ hôi đầu do tổn thương hệ thần kinh
Hệ thần kinh bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng kiểm soát tuyến mồ hôi của cơ thể. Những ai mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu cũng sẽ hay bị đổ mồ hôi. Bên cạnh đó, những người bị ung thư, bệnh lao, chấn thương tủy sống hay nhiễm trùng nặng đều cũng bị đổ mồ hôi đầu.
Cách điều trị đổ mồ hôi đầu ở người lớn
Trị đổ mồ hôi đầu bằng thảo dược
Nếu bị đổ mồ hôi đầu mãn tính, bạn có thể sử dụng các loại dầu gội thảo dược để hỗ trợ điều tri. Bạn cũng có thể bổ sung măng tây, cây phỉ, cây xô thơm,… vào các bữa ăn để giúp giảm tình trạng ra mồ hôi. Những loại thảo dược này hiện nay cũng được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng, bạn có thể mua để uống trực tiếp.
Bổ sung vitamin
Đây cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng tiết mồ hôi đầu. Bạn có thể bổ sung vitamin bằng nhiều cách như: ăn uống thực phẩm chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B để cơ thể điều tiết tuyến mồ hôi tốt hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin có thể kể đến như: trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá,…
Hạn chế những thực phẩm gây đổ mồ hôi đầu nhiều
Bên cạnh việc sử dụng những loại thực phẩm có lợi trong việc kiểm soát tình trạng tiết mồ hôi đầu, bạn cũng nên tránh một số thực phẩm kích thích tuyến mồ hôi như thức ăn cay, gia vị, thực phẩm chứa nhiều tỏi. Trong một số trường hợp, nếu phải sử dụng những thực phẩm này, bạn nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây sau đó để cân bằng lại những tác động chúng và hạn chế tiết mồ hôi.
Chú ý tình trạng ra mồ hôi và kiểm tra
Nếu tình trạng đổ mồ hôi đầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra để có chẩn đoán cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp.
Bạn cũng cần chú ý đến lượng mồ hôi tiết ra trong ngày và ngoài đổ mồ hôi đầu, bạn còn bị đổ mồ hôi ở những bộ phận nào khác trên cơ thể hay không? Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán và chỉ định điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 giải pháp triệt để cho da đầu bị khô và ngứa
Điều trị đổ mồ hôi đầu bằng thuốc uống
Thuốc uống được biết đến như một liệu pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Những loại thuốc này được gọi là thuốc kháng cholinergic. Chúng gây ra phản ứng làm khô trong cơ thể. Những loại thuốc uống này có thể là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân đổ mồ hôi ở nhiều vị trí. Có một số tác dụng phụ, như khô miệng và khô mắt. Đôi khi, sau khi sử dụng một thời gian, người bệnh thấy các loại thuốc này mất tác dụng. Bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị đổ mồ hôi đầu khi không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tình trạng đổ mồ hôi đầu là triệu chứng của một bệnh lý cụ thể nào đó, bạn cần phải kiểm soát bệnh để loại bỏ triệu chứng đổ mồ hôi ở đầu. Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ có thể thay đổi một số loại thuốc hoặc đề nghị các bài tập hoặc vật lý trị liệu để giúp kiểm soát triệu chứng.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi đầu. Nếu do yếu tố thời tiết, khí hâu, tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc khi chuyển mùa. Tuy nhiên nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xác định cách điều trị phù hợp.
Từ khóa » Ngủ Hay đổ Mồ Hôi đầu
-
8 Nguyên Nhân Gây Tiết Mồ Hôi Ban đêm | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi đêm: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị | Vinmec
-
Trẻ đổ Mồ Hôi đầu Khi Ngủ Nguyên Nhân Thường Do đâu? | Medlatec
-
Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Toát Mồ Hôi Khi Ngủ | Nguyên Nhân, Cách Trị & Kiến Thức Phải Biết!
-
Đổ Mồ Hôi đầu Nhiều ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Trẻ đổ Mồ Hôi đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - YouMed
-
ĐỔ MỒ HÔI ĐẦU KHI NGỦ Ở NGƯỜI LỚN –
-
Đổ Mồ Hôi đầu Mặt, Trán – Trị đơn Giản Khi Biết Nguyên Nhân
-
Bé 27 Tháng Tuổi Ngủ Hay đổ Mồ Hôi đầu Có Phải Thiếu Canxi Không?
-
Bé 4,5 Tuổi Hay Nghiến Răng Và Hay đổ Mồ Hôi Lúc Bắt đầu Ngủ Thì ...
-
Đổ Mồ Hôi đầu Khi Ngủ ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không?
-
Trẻ đổ Mồ Hôi đầu Nhiều Có Sao Không? - Bách Hóa XANH
-
Trẻ 4 Tuổi Ngủ đổ Mồ Hôi đầu Ba Mẹ Cần Làm Những Gì? - Monkey