Độ Nghiêng Trục Quay

Trong thiên văn học và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay thiên thể nói chung là góc giữa phương tự quay của thiên thể với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó. Phương tự quay của thiên thể nằm song song với trục tự quay của thiên thể và có thể quy ước phụ thuộc vào chiều quay của thiên thể theo quy tắc bàn tay phải. Trong hệ Mặt Trời, để thể hiện một hành tinh tự quay theo chiều ngược, độ nghiêng trục quay sẽ có giá trị từ 90 đến 180 độ; vận tốc góc và chu kỳ quay sẽ có dấu trừ.

Bảng sau cho biết độ nghiêng trục quay của một số thiên thể trong hệ Mặt Trời.

Độ nghiêng và chu kỳ quay của một số thiên thể trong Hệ Mặt Trời
  NASA, J2000.0[1] IAU, tháng 1 năm 2010, 0h TT[2]
Độ nghiêng Cực bắc Chu kỳ quay Độ nghiêng Cực bắc Vận tốc góc
(°) R.A. (°) Dec. (°) (giờ) (°) R.A. (°) Dec. (°) (° / ngày)
Mặt Trời 7,25 286,13 63,87 609,12B 7,25A 286,15 63,89 14,18
Sao Thủy ~0 281,01 61,45 1407,6 0,01 281,01 61,45 6,14
Sao KimE 177,36 (92,76) (-67,16) (5832,5) 2,64 272,76 67,16 -1,48
Trái Đất 23,4 0,00 90,00 23,93 23,4 0,00 90,00 359,02
Mặt Trăng 6,68 - - 655,73 1,54C - - -
Sao Hỏa 25,19 317,68 52,89 24,62 25,19 317,67 52,88 350,89
Sao Mộc 3,13 268,05 64,49 9,93D 3,12 268,06 64,50 870,54D
Sao Thổ 26,73 40,60 83,54 10,66D 26,73 40,59 83,54 810,79D
Sao Thiên VươngE 97,77 (77,43) (15,10) (17,24)D 82,23 257,31 -15,18 -501,16D
Sao Hải Vương 28,32 299,36 43,46 16,11D 28,33 299,40 42,95 536.31D
Sao Diêm VươngE 122,53 (133,02) (-9,09) (153,29) 60,41 312,99 6,16 -56,36
A so với mặt phẳng Hoàng đạo năm 1850
B tại vĩ độ 16°; tốc độ tự quay của Mặt Trời thay đổi theo vĩ độ
C so với mặt phẳng Hoàng đạo; quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng 5°16' so với Hoàng Đạo
D đo theo bức xạ vô tuyến; do các đám mây trên khí quyển quay theo vận tốc khác nhau
E Độ nghiêng theo NASA tính không khớp với cực bắc và chu kỳ tự quay; các giá trị trong (ngoặc đơn) được viết lại
Trái Đất nghiêng một góc 23.44 °

Độ nghiêng trục quay của các hành tinh thay đổi chậm theo thời gian, do tương tác hấp dẫn từ các thiên thể xung quanh lên hành tinh, vốn có hình dạng không phải là hình elipsoit đơn giản, tạo nên mô men lực làm thay đổi hướng và độ lớn mô men động lượng (do đó phương của trục quay) của hành tinh.

Trục quay của Trái Đất đã được quan sát là thay đổi độ nghiêng một cách gần tuần hoàn với chu kỳ 41.000 năm trong khoảng thời gian gần đây, với độ nghiêng dao động từ 21,5 đến 24,5° (hiện tại đang giảm với các giá trị 24,049° năm 3300 TCN, 23,443° năm 1973 và 23,439° năm 2000). Hơn nữa, hướng nghiêng của trục Trái Đất xoay vòng với chu kỳ 25.800 năm (hiện tượng tiến động hay tuế sai của điểm phân). Độ nghiêng này cũng dao động với các chu kỳ nhỏ hơn như 18,6 năm (hiện tượng chương động). Khi xét đến độ chính xác cao, sự thay đổi theo thời gian của độ nghiêng trục Trái Đất chứa các yếu tố nhiễu loạn khó dự báo. Lý do là tổng mômen lực hấp dẫn tác động từ bên ngoài lên Trái Đất phụ thuộc vào hình dáng và mật độ khối lượng của từng điểm trên hành tinh này, do đó phụ thuộc vào chuyển động của thạch quyển (như động đất lớn), thủy quyển (các dòng hải lưu),... Ví dụ như cơn động đất Ấn Độ Dương 2004 là kết quả của một sự lún sụt mạnh của thạch quyển, thay đổi tương tác hấp dẫn với thiên thể bên ngoài và làm cực Bắc của Trái Đất lệch khoảng 2,5 cm về phía 145 độ kinh Đông[3]. Yếu tố nhiễu loạn còn đến từ quỹ đạo của các thiên thể xung quanh Trái Đất, và bản thân quỹ đạo (cùng mặt phẳng quỹ đạo) của Trái Đất.

Hiện tượng tương tự xảy ra với mọi thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.

Giả thuyết về sự hình thành hệ Mặt Trời bằng một đĩa bụi tiền-Mặt Trời cho rằng, lúc mới hình thành, nói chung trục của các hành tinh và Mặt Trời đều nghiêng rất ít; đồng thời các hành tinh tự quay cùng chiều với chiều quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (cũng như chiều tự quay của Mặt Trời). Theo thời gian, do các lực tương tác hấp dẫn mà trục của chúng nghiêng dần, có hành tinh bị lật ngang (Sao Thiên Vương), thậm chí bị lộn ngược (Sao Kim và Diêm Vương Tinh).

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiện tượng tự quay của Trái Đất

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Planetary Fact Sheets, at http://nssdc.gsfc.nasa.gov
  2. ^ Astronomical Almanac 2010, p. B52, C3, D2, E3, E55
  3. ^ “Ảnh hưởng của động đất Ấn Độ Dương 2004 lên trục quay Trái Đất”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2006.
  • x
  • t
  • s
Thiên văn học Ấn Độ
Nhà thiên văn học
  • Apastamba Dharmasutra
  • Aryabhata
  • Aryabhata II
  • Vainu Bappu
  • Bhāskara I
  • Bhāskara II
  • Baudhayana sutras
  • Brahmagupta
  • Sandip Chakrabarti
  • Radha Gobinda Chandra
  • Subrahmanyan Chandrasekhar
  • Anil Kumar Das
  • P. Devadas
  • Gautama Siddha
  • Mrinal K. D. Gupta
  • Jyeṣṭhadeva
  • Kamalakara
  • Kātyāyana
  • Vedanga Jyotisha
  • Lalla
  • Madhava của Sangamagrama
  • Prasanta Chandra Mahalanobis
  • Mahavira
  • Manava
  • Jayant Narlikar
  • Parameshvara Nambudiri
  • Achyutha Pisharadi
  • Venkatraman Radhakrishnan
  • Jitendra Jatashankar Rawal
  • Meghnad Saha
  • Jagannatha Samrat
  • Bapudeva Sastri
  • Jai Singh II
  • Nilakantha Somayaji
  • Śrīpati
  • Mahendra Sūri
  • Govind Swarup
  • Utpala
  • Varāhamihira
  • Sankara Variar
  • Vasishtha
  • Yajnavalkya
  • Pathani Samanta
Tác phẩm
  • Aryabhatiya
  • Brahmanas
    • Aitareya Brahmana
    • Shatapatha Brahmana
  • Bṛhat Saṃhitā
  • Kinh Shulba
  • Panchangam
  • Khandakhadyaka
  • Siddhantas
    • Brāhmasphuṭasiddhānta
    • Aryabhata II
    • Pancha-Siddhantika
    • Paulisa Siddhanta
    • Paitamaha Siddhanta
    • Romaka Siddhanta
    • Surya Siddhanta
    • Vasishtha Siddhanta
  • Tantrasamgraha
  • Jyotirmimamsa
  • Treatise on Astrology of the Kaiyuan Era
  • Vedanga Jyotisha
  • Kinh Vệ-đà
    • Atharvaveda
    • Rigveda
  • Yavanajataka
  • Zij
Dụng cụ
  • Hỗn thiên nghi
  • Thước trắc tinh
  • Hỗn thiên nghi
  • La bàn
  • Cross-staff
  • Dioptra
  • Equatorial ring
  • Equatorial sundial
  • Quả địa cầu
  • Gnomon
  • Mural instrument
  • Quadrant
  • Sextant
  • Đồng hồ Mặt Trời
  • Triquetrum
  • Đồng hồ nước
Khái niệm
  • Độ nghiêng trục quay
  • Góc phương vị
  • Phương hướng địa lý
  • Xích đạo thiên cầu
  • Thiên cầu
  • Celestial spheres
  • Khối tâm
  • Circular orbit
  • Deferent and epicycle
  • Hiện tượng tự quay của Trái Đất
  • Độ lệch tâm
  • Hoàng đạo
  • Elliptic orbit
  • Equant
  • Thuyết địa tâm
  • Hệ thống Tycho
  • Quả địa cầu
  • Tương tác hấp dẫn
  • Thuyết nhật tâm
  • Hindu units of time
  • Hindu astrology
  • Kalpa
  • Ánh trăng
  • Nakshatra
  • Thị sai
  • Tiến động
  • Ritu
  • Spherical Earth
  • Ánh sáng Mặt Trời
  • Tithi
  • Yuga
  • Cung Hoàng Đạo
  • Manvantara
Trung tâm
  • Jantar Mantar
    • Jaipur
    • New Delhi
    • Ujjain
    • Varanasi
  • Trường phái Kerala về Thiên văn học và Toán học
Khu vực khác
  • Thiên văn học Babylon
  • Thiên văn học Hy Lạp cổ đại
  • Thiên văn học Hy Lạp hóa
  • Islamic astronomy
  • Thiên văn học Trung Quốc
  • European astronomy
Tháng của Lịch Vệ Đà
  1. Chaitra
  2. Vaisakha
  3. Jyeshta
  4. Ashadha
  5. Shraavana
  6. Bhaadra
  7. Ashvin
  8. Kartik
  9. Margashirsha
  10. Pausha
  11. Magha (tháng)
  12. Phalguna
Cổng thông tin:
  • icon Thiên nhiên
  • Thiên văn học

Từ khóa » Trục Của Trái đất