Độ Nhạy Và độ đặc Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Độ nhạy của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có bệnh. Ví dụ: xét nghiệm để xác định một người mắc một bệnh nào đó. Độ nhạy cũng được áp dụng cho các hệ thống tự động phát hiện các sản phẩm lỗi ở một nhà máy.

Công thức để tính độ nhạy như sau:

độ nhạy = số dương tính thật/(số đương tính thật + số âm tính giả)

Độ nhạy 100% được hiểu là toàn bộ những người mắc bệnh hoặc toàn bộ sản phẩm hỏng đều được phát hiện.

Một mình độ nhạy không cho chúng ta biết toàn bộ về xét nghiệm bởi vì 100% độ nhạy có thể có được một cách thông thường bằng việc gán cho toàn bộ các trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết thêm về độ đặc hiệu của xét nghiệm.

Ta có thể trình bày dưới dạng bảng như sau:

Bệnh Không bệnh
Xét nghiệm + a b
- c d
Độ nhạy = a/(a+c)

Một xét nghiệm độ nhạy cao có sai lầm loại 1 thấp. Sai lầm loại 1 là: kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa các yếu tố, nhưng thực tế thì có.

Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Độ đặc hiệu được tính theo công thức sau:

Độ đặc hiệu = Số trường hợp âm tính thật/ (số trường hợp âm tính thật + số trường hợp dương tính giả)

Đối với một xét nghiệm để xác định xem ai mắc bệnh nào đó, độ đặc hiệu 100% có nghĩa là toàn bộ những người khỏe mạnh (không mắc bệnh) được xác định là khỏe mạnh.

Một mình độ đặc hiệu không cho chúng ta biết toàn bộ về xét nghiệm bởi vì 100% độ đặc hiệu có thể có được một cách thông thường bằng việc gán cho toàn bộ các trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết thêm về độ nhạy của xét nghiệm.

Một xét nghiệm với độ đặc hiệu cao có sai lầm loại 2 thấp. Sai lầm loại 2 là loại sai lầm khi kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt (như giả thuyết đặt ra), nhưng thực tế là không có sự khác biệt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Altman DG, Bland JM (1994). “Diagnostic tests. 1: Sensitivity and specificity”. BMJ. 308 (6943): 1552. doi:10.1136/bmj.308.6943.1552. PMC 2540489. PMID 8019315.
  • Loong T (2003). “Understanding sensitivity and specificity with the right side of the brain”. BMJ. 327 (7417): 716–719. doi:10.1136/bmj.327.7417.716. PMC 200804. PMID 14512479.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vassar College's Sensitivity/Specificity Calculator Lưu trữ 2014-11-15 tại Wayback Machine
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » độ Nhạy độ đặc Hiệu Trong Y Khoa