Đo Nhĩ Lượng Là Gì? Quy Trình đo Nhĩ Lượng - Trợ Thính Heargo

Thính giác là một trong 5 giác quan của con người giúp chúng ta cảm nhận được các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể. Chính vì vậy, việc bảo vệ và giữ cho đôi tai luôn khỏe mạnh là điều tất cả chúng ta đều mong muốn. Và một trong những điều cần làm là đo nhĩ lượng sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mất thính giác để điều trị và giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến thính lực. Cụ thể đo nhĩ lượng là gì, ý nghĩa trong kết quả đo nhĩ lượng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Đo nhĩ lượng

Đo nhĩ lượng là gì? Quy trình đo nhĩ lượng

1. Đo nhĩ lượng là gì?

Đo nhĩ lượng là phép đo kiểm tra, đánh giá độ thông thuận, áp suất, độ dốc và thể tích ống tai. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá được tình trạng của hệ thống tai giữa từ sự toàn vẹn của màng nhĩ, chuỗi xương con, áp lực trong hòm tai và chức năng hoạt động của vòi nhĩ.

Đo nhĩ lượng

Máy đo thính lực

- Đánh giá độ thông thuận của màng nhĩ, chuỗi xương con thường gặp trong các tình trạng bệnh lý như: sẹo vôi hóa màng nhĩ, dị dạng xương con, xơ nhĩ, xốp xơ tai,...

- Đánh giá áp suất khí trong hòm tai, gặp trong bệnh lý như: cảm giác nước đọng lại trong tai, viêm VA mãn tính, viêm tai thanh dịch, viêm tai xẹp, túi co kéo, viêm xoang,...

- Đánh giá chức năng của vòi nhĩ đối với bệnh lý như: vòi nhĩ quá rộng...

2. Ý nghĩa của việc đo nhĩ lượng

Thông thường màng nhĩ di chuyển một cách dễ dàng khi áp suất trong ống tai bị thay đổi. Nếu kết quả đo nhĩ lượng là bình thường sẽ không có chất dịch phía sau màng nhĩ. Khi ống Eustachian, kết nối phía sau mũi và cổ họng với tai giữa không còn hoạt động tốt, màng nhĩ lúc này không di chuyển như bình thường và gây ra nhiều tình trạng không tốt đến sức khỏe và thính lực.

Đo nhĩ lượng

Đo nhĩ lượng giúp kiểm tra hệ thống tình trạng tai giữa

  • Đo nhĩ lượng giúp bác sĩ kiểm tra sự chuyển động của màng nhĩ khi một người nào đó bị nghi ngờ nhiễm trùng tai hoặc gặp các vấn đề tai giữa khác.
  • Kết quả đo được sẽ sử dụng để tìm hiểu những gì đang diễn ra bên trong tai. Nó có thể cho bác sĩ biết liệu các chất dịch phía sau màng nhĩ hay liệu ống tai gặp tình trạng bị tắc hay không, màng nhĩ có bị thủng hay không,...

3. Đối tượng nên thực hiện đo nhĩ lượng

Đo nhĩ lượng

Nên kiếm tra đo nhĩ lượng thường xuyên ở mọi lứa tuổi

Không có trường hợp cụ thể nào để xét đến việc có nên hay không đo nhĩ lượng. Nếu chúng ta cần kiểm tra tình trạng thính giác của bản thân thì việc này mang lại nhiều giá trị tốt. Đo nhĩ lượng giúp mỗi người đánh giá được mức độ hoạt động của tai giữa để giảm ảnh hưởng xấu đến thính giác một cách kịp thời. Một số trường hợp cần thiết phải thực hiện đo nhĩ lượng như sau:

  • Được chẩn đoán nghe kém, thính lực giảm so với bình thường.
  • Được chẩn đoán điếc đột ngột.
  • Được chẩn đoán bị viêm tai giữa và các bệnh lý về tai khác.
  • Đối tượng chuẩn bị sử dụng máy trợ thính.
  • Thực hiện đo nhĩ lượng khi kiểm tra hiệu quả sử dụng của máy trợ thính.

4. Quy trình đo nhĩ lượng

Trước khi thực hiện đo nhĩ lượng, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng trong tai để đảm báo quá trình đo chính xác nhất. Cần đảm bảo ống tai của bạn không bị dị vật hay ráy tai làm cản trở âm thanh truyền dẫn. Các bước thực hiện cơ bản như sau:

- Bước 1: Đánh giá khái quát tình trạng tai ngoài của bạn: Cấu trúc tai có bị dị dạng hay không? Tai đã từng trải qua phẫu thuật chưa? Tai có mắc phải bệnh lý viêm, chảy mủ không? Màng nhĩ có bị thương tổn gì không,…

- Bước 2: Sau khi kiểm tra tai bình thường, Bác sĩ tiến hành một số biện pháp chẩn đoán thông qua các phép đo thính lực gồm:

  • Đo thính lực đơn âm đường khí để xác định ngưỡng nghe và mức độ nghe kém của đối tượng.
  • Đo thính lực đơn âm đường xương để xác định loại khiếm thính: dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp.
  • Đo nhĩ lượng trong đó có các phương pháp đo âm ốc tai OAE, đo ARB và thính lực đồ.

- Bước 3: Đưa ra đánh giá chi tiết và phương pháp điều trị thích hợp đối với tình trạng và biểu hiện của thính giác người được kiểm tra.

4.1. Đo âm ốc tai OAE

Đo nhĩ lượng

Đo âm ốc tai OAE

Phương pháp này còn gọi là đo tầm soát sức nghe, phép đo này thường áp dụng cho trẻ sơ sinh, giúp xác định hệ thống ốc tai có bị thương tổn hay không.

4.2. Đo ABR

Đo nhĩ lượng

Đo ABR

Đo ABR hay còn gọi là đo điện kích gợi thính giác thân não. Phép đo này cũng thường áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc những người không thể hợp tác đo do các yếu tố chủ quan được.

4.3. Thính lược đồ

Đo nhĩ lượng

Thính lược đồ

Thính lực đồ là một biểu đồ, thể hiện chi tiết khả năng nghe và nhận biết âm thanh của từng người được đo ở mỗi tần số khảo sát. Dựa vào các chỉ số đo được, đối chiếu với biểu đồ thính lực mà Bác sĩ sẽ kết luận tai bạn đang ở tình trạng nào.

- Nếu bạn được kết luận: mức nghe hiện tại BÌNH THƯỜNG thì đây là điều đáng mừng.

- Nếu bạn được kết luận: mức nghe đã có dấu hiệu suy giảm thì lúc này cần có các biện pháp cải thiện thính lực để không bị giảm thêm. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn giải pháp giúp bạn nghe được tốt hơn.

Trên đây là những thông tin về đo nhĩ lượng và quy trình đo nhĩ lượng. Hy vọng, qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn bảo vệ được đôi tai của mình hiệu quả nhất. Và đừng quên, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến các bệnh về thính giác cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 024 6656 6738 để được giải đáp.

Heargo – Chuyên cung cấp máy trợ thính chính hãng, giá tốt toàn quốc!

Từ khóa » Cách đo Nhĩ Lượng đồ