Độ Nhớt – Wikipedia Tiếng Việt

Cơ học môi trường liên tục
Nguyên lý Bernoulli
Định luật
Bảo toàn khối lượngBảo toàn động lượngBảo toàn năng lượngBất đẳng thức Entropy Clausius-Duhem
Cơ học chất rắn
Chất rắn · Ứng suất · Biến dạng * Biến dạng dẻo · Thuyết sức căng tới hạn · Infinitesimal strain theory · Đàn hồi · Đàn hồi tuyến tính · độ dẻo · Đàn nhớt · Định luật Hooke · Lưu biến học * Uốn
Cơ học chất lưu
Chất lưu · Thủy tĩnh họcĐộng học chất lưu * Lực đẩy Archimedes * Phương trình Bernoulli * Phương trình Navier-Stokes * Dòng chảy Poiseuille * Định luật Pascal · Độ nhớt · Chất lưu NewtonChất lưu phi NewtonSức căng bề mặt * Áp suất
Hộp này:
  • view
  • talk
  • edit

Độ nhớt của một chất lưu là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng chảy. Khi các dòng chất lưu sát kề có tốc độ chuyển động khác nhau, ngoài sự va đập giữa các phần tử vật chất còn có sự trao đổi xung lượng giữa chúng. Những phần tử trong dòng chảy có tốc độ cao sẽ làm tăng động năng của dòng có tốc độ chậm và ngược lại phần tử vật chất từ các dòng chảy chậm sẽ làm kìm hãm chuyển động của dòng chảy nhanh. Kết quả là giữa các lớp này xuất hiện một ứng suất tiếp tuyến τ {\displaystyle \tau } gây nên ma sát (lực ma sát trong).

Định luật Newton

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem xét hiện tượng gió thổi trên bề mặt nước, gió sẽ tác động lên bề mặt nước một lực nhất định và làm bề mặt nước chuyển động với vận tốc cố định u {\displaystyle u} . Dưới tác dụng của độ nhớt, lớp liền kề phía dưới sẽ bị kéo theo chuyển động của lớp trên.

Theo định luật Newton cho chất lưu, với những dòng chảy tầng (có thể được hình dung như những lớp dòng chảy song song với nhau), ứng suất tiếp tuyến τ {\displaystyle \tau } giữa những lớp này tỷ lệ tuyến tính với gradient của thành phần vận tốc ∂ u / ∂ y {\displaystyle \partial u/\partial y} có hướng vuông góc với các lớp đó.

τ = − μ ∂ u ∂ y {\displaystyle \tau =-\mu {\frac {\partial u}{\partial y}}} .

theo như công thức trên, hằng số μ {\displaystyle \mu } được gọi là độ nhớt động lực học hay còn gọi là độ nhớt tuyệt đối (đơn vị kg m−1s−1 hay Pa.s).

Đối với dòng chảy tầng có độ nhớt động lực học η {\displaystyle \eta } , ma sát trong được xác định theo định luật Niu-tơn như sau:

τ = − η ∂ v ∂ n {\displaystyle \tau =-\eta {\partial v \over \partial n}}

trong đó v - là vận tốc tại điểm đang xét, n - tọa độ theo phương vuông góc với các lớp chất lỏng.

Ngoài độ nhớt động lực học, khi nghiên cứu chuyển động của chất lưu, để kể đến ảnh hưởng của lực quán tính F qt {\displaystyle \mathbf {F} _{\mbox{qt}}} , mà thực chất là khối lượng riêng ρ {\displaystyle \rho } , người ta còn đưa ra một đại lượng quan trọng khác là độ nhớt động học ν {\displaystyle \nu } , có đơn vị là m²/s.

ν = μ ρ {\displaystyle \nu ={\frac {\mu }{\rho }}} .
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề vật lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » độ Nhớt Chất Lỏng