Độ ồn Là Gì? Một Số Thông Tin Thú Vị Về độ ồn Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Danh mục [Ẩn][Hiện]

  • Độ ồn là gì?
  • Đơn vị đo độ ồn
  • Tác hại của độ ồn
  • Biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn
  • Một số thông số độ ồn được đo bằng đơn vị Decibel
  • Máy đo độ ồn và nơi mua máy đo độ ồn uy tín
Độ ồn là gì? Một số thông tin thú vị về độ ồn mà bạn không nên bỏ qua

Độ ồn là gì? Thế nào là đơn vị đo độ ồn? Độ ồn có ảnh hưởng gì đến đời sống và cần làm gì để giảm thiểu tiếng ồn? Một số thông số độ ồn trong môi trường? Thế nào là thiết bị đo độ ồn và nên mua thiết bị này ở đâu để đảm bảo uy tín?

Hằng ngày, xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều âm thanh hòa trộn vào nhau. Mỗi âm thanh mang một sắc thái riêng, có âm thanh trong trẻo nhẹ nhàng, tuy nhiên cũng có những âm thanh gây khó chịu, mang đến những ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống của chúng ta. Tiếng nhà máy, tiếng xe cộ, tiếng máy móc hoạt động,… xuất hiện với cường độ mạnh làm cho môi trường bị “ô nhiễm tiếng ồn”. Và từ đó, khái niệm Độ ồn xuất hiện. Vậy độ ồn là gì? Nó có ảnh hưởng gì trong môi trường sống của con người? Hãy cùng CHỢ LAB đi tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm này qua bài viết dưới đây.

Độ ồn là gì?

Độ ồn là gì?

Độ ồn hay còn gọi là tiếng ồn là những âm thanh phát ra từ các hoạt động, sự việc xung quanh ta không phù hợp với mong muốn của người nghe. Những âm thanh này gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi.

Trong vật lý, Tiếng ồn là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi.

Đơn vị đo độ ồn

Độ ồn ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người, vì vậy người ta sử dụng Decibel (dB) làm đơn vị đo tiếng ồn để xác định được độ ồn của môi trường

Quy ước: 1 dB = 1/10 Ben

Tại sao Decibel được dùng làm đơn vị đo cường độ âm thanh?

Âm thanh phát sinh do sự dao động cơ khí của vật chất. Khi vật chất dao động, không khí xung quanh xảy ra hàng loạt sự biến đổi luân phiên giữa đặc và loãng làm nảy sinh sóng âm. Số lần lên xuống của sóng âm trong một phút được gọi là tần số và dựa vào đó, người ta có thể tính toán được phạm vi dao động của âm thanh. Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 – 20.000 Hz, được gọi là dải âm thanh nghe được. Tần số vượt quá 20.000 Hz được gọi là sóng siêu âm, tần số thấp hơn 20 Hz được gọi là sóng hạ âm.

Âm thanh ngoài sự cao thấp về tần số còn có sự khác biệt về cường độ. Nếu mức độ âm thanh quá nhỏ, thấp hơn mức cảm giác của con người thì không thể nghe được; Nhưng nếu mức độ âm thanh lớn, gây cảm giác đau tai có thể gây điếc. Lượng vật lý dùng đề miêu tả độ mạnh yếu của âm thanh được gọi là cường độ âm thanh.

Trong vật lý, độ mạnh yếu của âm thanh không thể dùng đơn vị năng lượng để tính toán, vì con số quá lớn, không tiện dùng. Do đó người ta lấy đơn vị Decibel (dB) để thể hiện cường độ âm thanh.

Decibel là đơn vị được dùng để thể hiện cấp độ công suất, điện áp, điện lưu hoặc cường độ âm thanh.

Người ta thường sử dụng đơn vị Ben trong nhiều ứng dụng của thanh học. Tuy nhiên giá trị đơn vị Ben quá lớn, do vậy trong thực tế cường độ âm thanh thường được thể hiện bằng đơn vị Decibel.

Mỗi khi cường độ âm thanh tăng lên 10 lần, dùng Decibel làm đơn vị thể hiện chỉ tăng 10 dB, điều này giúp chúng ta dễ tính toán và biểu đạt. Quan trọng hơn là thính giác của con người tỷ lệ thuận với Decibel. Mỗi khi số Decibel tăng hoặc giảm một lần, mức tiếng động con người nghe được cũng tăng hoặc giảm tương ứng một lần. Do vậy, đơn vị Decibel rất phù hợp với cảm giác thực của con người.

Cường độ âm thanh càng lớn, mức độ ảnh hưởng đến con người càng mạnh.

Độ ồn được tính bằng đơn vị Decibel như thế nào?

Trong phòng cách âm lấy mức tiếng động thấp nhất con người có thể nghe được (10 – 16 W/cm 2 ) làm chuẩn, các cường độ âm thanh khác được so sánh với mức chuẩn này lấy đối số, dùng đơn vị dB để biểu hiện. Khi cường độ âm thanh tăng lên so với mức chuẩn 1 lần là 0 dB; cường độ tăng lên 10 lần là 10 dB; tăng 100 lần là 20 dB; tăng 1000 lần và 10000 lần, lần lượt là 30 dB và 40 dB.

Cường độ âm thanh từ 90 – 140 dB sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác. Sống 1 phút trong môi trường có độ ồn 100 – 120 dB sẽ gây điếc tạm thời, tiếng ồn 140 Đề xi ben có thể gây điếc vĩnh viễn.

Do đó, các nhà khoa học ấn định 100 dB là giới hạn cao nhất của cường độ âm thanh an toàn và không nên vượt qua ngưỡng này.

Tác hại của độ ồn

Tác hại của độ ồn

Độ ồn quá lớn gây ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến con người và các sinh vật xung quanh. Hiên nay người ta xem tiếng ồn là một loại ô nhiễm, vì nó gây ra những tác động rất xấu vào đời sống. Tùy thuốc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn mà chúng gây ra những ảnh hưởng khác nhau.

Tiếng ồn tác động trực tiếp đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác:

  • Cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm của màng nhĩ, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn sức khỏe. Nếu tiếp xúc quá lâu trong môi trường có độ ồn cao sẽ gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến thính giác, thậm chí là bị điếc.
  • Hệ thần kinh trung ương: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn cảm xúc, gây ra sự sợ hãi, giận dữ vô cớ.
  • Hệ tim mạch: độ ồn khi vượt qua ngưỡng an toàn sẽ làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp và có thể gây ra các triệu chứng khó kiểm soát.
  • Dạ dày: tiếng ồn làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.

Biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn

Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ở mức báo động làm cho môi trường thiếu đi sự trong lành, điều này gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, chúng ta cần nắn bắt được những thông số độ ồn ở ngưỡng an toàn và có những biện pháp phòng chống tác hại tiếng ồn phù hợp.

Trong sản xuất:

  • Cần có kế hoạch quy hoạch các máy móc, nhà xưởng gây tiếng ồn ra khu vực tách biệt khỏi khu dân cư, cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc.
  • Không nên sử dụng các máy móc, phương tiện quá cũ gây tiếng ồn lớn, nên thay thế các chi tiết kết cấu gây tiếng ồn lớn bằng các chi tiết, kết cấu gây tiếng ồn nhỏ. Sử dụng công nghệ cải tiến, có độ ồn thấp.

Trong đời sống:

  • Nên sử dụng các vật liệu cách âm, xây dựng tường cách âm, kết cấu cộng hợp giảm năng lượng của nguồn âm trong quá trình xây dựng nhà cửa
  • Sử dụng bộ tiêu âm: Ống tiêu âm, buồng tiêu âm, tấm tiêu âm
  • Hạn chế ở lâu trong trong môi trường có độ ồn quá cao vượt ngưỡng an toàn
  • Cần thườngxuyên kiểm tra sức khỏe định kì để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh

Trong giao thông:

  • Cần có những quy định cấm bóp còi to, sử dụng xe gây ra tiếng bô lớn, cần xử phạt nghiêm khắc với những đối tưởng gây ảnh hưởng đến an ninh công cộng
  • Có kế hoạch xây dựng đường bằng phẳng, trồng cây xanh ven đường

Đối với người lao động:

  • Lập biểu đồ làm việc hợp lý cho công nhân để giảm thiểu tối đa những tác hại của tiếng ồn do đặc thù công việc mang lại.
  • Cần có những biện pháp bảo hộ nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa tai và độ ồn xung quanh. Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai. Việc phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tốt cho những người bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Chỉ đơn giản là dùng nút bông nút tai ở người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 – 10 do tiếng ồn môi trường. Các dụng cụ bịt tai chụp hoàn toàn bộ tai ngăn được tiếng ồn từ 10 – 20 do nên hầu hết tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây hại.
  • Đối với người lao động phải có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý để giúp cho hệ thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính.

Một số thông số độ ồn được đo bằng đơn vị Decibel

Một số thông số độ ồn được đo bằng đơn vị Decibel

Hoàn toàn không nghe thấy gì 0dB
Rạp phim cách âm, không có tiếng ồn ~50dB
Văn phòng đang làm việc, sảnh yên tĩnh của khách sạn, nhà hàng ăn ~60dB
Văn phòng ồn ào, siêu thị ~70dB
Hội trường ồn ào, nhà in ~80dB
Nhà máy sản xuất ~90dB

Máy đo độ ồn và nơi mua máy đo độ ồn uy tín

Máy đo độ ồn và nơi mua máy đo độ ồn uy tín

Máy đo độ ồn là thiết bị đo cường độ âm thanh để xác định mức cường độ âm thanh để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe con người hợp lý. Nhờ vào việc đo được các thông số của độ ồn mà người ta có thể tìm ra các phương pháp để giảm thiểu việc ô nhiếm tiếng ồn trong môi trường sống.

Máy đo độ ồn là một thiết bị rất nhỏ gọn dễ dàng sử dụng và tiện lợi cho việc mang vác và thuận tiện cho việc kiểm tra tại những môi trường khác nhau.

Hiện nay, máy đo độ ồn là một công cụ rất hữu ích có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau. Để đạt được những hiệu quả như mong muốn khi sử dụng, người dùng nên lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng tót nhất. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tìm mua sản phẩm này ở đâu, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với CHỢ LAB. Tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dụng cụ, thiết bi thí nghiệm, chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh.

Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã biết thêm được những thông tin khá bổ ích về độ ồn cũng như những ảnh hưởng của nó đến đời sống. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cho mình những giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và bảo vệ sức khỏe của bản thân trước những tác nhân xấu trong môi trường sống. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bài viết hoặc sản phẩm, vui lòng để lại lời nhắn phía dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan

Độ cứng là gì? Tìm hiểu về độ cứng HRC và những điều thú vị xung quanh nó - Chợ Lab

Thuốc thử là gì? Tìm hiểu một số loại thuốc thử hoá học thông dụng

Áp suất thẩm thấu và những vấn đề cơ bản liên quan

Từ khóa » Cách Tính độ ồn Db