Độ PH âm đạo Là Gì? Độ PH âm đạo Bao Nhiêu Là Bình Thường?

Ở một người phụ nữ khỏe mạnh, độ ph âm đạo thường ở mức cân bằng, ổn định và không có biểu hiện, triệu chứng gì bất thường. Và việc duy trì mức ổn định, cân bằng ph âm đạo luôn là một vấn đề cần thiết mà chị em nên nắm rõ. Hãy cùng Thai Ha Clinic đi tìm hiểu độ ph âm đạo bao nhiêu là bình thường nhé.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Độ ph âm đạo là gì?

Độ ph trong định nghĩa y học là thang đo độ kiềm hoặc mức độ axit của một chất cụ thể nào đó. Thang này thường được tính từ 0 – 14, cụ thể:

  • Độ ph lớn hơn 7 là có tính kiềm
  • Độ ph nhỏ hơn 7 là có tính axit
  • Độ ph lớn bằng 7 được coi là trung tính

Nhiều nghiên cứu cho rằng, độ ph dù có tính kiềm hay axit thì đều là thước đo để kiểm tra sức khỏe sinh sản của nữ giới có khỏe mạnh hay không.

Để kiểm tra độ ph của âm đạo, người ta thường sử dụng một loại giấy đặc biệt gọi là giấy quỳ. Thường thì độ ph âm đạo bình thường, giấy quỳ sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, đây là tính axit của độ ph.

Độ ph âm đạo bao nhiêu là bình thường?

Theo nghiên cứu, độ ph bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 3,8 – 4, 5 và tương ứng với độ axit vừa phải. Tuy nhiên, độ ph cũng có thể thay đổi tùy vào từng giai đoạn phát triển của một người phụ nữ.

Độ ph âm đạo bao nhiêu là bình thường?
Độ ph âm đạo bao nhiêu là bình thường?

Ví dụ: Khi người phụ nữ bước vào giai đoạn sinh sản (thường là từ 15 – 49 tuổi) thì độ ph thường sẽ thấp hơn hoặc bằng với mức 4,5. Còn trước khi có kinh nguyệt và sau thời kỳ mãn kinh, độ ph âm đạo này thường cao hơn 4,5.

Một môi trường âm đạo có tính axit không chỉ giúp cân bằng vùng kín mà nó còn có tác dụng hữu hiệu trong việc bảo vệ. Nó tương ứng như một rào cản để ngăn ngừa, chống lại các loại nấm men, vi khuẩn không tốt tấn công vào âm đạo.

Nếu độ ph âm đạo cao trên mức 4,5 thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển. Khi đó, người phụ nữ sẽ dễ gặp phải các bệnh nhiễm trùng sau:

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Đây là một loại nhiễm trùng thường gặp, có tên gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn – Bacterial vaginosis (BV). Đôi khi, viêm âm đạo cũng có thể bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục không an toàn, dị ứng với các sản phẩm vệ sinh vùng kín…

Khi âm đạo bị viêm, người bệnh sẽ thấy vùng kín của mình có một mùi hôi không mấy dễ chịu, khí hư thường có màu trắng, vàng hoặc xám bất thường. Nhiều trường hợp còn có biểu hiện ngứa ngáy ở âm đạo kèm biểu hiện tiểu rát, khó chịu khi đi tiểu.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể không gây hại, tuy nhiên thì nữ giới khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng này đều có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như virus herpes simplex, HPV và HIV.

Nhiễm Trichomonas

Nhiễm Trichomonas là một loại bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục (STD) do một loại ký sinh trùng có tên là Trichomonas vagis gây ra. Người bệnh khi gặp phải có nguy cơ cao bị vô sinh hiếm muộn, dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đối với trường hợp nhiễm Trichomonas, bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu điển hình như dịch tiết âm đạo ra nhiều, có màu sắc lạ và có mùi hôi tanh, khó chịu, đau mỗi khi giao hợp, tiểu nóng rát, tiểu nhiều lần, đau khi đi tiểu…

Thường thì môi trường âm đạo nếu có tính axit sẽ không gây hại gì. Tuy nhiên, nếu độ axit tăng quá nhanh sẽ làm đi khả năng sinh sản của nữ giới. Nguyên nhân là do tinh trùng thường phát triển mạnh trong môi trường kiềm.

Và độ ph âm đạo hợp lý nhất để tinh trùng có thể bơi thường là từ 7,0 – 8,5. Khi có quan hệ tình dục, độ ph trong âm đạo có xu hướng tăng lên, môi trường axit sẽ có tính kiềm hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng đi tìm trứng.

Vai trò của độ ph trong âm đạo

Như đã nói, độ ph trong âm đạo là một yếu tố không thể thiếu và cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín. Độ ph âm đạo ở mức ổn định, cân bằng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều của các loại vi khuẩn cư trú trong âm đạo.

  • Khi độ ph ở mức cân bằng, việc kiểm soát các tác nhân có hại sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp kiểm soát được các loại nấm, tạp khuẩn và ngăn chặn các tác nhân có hại tấn công vào môi trường âm đạo.
  • Không những vậy, độ ph âm đạo ở mức cân bằng cũng có vai trò giúp tinh trùng có thể di chuyển nhanh chóng, dễ dàng hơn khi đến tìm trứng để thụ thai, nói cách khác là giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi.

Trường hợp âm đạo mất cân bằng, độ ph không ổn định sẽ là cơ hội của nhiều tác nhân có hại, chúng sẽ tấn công vào cơ quan sinh sản gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi đó, tinh trùng sẽ bị cản trở và khó gặp được trứng, dễ gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Nguyên nhân khiến độ ph âm đạo mất cân bằng

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến độ ph âm đạo bị mất cân bằng, không ổn định:

  • Kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt thường có tính kiềm và dễ làm tăng độ ph trong âm đạo. Kinh nguyệt khi chảy qua âm đạo, thấm vào băng vệ sinh hoặc tampon sẽ dễ làm tăng mức ph của âm đạo.
  • Nhiễm khuẩn: Thường xảy ra do có nhiều vi khuẩn trong âm đạo, điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến mức độ ph âm đạo tăng lên.
  • Tinh dịch: Khi quan hệ tình dục, tinh dịch thường có tính kiềm và khi chảy vào âm đạo cũng khuyến khích sự phát triển của một số vi khuẩn, từ đó có thể làm gia tăng tạm thời độ ph âm đạo.
  • Dùng thuốc: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà nó còn có thể tiêu diệt đi những vi khuẩn có lợi, từ đó dễ làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Sử dụng tampon: Tampon thường có tác dụng thấm máu kinh cùng các loại vi khuẩn tốt, xấu. Và việc sử dụng tampon cũng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn có lợi trong âm đạo, từ đó khiến độ ph ở vùng kín tăng lên.
  • Thụt rửa sâu: Có khá nhiều chị em thường xuyên thụt rửa âm đạo nhưng lại không biết rằng, việc làm này không chỉ khiến độ ph âm đạo tăng lên mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Nguyên nhân này chiếm tới 20% các trường hợp.

Ngoài ra, nếu vệ sinh vùng kín quá sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp cũng khiến độ ph trong âm đạo tăng lên, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Các biện pháp giúp cân bằng độ ph âm đạo

Thường thì độ ph trong âm đạo bị mất cân bằng bắt nguồn từ chế độ sinh hoạt, ăn uống không đúng cách, hợp lý. Do đó, chị em phụ nữ có thể chú ý một số biện pháp sau để giúp độ ph âm đạo ở mức cân bằng, ổn định:

  • Tránh thụt rửa âm đạo khi vệ sinh vùng kín. Việc thụt rửa sẽ vô tình tiêu diệt đi những loại vi khuẩn có hại trong âm đạo, từ đó dẫn đến mất cân bằng trong môi trường nhạy cảm này, khi đó độ ph cũng dễ thay đổi.
  • Chú ý vệ sinh bên ngoài âm đạo một cách cẩn thận, tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh không chất lượng. Tốt nhất là nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp.
  • Chú ý thay băng vệ sinh đầy đủ, cẩn thận trong những ngày có kinh nguyệt để tránh làm tăng độ ph âm đạo, đồng thời giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch. Sau khi vệ sinh vùng kín xong thì nên dùng một chiếc khăn sạch, mềm lau khô âm hộ.
  • Mặc những loại trang phục, đặc biệt là các loại đồ lót có tính hút ẩm tốt, đồ lót làm bằng chất liệu cotton để giúp vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đầy đủ khi quan hệ nhằm phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Tránh sử dụng các loại dụng cụ tử cung và các loại thuốc có chứa hormone để phòng tránh thai vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ ph âm đạo.
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại rau quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, nên uống đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Nên bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày, nguyên nhân là do sữa chua có chứa lượng probiotic dồi dào giúp cân bằng, ổn định độ ph âm đạo.
  • Có thể uống men vi sinh để giúp duy trì trạng thái ổn định của môi trường âm đạo, từ đó giúp ổn định mức độ ph trong đó.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ chiên rán và các chất kích thích có hại như cà phê, rượu, bia, nước ngọt có gas…
  • Tránh đặt thuốc âm đạo khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu nhận thấy những dấu hiệu sau thì cần chủ động tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị ngay: Khí hư ra nhiều có màu lạ, có mùi hôi khó chịu; ngứa ngáy ở vùng kín kèm biểu hiện nóng rát, đau mỗi khi đi tiểu.

Chắc hẳn qua bài viết này, chị em đã nắm rõ hơn về độ ph âm đạo bao nhiêu là bình thường, đồng thời giúp duy trì độ ph ở mức ổn định. Nếu muốn tư vấn cụ thể hơn, chị em có thể gọi ngay vào số hotline 0379544317 để các chuyên gia giải đáp nhé!

Thông tin thêm:

- Mẹo chữa viêm âm đạo

- Chữa viêm âm đạo ở đâu tốt

Từ khóa » độ Ph Cao Khi Mang Thai