Độ PH Chuẩn Của Nước Sinh Hoạt, Nước Uống Là Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
Thường thì rất ít người quan tâm đến độ pH có trong nguồn nước mà họ đang sử dụng. Nhưng thực tế nó có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của nguồn nước và sức khỏe của người sử dụng. Vậy làm sao bạn biết được độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bao nhiêu thì sẽ tốt cho sức khỏe. Thông qua bài viết sau đây, Geyser sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về độ pH một cách đơn giản nhất để bạn có thể dễ dàng tiếp cận.
- 1. Độ pH là gì?
- 2. Cách xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt
- 2.1 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng cảm quan
- 2.2 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng quỳ tím
- 2.3 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng thiết bị đo
- 3. Độ pH của nước sinh hoạt bao nhiêu là tốt?
- 3.1 Một số nồng độ pH khác và tác dụng của chúng
- 3.2 Ý nghĩa của độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt
- 4. Độ pH của các loại nước phổ biến
- 4.1 Nước máy có độ pH bao nhiêu?
- 4.2 Độ pH của nước giếng khoan
- 4.3 Chỉ số pH của nước đóng chai
- 4.4 Nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu?
- 4.5 Độ pH trong nước kiềm
- 5. Ảnh hưởng của nồng độ pH tới sức khoẻ con người
- 6. Cách điều chỉnh độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt
- 6.1 Điều chỉnh độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng hoá chất
- 6.2 Sử dụng máy lọc nước để nguồn nước đạt chuẩn độ pH
- Máy lọc nước Ion Canxi Geyser Ecotar 6
- Máy lọc nước Ion Canxi Geyser Ecotar 8
- 7. Kết luận
1. Độ pH là gì?
Trước khi tìm hiểu rõ nước sinh hoạt có độ pH chuẩn bao nhiêu thì ta cần hiểu rõ độ pH là gì?
pH là một chỉ số đo hoạt độ của các ion hiđrô (H+) trong các dung dịch. Độ pH thường được sử dụng để xác định tính chất hóa học hay để đánh giá chất lượng của nguồn nước.
Nếu trong dung dịch có lượng ion H+ nhiều, thì dung dịch đó có tính axit. Ngược lại, nếu dung dịch có ít ion H+, hoạt động yếu thì dung dịch đó có tính bazơ.
2. Cách xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt
2.1 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng cảm quan
Độ pH chuẩn của nước sinh hoạt có thể được xác định bằng cảm quan.
– Nước có độ pH thấp: thường sẽ có rêu xanh bám lên bồn chứa nước bằng kim loại đồng, màu đỏ khi dùng vật chứa bằng thép, nếm thì có vị chua, màu nước thường là vàng đục.
– Nước có độ pH cao: khi đun sẽ đóng cặn dưới đáy bình, nước có độ pH cao sử dụng lâu ngày sẽ dễ bị sỏi thận.
– Đối với nước giếng khoan, cần có thiết bị đo chuyên dụng để đảm bảo chính xác nhất.
2.2 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng quỳ tím
Độ pH chuẩn của nước sinh hoạt có thể được xác định bằng quỳ tím.
- Cách dùng quỳ tím để kiểm tra như sau:
Lấy 1 cốc nước mẫu, cho quỳ tím vào chờ khoản 1 phút. Sau đó quan sát hiện tượng đổi màu trên giấy quỳ để xác định tính chất của nước. Cụ thể:
Người ta chia độ pH thành một thang đo với 14 mức độ khác nhau.
- Dung dịch có tính axit với pH < 7.
- Dung dịch có tính bazơ với pH > 7.
- Độ pH trung tính là 7.
Khi dùng nước sinh hoạt thì cần phải đo độ pH, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, khi tiến hành xử lý nguồn nước thì điều quan trọng là điều chỉnh độ pH trong nước sao cho phù hợp. Khi độ pH ở mức quá thấp sẽ dẫn đến các vấn đề xấu cho sức khỏe, lâu ngày các chất độc tích tụ thành các căn bệnh khó chữa trị.
2.3 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng thiết bị đo
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị đo độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt với giá thành khác nhau. Dùng máy đo pH hoặc đến địa chỉ xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt thường sẽ có kết quả chính xác hơn.
Cách tiến hành đo độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt như sau:
- Lấy mẫu nước cần thử cho vào cốc
- Đưa phần đầu dò của máy vào cốc nước mẫu thử. Sau đó quan sát kết quả
- Khi chỉ số dừng thay đổi thì đọc kết quả bao gồm 2 chữ số thập phân.
- Chỉ số lớn hơn 7.0 thì nước có tính kiềm, nhỏ hơn 7.0 thì nước có tính axit bằng bằng 7.0 là nước có độ pH trung tính.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế
3. Độ pH của nước sinh hoạt bao nhiêu là tốt?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ pH chuẩn của nước sinh hoạt nằm trong khoảng từ 6.5 đến 7.5.
Người tiêu dùng nên lựa chọn nguồn nước sinh hoạt có độ pH của nước trong khoảng này để đảm bảo an toàn và lợi ích cho sức khỏe, tránh việc ăn mòn kim loại trong đường ống, vật chứa nước, thiết bị chuyên chở nước.
3.1 Một số nồng độ pH khác và tác dụng của chúng
Ngoài độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt như trên thì còn có một số nồng độ pH khác được ứng dụng, cụ thể:
Nếu chỉ số pH cao hơn 7 thì nguồn nước có tính kiềm, chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho việc phát triển cơ thể như natri, magie, kali.. Chúng có tác dụng làm đẹp da, cũng như là các chất để phòng ngừa bệnh nguy hiểm ở người.
Nguồn nước có nồng độ pH từ 8.5 – 9.5 sẽ giúp bạn chống bị lão hóa da, chữa trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, hay tiêu hóa kém. Lượng khoáng chất dồi dào giúp bổ sung các chất điện giải, cân bằng tính axit trong cơ thể của người dùng.
Các nguồn nước khoáng có chỉ số pH đạt khoảng 11 được sử dụng phổ biến để làm sạch các loại rau củ. Ở các loại nước máy thông thường nó chỉ có tác dụng loại bỏ bụi bám vào thực phẩm thì nước có tính kiềm cao sẽ giúp lọc bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại, hay các kim loại nặng mà mắt thường không nhìn thấy được.
3.2 Ý nghĩa của độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hoạt động của con người tác động đến nguồn nước mà độ pH trong nước có thể thay đổi.
Chỉ số pH quá cao hay quá thấp là biểu hiện cho thấy nguồn nước đã bị ô nhiễm hóa chất hoặc nhiễm kim loại nặng, việc này có thể đem lại nhiều ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng. Do vậy bạn cần sử dụng độ pH chuẩn của nước sinh hoạt để khong ảnh hưởng sức khoẻ.
Đối với nước có độ pH quá cao (tính kiềm cao) thì sẽ có mùi vị khó chịu, có thể gây hư hỏng các thiết bị trong nhà, đường ống nước. Trong khi đó, độ pH dưới 6,5 cho thấy nước mang tính axit, ăn mòn kim loại và rất nguy hiểm khi sử dụng.
Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước duy trì độ pH chuẩn của nước sinh hoạt là điều rất quan trọng. Các thành phố lớn hiện nay thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra độ pH trong nước từ đó có những biện pháp xử lý nước sao cho độ pH luôn được cân bằng để bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Sau khi đã hiểu rõ độ pH của nước sinh hoạt là bao nhiêu rồi thì với một số loại nước khác thì độ pH thay đổi như thế nào?
>> Xem thêm: Cách xử lý nước sinh hoạt đơn giản, hiệu quả tại nhà
4. Độ pH của các loại nước phổ biến
4.1 Nước máy có độ pH bao nhiêu?
Ngoài việc tìm hiểu độ pH chuẩn của nước sinh hoạt thì nước máy có độ pH bao nhiêu?
Nước máy ở nhiều nơi khác nhau thì cũng có sự khác nhau nhưng thường chỉ số pH đo được ở nước máy rơi vào khoảng 7.5. Nước máy có thể được dẫn từ nhiều nguồn như nước ngầm, nước mưa, nước ao hồ qua xử lý hóa học trước khi đưa vào cung cấp cho người dân.
4.2 Độ pH của nước giếng khoan
Ngoài việc tìm hiểu độ pH chuẩn của nước sinh hoạt thì nước giếng khoan có độ pH bao nhiêu?
Nước giếng khoan hiện nay vẫn được sử dụng tại một số gia đình ở nông thôn. Nước giếng khoan thường có độ pH thấp do tồn tại một lượng lớn Cacbon, tạo thành axit Cacbonic khi kết hợp với phân tử nước.
4.3 Chỉ số pH của nước đóng chai
Ngoài việc tìm hiểu độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt thì nước đóng chai có độ pH bao nhiêu?
Nước khoáng đóng chai là nước được sản xuất phục vụ nhu cầu ăn uống của người dùng nên phải đảm bảo độ pH đúng tiêu chuẩn là 6,5 – 7,5 an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: 17+ các loại thức uống tốt cho sức khỏe cơ thể hằng ngày bạn nên biết
4.4 Nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu?
Nước nước tinh khiết có độ pH dao động từ 5 – 7.
Máy lọc nước RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược cho nguồn nước đầu ra là nước tinh khiết. Hiện nay rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng loại máy này để mang lại nguồn nước sạch.
4.5 Độ pH trong nước kiềm
Ngoài việc tìm hiểu độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt thì độ pH của nước kiềm là bao nhiêu?
Nước kiềm, nước ion điện giải trong thời gian gần đây được biết đến nhờ những công dụng tuyệt vời, có ích cho sức khỏe nên được sử dụng ngày càng rộng rãi. Độ pH của nước kiềm rơi vào khoảng 8 – 9 có tác dụng chống lão hóa, cải thiện dạ dày, ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng chống ung thư và các chứng bệnh khác vô cùng hiệu quả.
5. Ảnh hưởng của nồng độ pH tới sức khoẻ con người
Nước sinh hoạt được con người sử dụng hằng ngày. Cho nên độ pH không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người, gây ra một số căn bệnh liên quan đến tiêu hóa hay tim mạch. Do vậy bạn cần nắm rõ nước có độ pH là bao nhiêu là tốt để sử dụng cho phù hợp.
Độ pH ảnh hưởng đến mùi vị của nguồn nước. Nếu có độ pH cao (tính bazơ) thì nguồn nước thường có mùi như xà bông, hơi nhờn. Vì thế khi bạn đun nấu thực phẩm bằng nước lâu ngày sẽ gây ra bệnh sỏi thận bởi các hợp chất hữu cơ có hại đóng cặn dưới đáy các vật dụng.
Còn nếu uống nước có độ pH thấp (tính axit) mà không qua xử lý trong một thời gian dài thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến cơ quan tiêu hóa, gây ra một số vấn đến xấu cho sức khỏe. Dẫn đến các hiện tượng như ợ chua, rối loạn tiêu hóa,..
Tính axit của nước làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, tạo nên các độc tố, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Điển hình là như nước có thể bị nhiễm chì, nước nhiễm phèn,…
Độ pH của nước không phù hợp có thể làm gia tăng quá trình ăn mòn thiết bị như là đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Hơn nữa, khi pH > 8,5 và trong nước có các hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng nước bằng Clo sẽ tạo cơ hội để hình thành hợp chất trihalomethane gây nên các bệnh ung thư.
Hơn nữa, khi độ pH trong nước sinh hoạt quá cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Đặc biệt là các bệnh da liễu như khô, ngứa,..
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm hữu cơ, tập thể dục thường xuyên, tăng cường các loại nước có vitamin C,.. để căn bằng lượng pH, hạn chế các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe. Các cách trên rất cơ bản để mọi người có thể thực hiện dễ dàng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số máy lọc nước tiên tiến hiện nay của Geyser để lọc ra nguồn nước đạt chuẩn và tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm: Hàm lượng clo dư trong nước sinh hoạt là gì? Cách khắc phục clo dư hiệu quả
6. Cách điều chỉnh độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt
6.1 Điều chỉnh độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng hoá chất
Một cách khác để điều chỉnh độ pH chuẩn của nước sinh hoạt là sử dụng hóa chất công nghiệp. Phương pháp này thường phù hợp với dung tích nước lớn.
Baking soda hoặc trộn soda và hypochlorite theo tỷ lệ nhất định để điều chỉnh độ pH. Bằng cách cân bằng các thông số về lưu lượng nước bơm, giá trị pH và nồng độ hóa chất sử dụng, từ đó sẽ cân bằng được pH trong nước sinh hoạt.
Kali cũng có thể dùng để tăng độ pH. Phương pháp này có một quy trình rất đặc biệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, nếu chưa hiểu sâu về cách xử lý nước sinh hoạt, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia, kỹ thuật viên.
6.2 Sử dụng máy lọc nước để nguồn nước đạt chuẩn độ pH
Máy lọc nước Nano Geyser được tích hợp công nghệ lọc nano độc quyền, có khả năng lọc sạch hoàn toàn tạp chất, vi sinh vật, kim loại nặng, … gây hại cho con người. Đây là một trong những cách điều chỉnh độ pH chuẩn của nước trong sinh hoạt.
Nguồn nước sau lọc có thể uống trực tiếp và còn giữ lại lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sử dụng máy lọc nước Nano Geyser cho nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước sạch và độ pH của nước sinh hoạt, giúp đảm bảo an toàn cho người dùng mà không phải lo lắng cho câu hỏi trong nước có độ pH là bao nhiêu là tốt.
Nếu bạn muốn có được nguồn nước sạch chất lượng thì hãy liên hệ với Geyser Việt Nam, chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm máy lọc nước Nano Geyser chính hãng với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay giúp lọc sạch tạp chất, vi sinh vật, kim loại nặng,… gây hại cho con người và đảm bảo độ pH chuẩn của nước sinh hoạt đạt mức an toàn, đồng thời còn tốt cho sức khỏe, cải thiện làn da đẹp hơn.
Tham khảo các dòng máy lọc nano Geyser bán chạy nhất hiện nay:
Máy lọc nước Ion Canxi Geyser Ecotar 6
5,990,000₫ Máy lọc nước Ion Canxi Geyser Ecotar 8
Được xếp hạng 5.00 5 sao 6,990,000₫
7. Kết luận
Qua các thông tin trên mà Geyser Việt Nam đã cung cấp thì phần nào bạn cũng đã hiểu được độ pH chuẩn của nước sinh hoạt. Cũng như bạn có thể thấy được các tác động của độ pH đến sức khỏe của con người. Từ đó bạn sẽ cân nhắc để có nguồn nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách đo pH của nước hoặc cần tư vấn các dòng máy lọc nước tốt nhất thì đừng ngần ngại liên hệ cho Geyser Việt Nam nhé! Geyser sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn!
Có thể bạn quan tâm:
Tiêu chuẩn NSF là gì? Lợi ích của các sản phẩm có đạt tiêu chuẩn NSF
Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm mới nhất – QCVN 09-MT:2015/BTNMT
Các chỉ tiêu xét nghiệm nước uống mới nhất 2022
Thông tin liên hệ:
Từ khóa » độ Ph Của Nước Uống
-
Độ PH Trong Nước Có ý Nghĩa Gì? Nên Uống Nước Có độ PH Bao Nhiêu?
-
Độ PH Của Nước Là Gì? 10 Người Uống Nước Thì 9 Người Không Biết
-
Độ PH Là Gì? Độ PH Của Nước Uống Là Bao Nhiêu?
-
Nước Uống Có Độ PH Bao Nhiêu Là Tốt? Gợi Ý Cách Cân Bằng
-
Nước Uống Có độ PH Bao Nhiêu Thì Tốt Cho Sức Khỏe? - Onsen
-
Nước Uống Có độ PH Bao Nhiêu Là Tốt Cho Cơ Thể? Hướng Dẫn Kiểm Tra
-
Nước Uống Có Độ PH Bao Nhiêu Là Tốt Cho Sức Khỏe? Cách ...
-
Nước Uống Có độ PH Bao Nhiêu Là Tốt? Độ PH Của Nước Tìm Hiểu Ngay
-
Nước Uống Có độ PH Bao Nhiêu Là Tốt Với Sức Khỏe? Cách Kiểm Tra ...
-
Độ PH Là Gì? Nước Uống Có độ PH Bao Nhiêu Thì Tốt Cho Sức Khỏe?
-
Nước Uống Có độ PH Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
-
NƯỚC UỐNG HÀNG NGÀY CỦA CHÚNG TA NÊN CÓ ĐỘ PH BAO ...
-
Độ PH Trong Nước Máy, Nước Uống Sinh Hoạt Là Bao Nhiêu? - Wepar
-
Độ PH Của Nước Bao Nhiêu Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe?