Độ PH Của Da: Những điều Bạn Nên Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Độ pH là gì?
- 2. Độ pH các vùng da trên cơ thể khác nhau như thế nào?
- 3. Làm cách nào để đo độ pH của da?
- 3. Cách giúp làn da luôn khỏe mạnh và cân bằng độ pH
Vai trò quan trọng nhất của da chính là làm hàng rào bảo vệ giữa cơ thể và thế giời bên ngoài. Tuy nhiên, một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ pH của làn da. Giá trị pH của da có thể tạm thời thay đổi sau khi tiếp xúc với nước, sữa rửa mặt hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác. Độ pH của da cũng có xu hướng tăng lên khi mọi người già đi. Bài viết này sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về độ pH của da là gì và tầm quan trọng của nó.
1. Độ pH là gì?
Có lẽ bạn đã học về độ pH trong các tiết hóa học ngày xưa. Đây là một con số cho thấy liệu một thứ gì đó có tính axit hay tính kiềm, dự trên thang đo từ 0 đến 14. . Độ pH=7 (của nước tinh khiết) được xem là độ pH trung bình. Nếu độ pH dưới 7 thì là axit và trên 7 là kiềm.
1.1 Độ pH của da
Giá trị pH tối ưu của da chúng ta nằm trong khoảng từ 4,7 đến 5,75. Như đã đề cập ở trên, bất cứ độ pH nhỏ hơn 7 được xem là có tính axit và lớn hơn 7 được xem là có tính kiềm. Tính acid nhẹ của bề mặt rất quan trọng đến tình trạng sức khỏe của da, giúp kiểm soát tốt sự hiện diện của hệ vi sinh vật trên da cũng như các hỗ trợ khác trong quá trình sinh lý quan trọng như hình thành cấu trúc tối ưu của hàng rào lipid và cân bằng nội môi, ngăn chặn các gốc tự do. Gốc tự do là những chất khiến cho da của bạn bị nhanh lão hóa.
Tuy nhiên, có thể hơi khó khăn để duy trì sự ổn định pH và làm thế nào để bạn có thể duy trì độ pH của da mà không làm tổn hại da?
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của da
Duy trì giá trị pH ổn định là rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da và cũng là mối quan tâm của những người bị mụn trứng cá. Sau đây là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ pH của da:
Nước
Nước có giá trị pH là 7, vì vậy nước là trung tính. Vì giá trị pH của nước cao hơn da, nước có thể làm tăng độ pH của da khi tiếp xúc với nước. Chỉ cần rửa da bằng nước một mình, ngay lập tức sẽ làm tăng tạm thời giá trị pH của da. Tuy nhiên, điều này khó có thể gây ra những vấn đề làm hại đến da, bởi độ pH của da không quá thấp so với độ pH bằng 7 của nước. Nhưng chúng ta sẽ thấy, một số sản phẩm làm sạch có giá trị pH cao hơn có thể gây ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Các sản phẩm làm sạch da
Các sản phẩm làm sạch da cũng có thể làm thay đổi giá trị pH của da khi sử dụng. Tham khảo bài viết: Chăm sóc làn da với sữa rửa mặt Cetaphil dịu nhẹ.
Thông thường xà phòng có độ pH kiềm từ 9-11, do đó khi rửa tay bằng xà phòng thông thường sẽ làm cho độ pH trên lòng bàn tay tăng trùng bình 3 đơn vị. Nói cách khác, nếu độ pH là 5,5 trước khi rửa, thì sau khi sửa, độ pH sẽ tăng lên 8,5. Tuy sự thay đổi này chỉ là tạm thời, nhưng có thể sẽ mất nhiều giờ để giá trị pH trở lại bình thường.
Những thay đổi về độ pH sẽ làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trên da, làm chấm sự phát triển của một số loại, bao gồm cả những loại vi khuẩn có ích.
Tuổi tác
Không giống như nước và các sản phẩm làm sạch, chỉ làm thay đổi độ pH của da trong thời gian ngắn. Quá trình lão hóa có tác động lâu dài đến độ pH. Điều này, đặc biệt rõ rệt ở người già và trẻ em có độ pH da cao hơn người trẻ.
Những yếu tố khác
- Mụn.
- Ô nhiễm không khí.
- Thay đổi theo mùa, độ ẩm của không khí.
- Mỹ phẩm.
- Tiếp xúc với ánh nắng nhiều.
- Các bệnh lý như chàm.
Xem thêm bài viết: Top 12 nguyên liệu thiên nhiên điều trị chàm hiệu quả
2. Độ pH các vùng da trên cơ thể khác nhau như thế nào?
Độ pH của da trung bình từ 4,7 đến 5,75, tuy nhiên trên từng vị trí của cơ thể mà pH lại có độ khác nhau. Ví dụ như:
Tay
Tay chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố bên ngoài. Do đó, lớp axit bảo vệ da có thể bị suy yếu, khô và kích ứng hơn những vùng khác.
Nách
Da vùng nách có thể không phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng hoặc không khí như ta tay. Tuy nhiên, da nách cũng thường phải chịu các hóa chất như các sản phảm chống mồ hôi, khử mùi hoặc sản phẩm tẩy lông. Vì những lý do này, độ pH của da nách khoảng 6,5. Việc giảm tính axit của da nên làm cho da dễ bị vi khuẩn hơn. Chính sự phân hủy của vi khuẩn có thể dẫn đến mùi khó chịu vùng nách.
Vùng sinh dục
Giống như da vùng nách, da ở vùng sinh dục có độ pH khoảng 6,5. Tình trạng này cũng có thể làm cho dễ bị nhiễm khuẩn, tạo ra mùi hôi.
3. Làm cách nào để đo độ pH của da?
Que đo pH tại nhà
Nhờ bộ dụng cụ pH tại nhà, bạn có thể tự mình xác định độ pH cho làm da của mình. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên mua bộ dụng cụ pH dành riêng cho làn da của mình. Các xét nghiệm nước tiểu có thể đo lường mức độ pH tổng thể của cơ thể, tuy nhiên lại không đem lại nhiều thông tin chính xác bằng.
Kiểm tra bởi bác sĩ da liễu
Bác sĩ da liễu có thể cung cấp cho bạn các xét nghiệm về da. Đồng thời, bác sĩ có thể tư vấn giúp bạn những mỹ phẩm và các dịch vụ chăm sóc da phù hợp.
Quan sát và ước tính
Bạn có thể ước đoán độ pH của da mình thông qua quan sát. Da mềm mại, không khô ráp có thể được coi là có độ pH cân bằng. Da kích ứng, nhiều mụn trứng cá, đỏ bà khô có thể là dấu hiệu độ pH của da – nghiêng về tính kiềm nhiều hơn.
3. Cách giúp làn da luôn khỏe mạnh và cân bằng độ pH
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Bạn nên sử dụng những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ được sản xuất theo công thức đặc biệt hoặc làm sạch da bằng các loại thực phẩm tự nhiên. Nên nhớ rằng, nước cũng có có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn ngay cả trong giây lát.
Sữa rửa mặt càng có tính kiềm cao thì càng càng có nguy cơ gây kích ứng da bạn bất nhiêu. Nhiều sữa rửa mặt có tính axit nhẹ có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị mụn trứng cá. Mặt khác trong một số trường hợp da bị chàm hay vảy nến, những sản phẩm chăm sóc da có tính kiềm có thể giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
Sử dụng toner
Sử dụng toner có thể giúp làn da của bạn trung hòa những chất có độ kiềm gây hại cho da và làm tối ưu hóa độ pH của da.
Dưỡng ẩm cho da
Có một số loại dầu dưỡng ẩm, kem goặc gel dưỡng ẩm cho da mà bạn có thể lựa chọn. Thậm chí bạn có thể điều chỉnh loại dưỡng ẩm theo mùa. Xem thêm: Chăm sóc da mặt tự nhiên: Xu hướng làm đẹp hiện nay
Tẩy tế bào chết
Nên tẩy tế bào chết cho da của bạn khoảng một tuần một lần với các sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ.
Chăm sóc da với những sản phẩm làm sạch và kem dưỡng ẩm có thể giúp cho làn da của bạn luôn giữ được khỏe mạnh và cân bằng. Nếu cóbất cứ những vấn đề bận tâm về da như mụn, viêm da thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn. Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Từ khóa » độ Ph Chuẩn Của Da Mặt
-
Độ PH Của Da Là Gì Và Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Cân Bằng độ PH Của Da Tự Nhiên để Da Khỏe Hơn - Hello Bacsi
-
Độ PH Của Da Là Gì? 4 Cách Cân Bằng Da Hiệu Quả - BlogAnChoi
-
Độ PH Là Gì? Chọn độ PH Trong Mỹ Phẩm Phù Hợp Cho Da Bạn
-
Giải Mã độ PH Và Cách Cân Bằng độ PH Cho Làn Da
-
Độ PH Của Da Và Cách Cân Bằng Hiệu Quả - Đẹp21
-
Tất Tần Tật Về Độ PH Của Mỹ Phẩm Bạn Cần Biết (Phần 1)
-
Độ PH Của Da Là Gì, Bao Nhiêu Là Lý Tưởng, Làm Sao để Cân Bằng PH?
-
Độ PH Của Da Là Gì? Cách Cân Bằng độ PH Của Da - Bio Cosmetics
-
Độ PH Là Gì? Độ Ph Trong Mỹ Phẩm Bao Nhiêu Là Tốt Cho Da?
-
ĐỘ PH CỦA DA LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ DUY TRÌ ĐỘ PH LÝ TƯỞNG ...
-
Mất Cân Bằng độ PH Của Da Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Độ PH Của Sữa Rửa Mặt Bao Nhiêu Là An Toàn Cho Da?
-
Sẽ Ra Sao Nếu ĐỘ PH CỦA DA Mất Cân Bằng?