Độ PH Của Nước Máy: Cách Xác Định Và Cân Bằng Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Độ pH của nước máy: Cách xác định và cân bằng hiệu quả
Độ pH của nước máy: Cách xác định và cân bằng hiệu quả
Đặt lịch
Độ pH của nước máy là một trong những chỉ số quan trọng xác định giúp xác định chất lượng nước sinh hoạt. Do đó để đảm bảo an toàn người dùng cần nắm rõ khái niệm, cách xác định và cân bằng pH của nước máy. Chi tiết nội dung này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Độ pH trong nước máy là gì?
Độ pH là chỉ số đo lường mức độ axit hoặc kiềm của những ion H+ và OH- trong nước. Thường độ pH sẽ được xác định trong thang số từ 0-14. Nếu lượng ion H+ trong nước hoạt động mạnh, mẫu nước sẽ có tính axit, pH<7. Ngược lại nếu ion H+ trong nước hoạt động yếu, mẫu nước sẽ có tính bazo, pH>7. Và trường hợp lượng hydro H+ cân bằng với hidroxit OH- thì nước sẽ xếp vào loại trung tính, pH=7. Nói cách khác, pH chính là chỉ số để xác định tính chất hóa học trong nước.
Theo các nhà khoa học, mức pH phù hợp với sức khỏe con người sẽ dao động khoảng 7.0-9.5. Cụ thể:
- Độ pH của nước giếng bằng 7.0 là mức trung tính nên phù hợp dùng trong sinh hoạt và uống thuốc.
- Độ pH của nước đóng chai hoặc đóng bình sẽ dao động trong khoảng từ 6.5-7.5. Đây là loại nước được sản xuất công nghiệp với tiêu chuẩn chất lượng được quy định rõ ràng.
- Độ pH của nước sinh hoạt hay nước Ro sẽ dao động khoảng 5.0-7.0. Tuy nhiên khi đi qua màng lọc loại nước này đã bị loại bỏ hết các tạp chất có hại và vi khoáng có lợi. Do đó nếu sử dụng lâu dài cơ thể con người sẽ bị thiếu khoáng chất nghiêm trọng.
- Nước kiềm cũng là một loại nước uống được ưa chuộng hiện nay. Với pH >8.0 và <10.0 loại nước này đặc biệt có lợi cho sức khỏe, giúp cân bằng pH, hạn chế dư thừa axit trong dạ dày. Đặc biệt nếu được sản xuất theo công nghệ điện phân tiên tiến với cấu trúc phân tử siêu nhỏ, giàu hydrogen thì loại nước ion kiềm có thể giúp phòng chống được rất nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Tìm hiểu: Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất
Cách xác định pH trong nước máy hiệu quả
Độ pH của nước máy có thể xác định bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng các thiết bị chuyên dụng hoặc dùng cảm quan. Cụ thể:
Nhận biết pH nước máy bằng cảm quan
- Thông qua cảm quan người dùng có thể dễ dàng nhận biết pH của nước máy dựa vào một số đặc điểm sau đây:
- Nước có nồng độ pH thấp sẽ xuất hiện các vết mờ xanh trên vật dụng làm bằng kim loại đồng và màu đỏ trên vật dụng làm bằng thép. Đặc biệt khi thử bằng người dùng sẽ cảm thấy vị chua, màu sắc nước hơi vàng đục.
- Độ pH của nước cao khi đun sẽ thấy xuất hiện lớp cặn trắng dưới đáy. Loại nước này nếu sử dụng lâu ngày có thể gây ra sỏi thận.
Nhận biết pH nước máy thông qua quỳ tím
Ngoài quan sát bằng mắt thì để xác định được pH của nước máy bạn còn có thể sử dụng quỳ tím. Đây là một loại giấy làm từ chất liệu tảo địa y có công dụng kiểm tra pH nước với độ chính xác cao.
Để thực hiện được phương pháp này, trước hết bạn cần phải chuẩn bị 1 cốc nước mẫu. Sau đó cho tờ quỳ tím nhúng vào bên trong. Quan sát trong khoảng 1 phút nếu thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ thì tức là nước có tính axit.
Ngược lại, nếu giấy chuyển sang màu xanh chứng tỏ nước có tính bazo. Với mẫu thử nước sinh hoạt hoặc nước giếng ở mức độ trung tính giấy quỳ sẽ không bị đổi màu. Dù cho hiệu quả chính xác hơn phương pháp cảm quan nhưng phương pháp này lại không thể đưa ra con số chính xác liên quan đến thang pH.
Nhận biết pH nước máy qua thiết bị đo
Để kiểm tra chính xác nước giếng có độ pH bao nhiêu, bạn có thể đầu tư cho mình một chiếc máy đo pH. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 cốc nước mẫu sau đó dùng đầu dò của máy cho vào bên trong. Màn hình điện tử sẽ thực hiện phép đo và cho ra kết quả chính xác có 2 chữ số ở thập phân. Nếu kết quả thu được >7.0 nước sẽ mang tính kiềm, <7.0 nước mang tính axit, =7.0 nước trung tính.
Độ pH của nước máy ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người dùng?
Đối với nước sinh hoạt, nồng độ pH đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe. Nếu độ pH của nước quá cao sẽ thường kèm theo những mùi khó chịu như xà bông. Bên cạnh đó nước sẽ có cảm giác bị nhờn. Do đó nếu sử dụng để đun nấu các chất hữu cơ sẽ bị bẻ gãy, tích tụ và đóng cặn ở đáy nồi. Việc sử dụng lâu dài có thể gây ra sỏi thận, sỏi tiết niệu,…
Ngược lại nếu nước máy có độ pH nhỏ hơn 7.0 và nhiều gốc axit tồn tại nó sẽ khiến cho men răng bị bào mòn theo thời gian. Đặc biệt nếu sử dụng nước uống có pH thấp trong thời gian quá dài, người dùng có thể sẽ phải đối mặt với căn bệnh ung thư do nước có khả năng tạo thành chất Trihalomethane.
Do đó để tránh những tác động tiêu cực của nước máy với sức khỏe cách đơn giản nhất là phải nắm rõ pH của nước để kịp thời điều chỉnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động cho mình những giải pháp tạo nguồn nước chất lượng.
Cách cân bằng độ pH của nước máy
pH nước máy quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm cách cân bằng pH ở ngưỡng cho phép. Dưới đây là một số phương pháp giúp cân bằng độ pH của nước máy hiệu quả.
- Sử dụng bộ lọc trung hòa
Nếu pH của nước máy quá thấp bạn có thể sử dụng bộ lọc trung hòa làm từ Calcite hoặc Magnesia để cải thiện. Ưu điểm của phương pháp này là giúp làm sạch cặn bẩn trong nước đồng thời làm tăng hàm lượng Canxi. Tuy nhiên do chúng không có chức năng tự làm sạch vì vậy bạn cần chủ động cọ rửa để tránh tình trạng tắc nghẽn. Mặt khác vật liệu bên trong bộ lọc có thể tan và hao hụt dần theo thời gian. Do đó người dùng cần kiểm tra và bổ sung định kỳ. Phương pháp này cũng sẽ làm cho nước trở lên cứng hơn. Vì vậy bạn nên theo dõi để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
- Sử dụng hóa chất
Trong trường hợp phải điều chỉnh pH ở mức thấp với dung tích quá lớn bạn có thể sử dụng các hóa chất công nghiệp. Người ta sẽ thường sử dụng Soda hoặc hỗn hợp Soda + Hypochlorite phù hợp với lượng nước thực tế. Sau đó cân đối các tham số gồm lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hóa chất sử dụng.
Ngoài ra một vài trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể dùng đến Kali để nâng chỉ số pH của nước máy. Tuy nhiên quá trình này tương đối phức tạp và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe nên cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia.
- Sử dụng máy lọc nước ion kiềm
Thay vì phải lo lắng nước giếng khoan có độ pH bao nhiêu, nên làm thế nào để cân bằng bạn có thể sử dụng máy lọc nước ion kiềm. Đây là phương pháp bảo vệ sức khỏe được ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Theo các chuyên gia, sử dụng máy lọc nước ion kiềm không chỉ giúp tạo ra nguồn nước sạch khuẩn mà còn có pH giàu kiềm tốt cho sức khỏe. Một vài lợi ích nổi bật có thể kể đến khi sử dụng nước ion kiềm gồm:
- Do có tính kiềm cao nên loại này có khả năng trung hòa axit dư thừa. Từ đó hỗ trợ phòng chống và cải thiện các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
- Nước ion kiềm rất giàu hydrogen, hoạt chất chống oxy hóa mạnh do đó có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, ung thư,…
- Với kích thước siêu nhỏ, nước ion kiềm có khả năng thẩm thấu nhanh chóng vào các tế bào trong cơ thể. Từ đó giúp bù khoáng, cấp nước, thải độc, giải rượu bia hiệu quả.
- Đặc biệt loại nước này khi dùng để ngâm rửa hoa quả còn có thể loại bỏ vị chát và các hóa chất tồn dư. Nếu dùng để nấu cơm sẽ giúp món ăn nhanh chín và thơm ngon hơn.
Độ pH của nước máy dù cao hay thấp đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Do đó để bảo cơ thể trước những nguy cơ bệnh tật người dùng nên xác định pH nước máy thường xuyên và có cách xử lý kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Top 15 loại nước uống tốt cho sức khỏe bạn nên sử dụng mỗi ngày
- 10 Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày
Từ khóa » Cách Xác định độ Ph Của Nước
-
Làm Thế Nào để Kiểm Tra độ PH Của Nước?
-
Hướng Dẫn 5 Cách đo PH Của Nước Chính Xác Và Nhanh Chóng
-
3 Cách đo độ PH Của Nước đơn Giản Và Chính Xác Nhất
-
Làm Sao để đo được độ PH Của Nước đơn Giản Nhưng Chính Xác Tại ...
-
3 Cách đo độ PH Của Nước
-
Top 9 Cách đo độ PH Trong Nước đơn Giản, Hiệu Quả
-
8 Phương Pháp Thông Dụng để đo PH Chính Xác | E-TechMart
-
3 Cách đo độ PH Trong Nước đơn Giản - Chính Xác Nhất Hiện Nay
-
3 Phương Pháp Xác định độ PH Thông Dụng Nhất Hiện Nay
-
Độ PH Của Nước Và Cách Xử Lý Nước Có độ Ph Cao - LabVIETCHEM
-
Độ Ph Là Gì? Cách Xác định Nồng độ Ph
-
Hướng Dẫn đo Ph Của Nước Và Cách Sử Dụng - YouTube
-
Cách Kiểm Tra độ PH Trong Nước
-
Độ PH Là Gì? Cách Tính độ PH & Độ PH Của Một Số Dung Dịch