Độ PH Là Gì? Công Thức Cách Tính độ PH Thông Dụng Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Nồng độ pH có lẽ không còn là cụm từ xa lạ đối với nhiều người. Nhưng cụ thể, nồng độ pH là gì? Cách tính nồng độ pH như nào và có thể đo chúng bằng những phương pháp gì thì không phải ai cũng rõ. Để có câu trả lời chính xác nhất, các bạn hãy tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết sau.
Mục lục- 1. Nồng độ pH là gì?
- 2. Công thức tính nồng độ pH
- 3. Các phương pháp đo nồng độ pH thông dụng hiện nay
- 3.1. Sử dụng chất chỉ thị màu
- 3.2. Sử dụng giấy quỳ tím
- 3.3. Sử dụng điện cực thủy tinh
- 3.4. Sử dụng bút đo pH điện tử
- 3.5. Sử dụng máy đo độ pH
- 4. Địa chỉ phân phối máy đo độ pH tốt nhất tại Hà Nội
1. Độ pH là gì?
Nồng độ pH là thước đo nhằm xác định một dung dịch có tính axit hay bazo. Nó là tỷ lệ giữa các ion mang điện tích dương (tạo axit) và các ion mang điện tích âm (tạo bazo). Trong dung dịch, hoạt động của ion hydro được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Giới hạn nồng độ pH nằm trong khoảng từ 0-14, trong đó:
+> pH = 7: Môi trường trung tính.
+> pH > 7: Môi trường kiềm (bazo).
+> pH < 7: Môi trường axit.
Độ pH dù là cao hay thấp thì cũng đều có ảnh hưởng tới con người, sinh vật, cũng như hoạt động sản xuất, có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực như:
+> Đối với con người, nồng độ pH của máu nằm trong khoảng từ 7.35- 7.45. Nếu ngoài khoảng này, người đó có dấu hiệu của bệnh tật. Khi độ pH nhỏ hơn 6.8 hoặc lớn hơn 7.8, các tế bào trong cơ thể sẽ dừng hoạt động và nạn nhân có thể tử vong.
+> Đối với sinh vật sống trong nước như cá, tôm,... chúng sẽ không tồn tại được nếu độ pH thấp hơn 4 hoặc lớn hơn 10.
Nồng độ pH trong thức ăn của con người
Giá trị pH thích hợp cho các ao nuôi tôm
>> Tham khảo: Sổ tay hướng dẫn cách đo độ pH trong hồ cá hiệu quả, an toàn
2. Công thức tính nồng độ pH
- Nồng độ pH là đại lượng không có đơn vị đo, nhưng nó cũng không phải là thang đo ngẫu nhiên. Người ta tính pH của dung dịch theo công thức:
- Trong đó [H+] biểu thị hoạt động của các ion H+ (hay chính xác hơn là [H3O+], tức các ion hydronium), được đo theo mol/l. Trong các dung dịch loãng (như nước sông hoặc nước máy) thì hoạt độ xấp xỉ bằng nồng độ của ion H+.
- Log10 biểu thị logarit cơ số 10, và pH vì thế được định nghĩa là thang đo logarit của tính axít. Ví dụ như sau:
+> Dung dịch có pH=8.2 sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/l, hay khoảng 6.31 × 10−9 mol/l
+> Dung dịch có hoạt độ của [H+] là 4,5 × 10−4mol/l sẽ có giá trị pH là −log10(4.5 × 10−4), hay khoảng 3.35.
- Độ pH sẽ cho biết dung dịch đó có tính axit mạnh hay yếu.
+> Đối với các axit mạnh, phản ứng phân ly HX + H2O ↔ H3O++ X- diễn ra hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là nếu dung dịch HX có nồng độ mol 0.01 mol/l thì nồng độ các ion hydro hòa tan sẽ là 0.01 mol/l. Ta có thể tính độ pH theo công thức như sau:
pH = −log10 [H+]
pH = −log (0,01)
Tức là độ pH = 2.
+> Đối với các axit yếu, quá trình phân ly không diễn ra hoàn toàn. Sự cân bằng sẽ đạt được giữa cá ion hydro và gốc bazo. Ví dụ như
HCOOH(dd) ↔ H+ + HCOO-
Để tính độ pH trong trường hợp này, chúng ta cần phải biết hằng số cân bằng của phản ứng cho mỗi axit tương ứng. Công thức tính hằng số cân bằng của axit:
Ka = [ion hydro][ion axít] / [axít]
3. Các phương pháp đo nồng độ pH thông dụng hiện nay
3.1. Sử dụng chất chỉ thị màu
- Màu của chất chỉ thị sẽ biến đổi theo độ pH của dung dịch. Màu sắc của chất chỉ thị pH thường được chia ra thành 14 thang bậc. Phương pháp này về cơ bản sẽ bao gồm hai cách thức đo độ pH sau:
+> So sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị được đem ngâm trong dung dịch cần đo sử dụng dung dịch đệm.
+> Chuẩn bị giấy kiểm tra pH được ngâm trong chất chỉ thị rồi nhúng giấy này vào dung dịch cần kiểm tra và so sánh màu của nó với màu chuẩn.
Độ pH tương ứng với màu sắc của 14 bảng màu của chất chỉ thị
- Cách đọc độ pH trên chất chỉ thị màu
+> Nếu pH < 8, giấy chỉ thị có màu trắng.
+> Nếu pH > 8, giấy chỉ thị có màu chuyển từ hồng nhạt đến đậm. Màu càng đậm, tính bazo càng cao.
- Mỗi giá trị độ pH đo được sẽ ứng với một tổ hợp nhiều màu. Càng nhiều chỉ thị thì xác suất các tổ hợp màu đó trùng nhau càng ít và độ pH xác định càng chính xác.
- Nhược điểm của phương pháp đo độ pH dùng chất chỉ thị:
+> Những sai số có thể có do nồng độ của muối trong dung dịch cao, nhiệt độ hoặc sự có mặt của các chất hữu cơ trong dung dịch.
+> Kết quả đo độ pH chỉ mang tính tương đối do kết quả được nhìn nhận bằng mắt thường.
Giá trị quan sát được chỉ mang tính tương đối
3.2. Sử dụng giấy quỳ tím
- Giấy quỳ trung tính có chứa từ 10 đến 15 loại thuốc nhuộm khác nhau, bao gồm azolitmin, leucazolitmin, leucoorcein và spaniolitmin.Khi nhúng giấy quỳ vào dung dịch, nếu nó chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính bazo, còn nếu hóa xanh thì là tính axit.
- Ưu điểm: Giá thành của giấy quỳ khá rẻ, được bán nhiều nên dễ tìm mua và dễ sử dụng, cho kết quả nhanh.
- Nhược điểm: Cách đo độ pH bằng giấy quỳ cho độ chính xác thấp với khoảng rộng lên đến một đơn vị.
Sử dụng giấy quỳ tuy đơn giản nhưng chỉ dùng cho những phép đo dễ thực hiện
3.3. Sử dụng điện cực thủy tinh
Đây là phương pháp sử dụng để đo độ pH khá phổ biến. Phương pháp này sử dụng hai điện cực gồm một điện cực thủy tinh và một điện cực so sánh để xác định độ pH bằng cách đo điện thế giữa chúng. Với cách này, sự có mặt của các chất oxy hóa và chất khử không thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo.
Hình ảnh của điện cực thủy tinh đo pH
3.4. Sử dụng bút đo pH điện tử
Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi để đo độ pH, hiện tại có bút đo pH được phân thành 2 loại:
- Bút đo pH đất: Là loại bút chuyên đo độ ph của nhiều loại đất khác nhau để xác định được đâu là loại đất phù hợp và cây trồng tương ứng với đất đó.
- Bút đo pH nước: Là loại bút dùng để đo pH dung dịch. Đây là cách đo độ kiềm trong dung dịch được nhiều người sử dụng nhất.
- Cách sử dụng: Tháo đầu nắp > mở nguồn > chọn chế độ > nhúng bút xuống nước cần đo ngập vạch giới hạn > đợi đến khi hiện kết quả > đọc kết quả.
Bút đo pH điện tử chống nước
- Ưu điểm:
+> Kết quả hiển thị nhanh chóng, chính xác đến phần thập phân.
+> Được chạy bằng pin sạc hoặc pin than.
+> Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển, có thể mang theo bên người.
+> Có khả năng nổi trên mặt nước nên người dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng.
- Nhược điểm
+>Độ chính xác thấp hơn so với việc sử dụng máy đo pH.
3.5. Sử dụng máy đo độ pH
Máy đo độ pH là thiết bị đo nồng độ pH tốt nhất hiện nay. Những loại máy đo pH hiện nay xác định đến 2 con số thập phân giá trị pH. Các loại máy đo độ pH:
- Máy đo pH để bàn: Chuyên dùng trong phòng thí nghiệm, tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn.
- Máy đo pH cầm tay: Với các loại máy này, người ta có thể thao tác một cách nhanh gọn do máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo.
Hình ảnh máy đo pH để bàn
- Ưu điểm
+> Máy có thang đo rộng, ngay cả các dạng mẫu khó không thể đo bằng các phương pháp thông thường vẫn có thể đo được bằng biết bị này như xác định chính xác nồng độ pH của tất cả các loại dung dịch, đồ uống, máu hay các nguồn nước.
+> Có thể hiệu chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn một cách dễ dàng.
+> Các thao tác đều tự động và hiện thị kết quả ra màn hình hoặc lưu trữ kết quả trên máy tính.
- Nhược điểm
+>Chi phí của máy đo pH khá cao.
>>> MÁY ĐO PH CẦM TAY/ ĐỂ BÀN
4. Địa chỉ phân phối máy đo độ pH tốt nhất tại Hà Nội
LabVIETCHEM hiện đang là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các loại dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, trong đó có máy đo độ pH và được nhiều khách hàng đánh giá là địa chỉ có mức giá bán hợp lý nhất trên thị trường.
Một số loại máy đo độ pH tại LabVIETCHEM
- Máy đo pH trong phomat chuyên nghiệp Hanna
- Máy đo pH để bàn với độ phân giải 0.01 Hanna
- Máy đo độ pH/mV/nhiệt độ với độ phân giải 0.001 Hanna
- Máy đo pH/nhiệt độ trong các sản phẩm từ sữa Hanna
- Máy đo pH/nhiệt độ dạng bút Trans Instrusments
Một số loại máy đo độ pH tại LabVIETCHEM
Trên đây là những thông tin LabVIETCHEM muốn chia sẻ với các bạn về "Nồng độ pH là gì? Cách tính và đo nồng độ pH như thế nào?". Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại máy đo độ pH tại LabVIETCHEM, vui lòng ghé thăm website labvietchem.com.vn hoặc gọi tới số Hotline 1900 2639 để chuyên viên của chúng tôi có thể tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm:
- Cách sử dụng máy đo pH trong phòng thí nghiệm cực kỳ đơn giản
- Mua giấy lọc phòng thí nghiệm Whatman ở đâu đảm bảo chất lượng?
Từ khóa » Cách Xác định Ph Của Môi Trường
-
PH Và Môi Trường Của Dung Dịch - Học Hóa Online
-
LÍ THUYẾT VỀ PH VÀ MÔI TRƯỜNG DUNG DỊCH
-
Độ PH Là Gì? Cách Tính độ PH & Độ PH Của Một Số Dung Dịch
-
8 Phương Pháp Thông Dụng để đo PH Chính Xác | E-TechMart
-
Độ PH Là Gì? Xác định độ PH Trong Các Môi Trường Bằng Cách Nào?
-
Bài 3. Sự điện Li Của Nước. PH. Chất Chỉ Chị Axit - Bazơ - SureTEST
-
Cách Xác định Môi Trường Của Dung Dịch Muối - TopLoigiai
-
Cách Tính Cách điều Chỉnh độ Ph Chính Xác Hiệu Quả - VietChem
-
Thang Ph Là Gì? Cách Xác định độ PH Như Thế Nào, ảnh Hưởng Của ...
-
Độ PH Là Gì? Cách Xác định Ra Sao? Một Số độ PH Hiện Nay
-
Độ Ph Là Gì? Cách Xác định Nồng độ Ph
-
PH Là Gì? Cách Kiểm Tra Độ PH? - Tin Cậy
-
Xác định Môi Trường (hay PH) Của Dung Dịch Muối (chuyên đề: Sự ...
-
Phép đo PH Trong Dung Môi Hữu Cơ | METTLER TOLEDO