Độ PH Và Nồng độ Chất Dinh Dưỡng(PPM) Cho Rau Thủy Canh

Skip to content

Để sự phát triển tốt nhất được diễn ra,độ ph và nồng độ các chất dinh dưỡng phải luôn được cân bằng trong quá trình sinh trưởng để cho cây có được đủ chất dinh dưỡng và đầy đủ. Trong bất kỳ hệ thống thủy canh động nào, khi mỗi lần dung dịch dinh dưỡng chảy qua hệ thống rễ, một sự trao đổi chất sẽ diễn ra giữa rễ và dung dịch dinh dưỡng, và vì thế sau một khoảng thời gian nồng độ các chất dinh dưỡng trong dung dịch sẽ thay đổi. Đồng thời khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cũng thay đổi theo thời gian. Cách tốt nhất để biết được sự thay đổi nồng độ dinh dưỡng trong dung dịch và độ pH trong dung dịch bằng cách đo chỉ số PPM (Parts Per Million) và TDS (Total Dissolved Solids). Cách đo này thường được biết đến là EC (Electrical Conductivity – độ dẫn điện của dung dịch) bởi vì thực tế chúng ta đo độ dẫn điện của dung dịch. Có một số cách để đo chỉ số PPM.

Bảng chi tiết về độ ph và nồng độ chất dinh dưỡng cho từng loại rau củ.

Rau,CủÁnh SángNồng độ PHNồng độ PPM
Húng quếÁnh sáng mạnhPH = 5.5 – 6.5PPM/tds: 700 ~ 1120
Đậu cove Ánh sáng mạnhPH = 6.0PPM/tds: 1400~2800
Cải xanh Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6 ~6.8PPM/tds: 1900~2450
Súp lơ xanh Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6.0~6.5PPM/tds: 1960~2450
Súp lơ trắng Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6.0~7.0PPM/tds: 1050~1400
Bắp cải mini Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6.5~7.5PPM/tds: 1750~2100
Bắp cải Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6.5~7.0PPM/tds: 1750~2100
Ớt chuông Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6.0~6.5PPM/tds: 1260~1540
Cà rốt Ánh sáng mạnh, vừaPH = 6.3PPM/tds: 1120~1400
Dưa leo Ánh sáng mạnh, vừaPH =5.8~6.0PPM/tds: 1190~1750
Cà tím Ánh sáng mạnh, vừaPH =5.5~6.5PPM/tds: 1750~2450
Tỏi Ánh sáng mạnhPH =6.0PPM/tds: 980~1260
Hành boaro Ánh sáng vừaPH =6.5~7.0PPM/tds: 980~1260
Xà lách Ánh sáng vừaPH =5.5~6.5PPM/tds: 560~840
Đậu bắp Ánh sáng mạnhPH =6.5PPM/tds: 1400~1680
Hành củ Ánh sáng mạnPH = 6.0~6.7PPM/tds: 980~1260
Cải thìa Ánh sáng mạnhPH = 7.0PPM/tds: 1050~1400
Đậu Hà Lan Ánh sáng mạnhPH = 6.0~7.0PPM/tds: 980~1260
Dưa pepino Ánh sáng mạnhPH = 6.0~6.5PPM/tds: 1400~3500
Ớt Ánh sáng mạnhPH = 6.0~6.5PPM/tds: 2100~2450
Khoai tây Ánh sáng mạnhPH = 5.0~6.0PPM/tds: 1400~1750
Bí đỏ Ánh sáng mạnhPH = 5.5~7.5PPM/tds: 1260~1680
Củ cải Ánh sáng mạnhPH = 6.0~7.0PPM/tds: 840~1540
Rau bina Ánh sáng mạnhPH = 6.0~7.0PPM/tds: 1260~1610
Cải cầu vồng Ánh sáng vừaPH = 6.0~7.0PPM/tds: 1260~1610
Khoai lang Ánh sáng mạnhPH = 5.5~6.0PPM/tds: 1400~1750
Khoai môn Ánh sáng mạnhPH = 5.0~5.5PPM/tds: 1750~2100
Cà chua Ánh sáng mạnhPH = 5.5~6.5PPM/tds: 1400~3500
Bí ngòi Ánh sáng mạnhPH = 6.0PPM/tds: 1260~1680
Dưa lướiPh = 5.5~6.0PPM/tds: 1400~1750
Chanh leo/Chanh dâyPh =6.5PPM/tds: 840~1680
Đu đủPh =6.5PPM/tds: 1400~1680
Dứa PH= 5.5~6.0PPM/tds: 1400~1680
Dâu tây PH=6 PPM/tds: 1260~1540
Dưa hấu PH= 5.8PPM/tds: 1260~1680
Măng tây PH= 6.0~6.8PPM/tds: 980~1260
Củ dền PH= 6.0~6.5PPM/tds: 1260~3500
Cần tây PH= 6.5PPM/tds: 1260~1680
Dưa leo Ph=5.5 PPM/tds: 1190~1750
Kinh giới/tía tô Ánh sáng vừaPH=5.5PPM/tds: 1120~1400
Dưa hấu/gang Ánh sáng mạnhPH= 5.5~6 PPM/tds: 1400~1750
Bạc hà/ húng lủi Ánh sáng mạnh/vừaPH= 5.5~6.5PPM/tds: 1400~1650
Mướp Sáng vừa PH= 6.5PPM/tds: 1400~1650
Mùi/ ngò Sáng mạnh PH= 5.5~7PPM/tds: 560~1260
Ớt tiêu Sáng vừaPH= 5.5~6PPM/tds: 300~500
Hương thảo sáng vừaPH= 5.5~6PPM/tds: 700~1120
Xô thơm sáng mạnhPH= 5.5~6.5PPM/tds: 700~1120
Hành lá/ củ Sáng mạnhPH= 6 ~ 7PPM/tds: 980~1260
Xạ hương Sáng vừaPH= 5.5~7 PPM/tds: 560~1120
Khi thời gian đầu mới cấy cây con ra trồng các bạn nên đề nồng độ ppm thấp nhất, điều chỉnh ppm tăng dần theo giai đoạn như vậy đảm bảo cây lớn và không bị dư dinh dưỡng

Thay dung dịch mỗi 2 tuần là cách tốt nhất để tránh cho cây của bạn bị hư hại và đảm bảo cho cây dinh dưỡng cần thiết. Trong điều kiện tối ưu, độ pH và chỉ số PPM chỉ thay đổi chút ít bởi vì cây đã hấp thu một phần chất dinh dưỡng trong dung dịch. Một cách khác để đảm bảo dung dịch của bạn ở mức tối ưu là sử dụng thùng đựng có kích thước lớn hơn. Khi bạn chỉ sử dụng thùng đựng nhỏ cho cây của bạn thì dung dich sẽ dễ dàng bị thay đổi độ pH và nồng độ chất dinh dưỡng khi cây hấp thụ chất trong dung dịch. Khi bạn sử dụng thùng đựng to hơn, thì phần dung dịch dinh dưỡng dư ra sẽ đóng vai trò duy trì độ pH và nồng độ chất dinh dưỡng trong dung dịch của bạn. Yêu cầu về chất dinh dưỡng cho cây sẽ thay đổi theo chu kỳ phát triển của cây. Ngoài ra, cường độ ánh sáng, giai đoạn phát triển và kích thước của cây cũng đóng vai trò quan trọng về sự yêu cầu chất dinh dưỡng trong dung dịch. Bằng cách thường xuyên theo dõi độ pH và chỉ số PPM, bạn có thể điều chỉnh dinh dưỡng của bạn trước khi cây của bạn bị hư hại.

ph và nồng độ chất dinh dưỡng trong cà chua
ph và nồng độ chất dinh dưỡng trong dâu tây
Bài viết liên quan
Những câu hỏi trồng thủy canh Masterblend
Th4 1, 2022 Cà chua beef thủy canh (1kg)
Quy trình chăm sóc cà chua bằng dinh dưỡng Masterblend
Th11 27, 2021
Hướng dẫn trồng hoa bằng Masterblend
Th6 16, 2021

Từ khóa » Nồng độ Ppm Thủy Canh