Độ Phủ Màu Là Gì? Phân Biệt Các Chuẩn Màu Cơ Bản Thường Gặp

Bên cạnh độ phân giải, độ sáng, độ tương phản thì độ phủ màu (color gamut) cũng được nhiều người dùng quan tâm khi chọn mua màn hình máy tính, đặc biệt là đối với màn hình đồ họa. Độ phủ màu ảnh hưởng lớn tới khả năng hiển thị màu sắc, chất lượng hình ảnh của màn hình. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về độ phủ màu và các chuẩn màu cơ bản thường gặp hiện nay nhé!

Độ phủ màu là gì?

Độ phủ màu hay còn gọi là dải màu (color gamut). Đây là một thuật ngữ rất thường gặp trong thông số màn hình máy tính, TV, laptop hay thậm chí là smartphone. Về mặt lý thuyết, độ phân giải được định nghĩa là một thuật ngữ chỉ tập hợp con, nằm trong giới hạn của các màu sắc trong thực tế. Hiểu một cách đơn giản thì độ phủ màu chính là khả năng thể hiện màu trong việc tái tạo màu sắc tự nhiên của sự vật, sự việc đang được hiển thị.

Thông qua độ phủ màu, có thể ước lượng được tương đối khả năng hiển thị màu sắc của thiết bị. Độ phủ màu càng lớn thì màn hình sẽ có khả năng hiển thị màu trong "không gian màu" rộng hơn. Điều này sẽ có ý nghĩa tích cực đối với các lĩnh vực cần chất lượng hình ảnh cao như thiết kế đồ họa, in ấn kỹ thuật số, điện ảnh, gaming chuyên nghiệp,....

sRGB, DCI-P3, Adobe RGB là các dải màu tiêu chuẩn và có thể xem như các hệ quy chiếu để ước lượng tương đối khả năng thể hiện màu sắc của các thiết bị.

Một số chuẩn màu cơ bản thường gặp

Khi chọn mua màn hình bạn sẽ thường bắt gặp các thông số như sRGB, Adobe RGB, DCI-P3,... Đây đều là những chuẩn màu cơ bản thường gặp. Các chuẩn màu này là gì và sự khác biệt của chúng về màu sắc như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây.

sRGB

sRGB là dải màu được HP và Microsoft đưa ra vào năm 1996, áp dụng cho màn hình, kỹ thuật in ấn và internet. Sau đó dải màu này đã được tiêu chuẩn hóa bởi IEC (International Electrotechnical Commission) vào năm 1999. Hiện nay, sRGB vẫn là một tiêu chuẩn cực kỳ phổ biến đối với các mẫu màn hình phổ thông. Hầu hết các mẫu màn hình phổ thông hiện tại khi bán ra đều có thông số độ bao phủ màu dựa trên chuẩn sRGB được in trên bao bì.

sRGB có khả năng tương thích cao, phù hợp với nhiều thiết bị đầu xuất phổ thông, thời gian trễ ngắn không có quá nhiều sự chênh lệch màu giữa các thiết bị khác nhau do đó dù là chuẩn màu có độ phủ màu nhỏ nhất nhưng sRGB vẫn trở thành chuẩn màu "truyền thống" và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Màn hình có độ phủ mù sRGB sẽ phù hợp với người dùng có nhu cầu chơi game, xem phim giải trí hoặc thậm chí là đồ họa cơ bản.

Adobe RGB

Adobe RGB là một chuẩn màu được đề xuất bởi Adobe Systems vào năm 1998. Chuẩn màu Adobe RGB có độ phủ màu lớn hơn đáng kể so với chuẩn sRGB và được xem là dải màu tiêu chuẩn, thường được dùng trong lĩnh vực kỹ thuật đồ họa và công nghệ in ấn.

Nhờ dải màu rộng và bộ phần mềm sáng tạo đã giúp Adobe RGB nhanh chóng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ họa cũng như in ấn, dựng phim. Adobe RGB có không gian màu rộng hơn đến 33% so với sRGB, thể hiện màu sắc tinh tế hơn, sắc nét và có chiều sâu hơn.

Hiện nay, chuẩn Adobe RGB được trang bị cho những màn hình chuyên dụng trong đồ họa. Nếu bạn là dân đồ họa hardcore chuyên nghiệp thì sử dụng một chiếc màn hình được trang bị chuẩn màu Adobe RGB sẽ cực kỳ lý tưởng.

DCI-P3

DCI-P3 đôi khi được gọi là P3 hoặc Display P3, viết tắt của Digital Cinema Initiative - giao thức 3. DCI-P3 được tạo ra bởi Digital Cinema Initiative (DCI) và Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (SMPTE) vào năm 2010 cho ngành công nghiệp điện ảnh. Gần đây thì chuẩn DCI-P3 cũng là trend khá hot đối với những chiếc màn hình gaming cao cấp để đem lại trải nghiêm tuyệt vời hơn cho game thủ.

Chuẩn màu DCI-P3 có độ phủ màu nhỏ hơn Adobe RGB và rộng hơn 25% so với sRGB. Đi bên cạnh dòng chữ DCI-P3 thường sẽ là con số %, cho biết màn hình đó có thể tái tạo được bao nhiêu phần trăm màu trong không gian DCI-P3 và % càng lớn thì độ hiển thị màu càng tốt.

Adobe RGB phù hợp với công việc in ấn hình ảnh và high-end commercial. Những màn hình sử dụng tiêu chuẩn màu này sẽ có giá thành cao hơn so với việc áp dụng tiêu chuẩn màu sRGB. Tuy nhiên, cái giá này là hoàn toàn xứng đáng để bạn đầu tư bởi nó sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc, đơn giản hóa các công đoạn thiết kế, xử lý hình ảnh, đem đến hiệu suất làm việc tối ưu với chất lượng hiển thị tốt nhất.

Các yếu tố tạo nên màn hình chuẩn màu

Đối với các nhà thiết kế thì chuẩn màu là một điều vô cùng quan trọng. Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc màn hình có chuẩn màu hay không và dưới đây là một vài yếu tố chính tạo nên màn hình chuẩn màu cần lưu ý.

Công nghệ tấm nền

Công nghệ tấm nền là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên màn hình chuẩn màu. Công nghệ tấm nền sẽ quyết định đến việc màn hình của bạn có khả năng hiển thị màu "xịn" đến mức nào. OLED là công nghệ màn hình tốt nhất hiện nay, tập hợp được các điểm mạnh của những thế hệ đi trước như CRT, LCD, Plasma và LED. Ngoài ra, IPS cũng là sự lựa chọn hàng đầu dành cho các nhà thiết kế.

Độ chính xác màu sắc

Đối với những công việc cần độ chính xác cao về màu sắc thì độ chính xác màu luôn được chú ý. Độ chính xác màu góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một chiếc màn hình chuẩn màu. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc hình ảnh khi xuất ra.

Độ chính xác màu được đo lường bằng Delta E (dE). Chỉ số Delta E (dE) sẽ đại diện chỉ ra độ chính xác màu sắc của một chiếc màn hình, với Delta E càng nhỏ thì màn hình đồ họa có độ chính xác càng cao.

HDR - Dải tương phản mở rộng

HDR (High Dynamic Range) cũng là một yếu tố mà bạn không nên bỏ qua. HDR làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng – tối) cho phép đưa ra các hình ảnh cảnh vật chính xác hơn, tạo cảm giác ảnh nét hơn.

Nếu không có HDR thì các hình ảnh chụp ngược sáng rất dễ bị làm mờ. HDR sẽ giúp mở rộng các vùng sáng và vùng tối làm tăng độ tương phản và màu sắc, loại bỏ một số hiện tượng xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của hình ảnh. Với HDR các nhà thiết kế dễ dàng hơn trong việc tái tạo lại các màu sắc chân thực như ngoài đời.

Độ sâu màu

Độ sâu màu là số bits mà mỗi một pixel có thể đọc (hay mô tả thành màu sắc). Độ sâu số càng lớn thì khả năng hiển thị màu càng lớn. VD: 8-bit có khả năng hiện thị 16.7tr màu. 10-bit khoảng 1 tỷ màu, 12-bit khoảng 68 tỷ màu…

Độ phân giải

Độ phân giải là một thông số khá quen thuộc khi chọn mua màn hình. Độ phân giải cũng góp phần không nhỏ vào việc chuẩn màu. Về cơ bản có thể hiểu độ phân giải chính là số pixel hiển thị trên màn hình và thường được tính theo hàng dọc và hàng ngang. Độ phân giải càng cao thì số điểm ảnh càng nhiều, hình ảnh và màu sắc càng chi tiết. Các màn hình thiết kế hiện nay có độ phân giải lý tưởng là 2K (2560x1440), 4K (3840 x 2160), 8K (7680 x 4320),...

Đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã có những kiến thức cơ bản về độ phủ màu là gì, các chuẩn màu cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuẩn màu của màn hình. Theo dõi Trang tin công nghệ của bảo Long PC để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về công nghệ. Nếu có nhu cầu mua sắm hoặc cần tư vấn thêm về màn hình đồ họa hãy liên hệ ngay với Bảo Long PC thông qua số Hotline 0977 677 677 hỗ trợ trực tuyến nhanh nhất nhé!

Từ khóa » độ Phủ Màu Màn Hình Là Gì