Độ Rọi Là Gì? Công Thức Tính độ Rọi Như Thế Nào? - Phúc Gia

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Khi mua đèn tốt, phù hợp về sử dụng thì chúng ta cần đặt ra những câu hỏi như: mua đèn loại gì?, màu sắc và độ chiếu sáng ra sao? … để phù hợp với không gian sống và khu vực chiếu sáng. Một trong những thước đo của mức độ sáng của đèn chính là độ rọi, vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Phúc Gia Lab tìm hiểu kỹ hơn về độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi như thế nào hay một số ứng dụng phổ biến của độ rọi hiện nay.

Den_LED_Hien_Dai

Độ rọi là gì?

Độ rọi là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu, có đơn vị đo là lux.

Ký hiệu của độ rọi là: E

Do_Roi_Den

Độ rọi cũng là một tiêu chí trong việc chọn mua các loại đèn LED hiện nay. Mỗi người có một lựa chọn khác nhau nhưng phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn tối thiểu về độ rọi, đảm bảo cho không gian chiếu sáng được phù hợp nhất.

LUX là gì?

Lux là đơn vị dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể. Lượng lumen trên một mét vuông = lux

Do roi vao mat nguoi

Lux được sử dụng để xác định cường độ ánh sáng cần trong văn phòng, trường học và các nơi làm việc khác. Lý do mà bạn xác định rõ ràng lux trên mét vuông để hợp lý các chức năng.

Công thức tính độ rọi lux:

Người ta tính độ rọi bằng công thức: E=Φ/S, đơn vị đo độ rọi là lux.

Cong_Thuc_Do_Roi

Nghĩa là: Lumen/ m2 = lux

So_luong_den_can_dung

Hoặc có thể tính theo công thức nếu biết chỉ số phản xạ, hệ số bù khi cần thiết kế chi tiết với trần nhà, tường sàn, lớp màu sơn phòng và màu sắc nội thất. (trong đó : quang thông là hiệu năng phát sáng trên 1W của đèn do nhà cung cấp công bố)

Cong_thuc_N

Trong đó: Hệ số phản xạ cho tường, trần, sàn lần lượt là: 80%, 50%, 20% (áp dụng cho văn phòng).

Dựa vào công thức đơn giản trên, ta cũng có thể nhận thấy, cùng 1 loại đèn với công suất như nhau thì quang thông càng cao, số lượng đèn cần dùng càng ít, từ đó người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cũng như chi phí điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất luôn có trị số thay đổi, nó phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày, trạng thái của từng tầng mây và tính chất phản xạ của những vật che phủ mặt đất. Do vậy, theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loại đèn chùm, đèn thả trần, đèn tường, đèn bàn, đèn sàn,… chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên nhằm cung cấp lượng sáng tự nhiên tốt cho sức khỏe con người.

Tiêu chuẩn độ rọi đang áp dụng trong chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng văn phòng, chiếu sáng công trình công cộng, chiếu sáng nhà máy hiện nay. Sau đây là các tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng tự nhiên:

Cap_do_sang_ngay_va_dem

  • 32.000 – 100.000 lux: Độ rọi trung bình của ánh sáng mặt trời trong ngày, ánh sáng trực tiếp
  • 10.000 – 25.000 lux: Độ rọi của toàn ánh sáng ban ngày (không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp)
  • 1.000 lux: Độ rọi ánh sáng trong 1 ngày u ám. Đây cũng là độ rọi ánh sáng ở trường quay truyền hình
  • 400 lux: Độ rọi ánh sáng vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh (nếu trời trong xanh)
  • 320 – 500 lux: Độ rọi ánh sáng ở văn phòng
  • 1 lux: Độ rọi của ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng
  • 0,00005 lux: Độ rọi của ánh sáng từ các ngôi sao

Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà

Chi_so_do_roi

Phân biệt giữa độ rọi (lux) và quang thông (lumen)

Sự khác biệt giữa độ rọi và quang thông là độ rọi được tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ.

Khi điểm, vị trí chiếu sáng càng ở xa thì diện tích chiếu sáng càng lớn và càng mở rộng. Khi đó, độ rọi tại vị trí đó, điểm đó sẽ yếu hơn nhiều so với những vị trí ở gần nguồn sáng. Trong khi, độ rọi có sự thay đổi do khoảng cách thì quang thông vẫn giữ nguyên, không hề bị thay đổi theo vị trí

Ví dụ: Khi 2.000 lumen tập trung trong diện tích 1m2 thì sẽ chiếu sáng diện tích 1m2 này với độ rọi là 2000 lx. Cùng 2000 lumen khi chiếu sáng trải rộng trên diện tích 10m2 thì độ rọi chiếu sáng sẽ mờ chỉ bằng 200 lx.

Để chiếu sáng ở 1 diện tích rộng lớn mà có cùng 1 giá trị độ rọi thì cần có rất nhiều lumen hơn.

Mối quan hệ của độ rọi với cường độ sáng lux

Xét một điểm M nằm trên mặt phẳng S cách nguồn sáng O một khoảng là r, góc giữa OM và pháp tuyến O tới mặt phẳng S là alpha. Độ rọi ngang ở điểm M được tính như sau:

E= (Iα x cosα)/r2

Qua đó công thức ta thấy, cường độ sáng lux chỉ phụ thuộc phương mà không phụ thuộc khoảng cách. Độ rọi phụ thuộc phương và giảm theo bình phương khoảng cách.

Mối quan hệ giữa độ rọi và công suất

Độ rọi là 1 đơn vị dẫn xuất nên không đo trực tiếp năng lượng ánh sáng mà là mức độ cảm nhận ánh sáng của mắt người. Nên hệ số chuyển đổi sẽ thay đổi theo bước sóng hay nhiệt độ màu ánh sáng.

Với bước sóng là 555m thì khoảng trung gian của quang phổ thì 1 lx tương đương với 1.46 mW/m²

Hy vọng thông qua bài viết ” Độ rọi là gì và công thức tính độ rọi ” sẽ giúp bạn hiểu rõ về nó và giúp bạn trong công việc thiết kế nguồn sáng phù hợp nhất.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696 E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

Từ khóa » Cách Tính độ Rọi Yêu Cầu