Độ Rỗng Của đất & Tế Khổng
Có thể bạn quan tâm
Độ rỗng của đất là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng; Tế khổng – Ảnh hưởng của quá trình canh tác đến kích thước tế khổng.
Mục lục ẩn Định nghĩa Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng độ rỗng của đất Kích thước các lỗ rỗng (tế khổng) Ảnh hưởng của quá trình canh tác đến kích thước tế khổng.Định nghĩa
Độ rỗng là tỉ lệ thể tích phần rỗng trên đơn vị tổng thể tích đất. Một trong những lý do chúng ta đo dung trọng và tỉ trọng đất là để tính tổng độ rỗng của đất. Một loại đất có cùng tỉ trọng, nếu dung trọng càng thấp thì tổng độ rỗng càng cao. Các lỗ rỗng, hay còn gọi là tế khổng, là khoảng trống nằm giữa các hạt rắn của đất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng độ rỗng của đất
Một tầng đất mặt lý tưởng cho sự sinh trưởng của cây trồng là đất có sa cấu trung bình (thịt), có cấu trúc dạng viên, độ rỗng chiếm khoảng 50% tổng thể tích đất, và nước chiếm khoảng 50% độ rỗng này (hay 25% tổng thể tích đất). Thực tế, tổng độ rỗng khác nhau rất lớn giữa các loại đất, do dung trọng của chúng khác nhau. Độ rỗng có thể biến thiên từ 25% ở các tầng đất sâu bị nén chặt, đến khoảng 60% ở tầng đất mặt có hàm lượng chất hữu cơ cao, có cấu trúc viên. Cũng như dung trọng, độ rỗng của đất có thể thay đổi do phương pháp quản lý đất. Đất canh tác lâu năm thường có độ rỗng thấp hơn đất mới khai phá do hàm lượng chất hữu cơ trong đất bị giảm trong quá trình canh tác, và mất dần cấu trúc dạng viên.
Kích thước các lỗ rỗng (tế khổng)
Giá trị dung trọng chỉ cho ta biết tổng độ rỗng của đất, nhưng thực tế các tế khổng trong đất rất khác nhau về kích thước và hình dạng. Kích thước tế khổng được chia thành nhiều loại, ở đây chúng ta chỉ xét 2 loại chính, đó là đại tế khổng (đường kính > 0.08mm) và vi tế khổng (đường kính < 0.08mm)
Đại tế khổng:
Là các tế khổng trong đó nước, không khí dễ dàng di chuyển cũng như sự xuyên phá của rễ cây, là nơi cư trú của các vi động vật đất. Đại tế khổng có thể được hình thành giữa các hạt cát trong các loại đất có sa cấu thô. Vì vậy, mặc dù đất có sa cấu cát sẽ có tổng độ rỗng thấp nhưng nước và không khí di chuyển nhanh, do chúng chứa nhiều đại tế khổng. Trong các loại đất có cấu trúc tốt (đất thịt, chứa nhiều chất hữu cơ), đại tế khổng có thể được hình thành giữa các đơn vị cấu trúc đất. Các đại tế khổng cũng có thể được hình thành do rễ thực vật, giun đất; được gọi là các tế khổng sinh học.
Vi tế khổng:
Trong điều kiện đồng ruộng các vi tế khổng thường chứa đầy nước. Nhưng ngay cả khi không chứa nước, sự di chuyển của không khí cũng rất chậm do kích thước của vi tế khổng quá nhỏ. Nước di chuyển trong vi tế khổng rất chậm, và phần lớn nước được giữ lại trong vi tế khổng, lượng nước này không hữu dụng đối với thực vật. Đối với đất có sa cấu mịn, không có cấu trúc viên, sự di chuyển của nước và không khí trong đất rất chậm, mặc dù tổng độ rỗng của đất này khá cao. Độ thoáng khí thấp, nhất là tầng đất sâu. Vi tế khổng có kích thước quá nhỏ nên ngay cả vi khuẩn cũng không thể sinh sống trong đấy, các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại hàng trăm năm trong các vi tế khổng vẫn không bị vi sinh vật phân giải.
Kích thước của các tế khổng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thoát nước, độ thoáng khí của đất và các tiến trình khác so với tổng độ rỗng. Làm tơi xốp đất, tăng cường quá trình hình thành cấu trúc viên cho các loại đất có sa cấu mịn chủ yếu là chúng ta làm tăng tỉ lệ của đại tế khổng trong đất, nhưng không tăng tổng độ rỗng của đất.
Ảnh hưởng của quá trình canh tác đến kích thước tế khổng.
Canh tác liên tục, nhất là trên các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ nguyên thủy cao thường làm giảm số lượng đại tế khổng trong đất. Việc cày đất sẽ làm giảm hàm lượng chất hữu cơ và tổng độ rỗng nhanh chóng, nhưng chủ yếu là giảm số lượng đại tế khổng.
Thời gian gần đây, nhiều nơi trên thế giới áp dụng biện pháp canh tác không làm đất hoặc làm đất tối thiểu, nhằm duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong tầng đất mặt và hạn chế việc phá vỡ các đại tế khổng trong tầng đất này, nhất là sự phá vỡ các tế khổng sinh học.
Tính phần trăm độ rỗng trong đất: Dung trọng đất có thể được đo dễ dàng và tỉ trọng đất khoáng chứa chủ yếu các khoáng silicate thường là 2.65g/cm3. Việc đo trực tiếp độ rỗng đất yêu cầu các thiết bị rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy để xác định tổng độ rỗng đất thường chúng ta dùng các số liệu dung trọng và tỉ trọng của đất đó. Các thông số dùng để tính tổng độ rỗng cần thiết: Db= dung trọng, g/cm3. Vs= thể tích phần hạt rắn, cm3. Dp= tỉ trọng, g/cm3. Vp= thể tích phần rỗng, cm3. Ws= trọng lượng đất (phần rắn), g Vt= Vs+Vp= tổng thể tích đất, cm3. Theo định nghĩa: Ws/Vs=Dp và Ws/(Vs+Vp)=Db Tính Ws, ta được: Ws=DpxVs và Ws=Dbx(Vs+Vp) Vậy, DpxVs= Dbx(Vs+Vp) và Vs/(Vs+Vp)= Db/Dp Do % độ rỗng + % thể tích phần rắn = 100%, và % độ rỗng = 100 – % thể tích phần rắn % độ rỗng = 100 – (Db/Dpx100) VÍ DỤ: Một loại đất có dung trọng là 1.28g/cm3, và tỉ trọng là 2.65g/cm3. Tổng độ rỗng là: % độ rỗng = 100 – (1.28/2.65×100)= 51.7 Chú ý là trong cách tính này chúng ta chỉ biết tổng độ rỗng, công thức này không cho ta biết tỉ lệ giữa các đại và vi tế khổng. Một số loại đất có hàm lượng chất hữu cơ cao thì tỉ trọng <2.65g/cm3, và đất chứa nhiều khoáng oxide Fe, tỉ trọng sẽ >2.65g/cm3. Ví dụ cách tính độ rỗng của đất có tỉ trọng là 3.21g/cm3, dung trọng là 1.20g/cm3 như sau: % độ rỗng = 100 – (1.20/3.21×100)= 62.6 Đất có tổng độ rỗng cao này cho thấy đất không bị nén, có cấu trúc viên tốt, có thảm thực vật phủ tốt. |
Phân loại kích thước độ rỗng và tính chất vai trò của chúng
Phân loại đơn giản | Phân loại chi tiết | Đường kính (mm) | Tính chất và vai trò |
Đại tế khổng | Đại tế khổng | 0.08-5 | Hình thành giữa các đơn vị cấu trúc, không giữ được nước, không khí di chuyển nhanh, là nơi cư trú của rễ, và một số động vật đất |
Vi tế khổng | Tế khổng trung bình | 0.03-0.08 | Giữ được nước, dẫn nước do lực mao dẫn, là nơi cư trú của nấm và lông hút của rễ Hình thành bên trong các đơn vị cấu trúc đất, giữ nước hữu dụng cho cây trồng, là nơi trú ngụ của vi khuẩn Hình thành trong các khoáng sét, giữ nước rất chặt không hữu dụng cho cây trồng, không có vi sinh vật đất sống trong đó |
Tế khổng nhỏ | 0.005-0.03 | ||
Tế khổng cực nhỏ | <0.005 |
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
- Chất lượng, thoái hóa và phục hồi đất
- Đá phún xuất là gì?
- Keo đất là gì? Phân loại, cấu tạo và sự hình thành keo đất
- Cát chảy là gì?
Từ khóa » Tính độ Rỗng Của đất
-
Độ Rỗng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảng Tra Hệ Số Rỗng Của đất - GIÁ THÉP 24H.COM
-
[PDF] Hệ Số Rỗng (2-1). Độ Rỗng (2-2). Độ Bảo Hoà (2-3).
-
[PDF] CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT CƠ LÝ
-
Bài Tập Môn Cơ Học Đất Có Hướng Dẫn Giải - Tài Liệu Text - 123doc
-
Độ Bão Hòa Của đất
-
Độ Rỗng Của đất Là: - .vn
-
Độ Rỗng Của đất Là: - Trắc Nghiệm Online
-
Bảng Tra Các Chỉ Tiêu Cơ Lý Của Đất Đầy Đủ Chính Xác Nhất
-
Công Thức Tính Dung Trọng Khô Của đất - Thả Rông
-
[PDF] TÍNH NHANH ĐỘ THẤM CỦA ĐẤT BẰNG CÁC CÔNG THỨC THỰC ...
-
Độ Rỗng Của đất & Tế Khổng - Https://