Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính Độ Rượu Chính Xác Nhất - Vimi
Có thể bạn quan tâm
Rượu là một loại thức uống đã quá quen thuộc và gần như không hề hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày, nó xuất hiện trong hầu hết các buổi liên hoan, gặp mặt, đám cưới, tiệc tùng. Mỗi loại rượu sẽ có độ rượu khác nhau. Vậy độ rượu là gì? Công thức tính độ rượu được xác định như thế nào? Tại sao phải biết độ rượu? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới những vấn đề này thì hãy cùng Vimi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
- 1. Độ rượu là gì?
- 2. Công thức tính độ rượu là gì?
- 3. Tại sao phải đo độ rượu?
- 4. Các dụng cụ đo độ rượu
- 5. Độ rượu của một số loại rượu phổ biến hiện nay
1. Độ rượu là gì?
Độ rượu là hàm lượng etanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu ở nhiệt độ tiêu chuẩn 20oC và được tính bằng (%) thể tích. Có thể hiểu một cách đơn giản, độ rượu là đơn vị để đo nồng độ của rượu, tính bằng số ml rượu có trong 100 ml dung dịch. Độ cồn thường có trong bia, rượu, hay một số loại nước trái cây lên men khác.
Độ rượu càng cao thì trong dung dịch rượu càng chứa nhiều chất cồn. Nhiều ý kiến cho rằng, khi độ rượu càng cao thì rượu càng ngon, thế nhưng với mỗi loại rượu sẽ có một độ cồn khác nhau và cần xác định được công thức tính độ rượu để có thể đưa ra sản phẩm phù hợp nhất.
Một số yêu cầu cần lưu ý về độ rượu:
- Với 1 lít rượu gạo 40 độ, nhà sản xuất sẽ pha thêm 50 – 400 ml để có thể thu được độ cồn từ 28 – 40 độ, đó là rượu an toàn được phép cung cấp ra thị trường.
- Với một số loại rượu có tỷ lệ ABV > 50 độ, thường sẽ được chôn dưới đất ít nhất 1 năm để rượu bớt nồng có mùi vị ngon và mát hơn.
2. Công thức tính độ rượu là gì?
Công thức độ rượu được tính như sau:
Trong đó:
Đr là ký hiệu của độ rượu
Vr là thể tích của rượu nguyên chất
Vhh là thể tích hỗn hợp rượu và nước
- Ví dụ 1: Trong 100 ml rượu 40 độ thì sẽ chứa 40ml rượu nguyên chất, còn lại là 60ml nước.
- Ví dụ 2: Trong 100 ml rượu 45 độ sẽ thì chứa 45 ml rượu nguyên chất còn lại là 55 ml nước.
Vì vậy, những ai làm nghề sản xuất hoặc nấu rượu cần phải nắm rõ công thức tính độ rượu để từ đó có thể lựa chọn một loại rượu phù hợp để pha chế ra các loại nước uống an toàn cho sức khỏe con người.
3. Tại sao phải đo độ rượu?
Rượu gạo sau khi nấu xong thường sẽ có nồng độ rơi vào khoảng 40-55 độ. Nồng độ khá cao nên trước khi sử dụng người ta thường pha loãng với nước hoặc để một thời gian dài để rượu giảm bớt nồng độ cồn.
Tùy vào loại rượu khác nhau thì người ta có công thức pha chế sao cho hợp lý để đạt tới độ ngon, chuẩn và an toàn của rượu:
- Rượu gạo có nồng độ từ 28-40 được cho là mức an toàn cho phép đưa ra tiêu dùng ngoài thị trường. Ví dụ cứ trong 1L rượu gạo 40 độ, nhà sản xuất cần pha thêm 50-400ml nước để thu được rượu có nồng độ 28-40 độ.
- Với những loại rượu nặng trên 50 độ, người sử dụng hoặc người bán thường bảo quản bằng cách chôn xuống đất khoảng 1 năm để rượu bớt nồng, uống sẽ êm và ngon hơn. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian ủ rượu (nhằm nhanh hòa vốn cho người kinh doanh) còn có một cách đó là dùng thiết bị lão hóa rượu. Với việc dùng thiết bị này, thời gian hạ thổ sẽ rút từ 6 tháng tới 1 năm xuống trong khoảng 45 phút.
- Nhờ có công thức tính độ rượu, người sản xuất có thể pha chế rượu theo như mong muốn và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng một cách dễ dàng.
- Độ rượu giúp người bán và người mua phân biệt được các loại rượu, giúp người sử dụng nắm bắt được nồng độ để đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng.
- Đối với người nấu/sản xuất, cần nắm rõ về độ rượu ngon của loại rượu mình bán để có cách pha chế sao cho hợp lý. Công thức tính độ rượu chỉ cho ra kết quả tương đối, nếu muốn tính độ rượu ở quy mô lớn hơn thì khó có thể chính xác tuyệt đối.
- Biết được chính xác độ rượu qua công thức tính sẽ giúp nhà sản xuất có phương án gia giảm nồng độ cồn một cách phù hợp để cho ra loại rượu thành phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
- Độ rượu là căn cứ để xác định mức thuế mà bên sản xuất phải nộp cho nhà nước. Nồng độ cồn trong rượu càng thấp thì mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng cũng càng ít. Điều này sẽ giúp tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất. Ngoài ra, độ rượu thấp cũng cũng giúp việc tiếp cận khách hàng và thị trường tiêu thụ dễ hơn vì nó dễ uống, phù hợp với nhu cầu sử dụng của phần lớn người dùng.
4. Các dụng cụ đo độ rượu
Cồn kế
Cồn kế là dụng cụ đo độ rượu được sử dụng từ rất lâu đời, ngoài tên gọi đó, cồn kế còn được nhắc đến là rượu kế hay tửu kế.
Nguyên lý hoạt động: Tỷ trọng của nước càng cao thì độ cồn trong dung dịch càng thấp. Độ chìm của cồn kế ở trong dung dịch sẽ cho người sử dụng biết được nồng độ cồn của dung dịch đó là bao nhiêu.
Cấu tạo của cồn kế:
- Phần bầu chân không: Giữ cho cồn kế nổi được trong nước.
- Vạch chia độ: Để xác định chính xác nhất độ rượu của dung dịch.
- Các hạt chì (Phía dưới đáy bầu): Giữ cho bầu có độ chìm trong dung dịch.
Cách sử dụng:
- Cho cồn kế vào trong rượu và căn cứ vào độ chìm của cồn kế trong dung dịch để đọc chỉ số trên vạch chia.
- Khi ở nhiệt độ 18 – 20 độ C sẽ cho ra chỉ số độ rượu đạt kết quả chính xác nhất. Khi ở ngoài khoảng đó, độ rượu không đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
Hiện nay, một số loại cồn kế được sử dụng phổ biến có vạch chia độ từ 0 – 100 độ (cồn kế bách phân), vạch chia độ 0 – 50, 50 – 100, 0 – 60, 50 – 100, 70 – 100…
Máy đo độ rượu
- Máy đo độ rượu hay còn gọi là khúc xạ kế. Đây là một thiết bị điện tử cầm tay với thiết kế nhỏ gọn và có thể đo chính xác tuyệt đối độ rượu ở trong dung dịch.
- Chúng được tích hợp tính năng điều chỉnh nhiệt độ từ ảnh hưởng của môi trường nên kết quả cuối cùng được đưa ra luôn đảm bảo độ chính xác, đáng tin cậy.
- Đây còn là một trong những công cụ được dùng để đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông hiện nay.
5. Độ rượu của một số loại rượu phổ biến hiện nay
Rượu Mao Đài, Whisky, Vodka, Tequila, Shochu, Sake, rượu vang, rượu đế, bia, bia không cồn là tên một số loại rượu được sử dụng phổ biến hiện nay. Nồng độ rượu nếu sử dụng ở liều lượng thấp hoặc vừa phải sẽ phát huy tác dụng làm giảm đau, giúp người uống hưng phấn và giảm căng thẳng. Ngoài ra còn giúp gắn kết các mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu sử dụng rượu nặng có nồng độ cao liên tục trong thời gian dài, thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Dưới đây là bảng % độ rượu của một số loại rượu được sử dụng nhiều:
Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về “Độ rượu là gì?”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang…).
Đánh giá điều này postTừ khóa » Ct Tính độ Rượu Là Gì
-
Công Thức Tính độ Rượu Là Gì? Bài Tập độ Rượu Phổ Biến ... - VietChem
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính Độ Rượu Chính Xác Nhất
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính độ Rượu Và Các Thông Tin Cần Thiết
-
Công Thức Tính độ Rượu Và Bài Tập Vận Dụng - LabVIETCHEM
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính độ Rượu Chuẩn Nhất Kèm Ví Dụ Minh Họa
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính độ Rượu Cho Người Nấu Rượu
-
Công Thức Tính độ Rượu, Bài Tập Về độ Rượu Có đáp án
-
Công Thức Tính độ Rượu Ancol Etylic Khác Biệt Dễ Nhớ Nhất - Quickhelp
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính độ Rượu Người Nấu Rượu Cần Biết
-
Công Thức Tính độ Rượu Trong Hóa Học Là Gì ? Công Thức Và Bài Tập ...
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính Độ Rượu Chính Xác Nhất - Blog ...
-
Độ Rượu Là Gì? Công Thức Tính độ Rượu - Bài Tập Tính độ Rượu
-
Công Thức Tính độ Rượu Là Gì? Bài Tập độ Rượu Phổ ... - ThiênBảo Edu
-
Mách Bạn Công Thức Tính độ Rượu Cực đơn Giản Dễ Nhớ!