Đô Thị Hóa Là Gì? Đặc Điểm Của Đô Thị Hóa - Tri Thức Cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Bối cảnh đô thị hoá đất nước đang tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Vậy đặc điểm của quá trình đô thị hóa là gì và tính quy luật của quá trình đô thị hóa như thế nào? Bài viết sau Tri thức cộng đồng sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ các khái niệm, đặc điểm và ảnh hưởng của đô thị hoá tại Việt Nam.
Mục lục
- 1. Đô thị hóa là gì?
- 2. Tỷ lệ đô thị hóa
- 3. Tốc độ đô thị hóa
- 4. Đặc điểm của đô thị hoá
- 4.1. Số dân gia tăng
- 4.2. Mở rộng lãnh thổ
- 4.3. Lối sống đô thị phổ biến
- 5. Tổng hợp 3 hình thức đô thị hoá
- 6. Tổng hợp 5 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
- 6.1. Điều kiện tự nhiên
- 6.2. Điều kiện xã hội
- 6.3. Văn hóa dân tộc
- 6.4. Trình độ phát triển kinh tế
- 7. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hóa
- 7.1. Ảnh hưởng tích cực
- 7.2. Ảnh hưởng tiêu cực
- 8. Danh sách 2 tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá
- 8.1. Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu
- 8.2. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng
1. Đô thị hóa là gì?
Khái niệm đô thị hóa
Khái niệm đô thị hoá có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó chủ yếu là:
- Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế: Đô thị hoá hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
Tóm lại, đô thị hóa là:
- Quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân;
- Bố trí dân cư;
- Hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị;
- Phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
Ví dụ: Trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam, không gian đô thị được mở rộng. Dân cư ở các đô thị không ngừng tăng nhanh. Hạ tầng kỹ thuật được chú trọng đầu tư với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Hạ tầng xã hội được đa dạng hoá, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
2. Tỷ lệ đô thị hóa
Tỷ lệ đô thị hoá là gì?
Tỷ lệ đô thị hoá là công cụ đo lường phần trăm mức độ đô thị hoá tại một đơn vị diện tích, cụ thể là so sánh diện tích khu vực đô thị hoá với diện tích của 1 đơn vị lãnh thổ nhất định.
- Ví dụ: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ đô thị hoá ở Việt Nam năm 2009 là 19,6% tương đương với 629 đô thị. Năm 2016 là 36,6% tương đương 802 đô thị.
3. Tốc độ đô thị hóa
Tốc độ đô thị hoá chỉ ra sự thay đổi mức độ thay đổi đô thị hoá trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Trong giai đoạn 2009 - 2016, tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam là 15%, từ 19,6% vào năm 2009 lên 36,6% năm 2016.
Nếu bạn cần vận dụng kiến thức về đô thị hoá này vào bài luận văn của mình, nhưng đang gặp khó khăn. hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng - đơn vị tự hào là 1 trong top 5 đầu ngành viết thuê luận văn giá rẻ mà lại chất lượng!
4. Đặc điểm của đô thị hoá
Đặc điểm của đô thị hoá
Đặc điểm của đô thị hoá thể hiện qua 3 yếu tố: số dân gia tăng, mở rộng lãnh thổ, lối sống đô thị phổ biến.
4.1. Số dân gia tăng
Thực tế cho thấy, đô thị hoá làm cho tỷ lệ dân số gia tăng, đặc biệt là ở những khu vực tỉnh thành phố lớn. Tỷ lệ này có sự thay đổi theo những mốc thời gian nhất định.
Cụ thể: Tại thời điểm thế kỉ thứ XIX, số dân thành thị ước tính đạt 30 triệu dân, chiếm 3% tỷ lệ dân số trên phạm vi lãnh thổ toàn cầu.
Đô thị hóa thúc đẩy công cuộc di dân về những thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinh tế.
Cụ thể: năm đầu của thế kỷ XX, mức độ gia tăng dân số đạt hơn 600 triệu dân tại những thành phố có 10 vạn dân. Con số gia tăng này tương đương với khoảng 5,5% đến 16% dân cư thế giới tại thời điểm đó.
4.2. Mở rộng lãnh thổ
Giới thiệu: Đô thị hóa thúc đẩy khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng sang các vùng và tỉnh thành lân cận. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện với sự liên kết giữa các khu vực. Nhờ vậy, khoảng cách đời sống giữa dân cư các vùng tiếp giáp được kéo gần và hình thành sự mở rộng lãnh thổ của đô thị hoá
Mục đích: Sự liên kết này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt và phát triển tài chính, kinh tế của người dân. Cư dân giữa các vùng có thể sử dụng dịch vụ của các vùng lân cận với sự chênh lệch về mức sống không quá khác biệt.
Ví dụ thực tế:
- Châu Âu: mật độ các thành phố lớn trên toàn thế giới chiếm khoảng 2% lục địa của châu Âu, tương đương với 3.000.000 km2.
- Nước Anh: Còn 5% là con số tỷ lệ của diện tích các thành phố lớn tại Anh so với toàn bộ lãnh thổ vào đầu thế kỉ XXI. Con số này đến nay đã tăng lên 6% và dự đoán sẽ tăng thêm 14% vào thời điểm cuối thế kỷ.
4.3. Lối sống đô thị phổ biến
Giới thiệu: Lối sống đô thị được biểu hiện rõ rệt qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá, kinh tế, xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Hệ thống các căn nhà cao tầng, các trung tâm thương mại, hàng loạt các khu vui chơi giải trí,... được đầu tư và phát triển.
Ví dụ: Lối sống đô thị phổ biến thể hiện qua các yếu tố:
- Nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí tăng cao
- Hệ thống y tế, giáo dục, trường học,... được đầu tư kỹ lưỡng
- Hệ thống thông tin nhanh nhạy với kết nối không dây và thời kỳ công nghệ số
- Ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống, tối ưu sản xuất và lưu thông
5. Tổng hợp 3 hình thức đô thị hoá
– Đô thị hoá nông thôn: là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn ( cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), đây là sự tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
– Đô thị hoá ngoại vi: là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
– Đô thị hoá tự phát: là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn … dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống…
6. Tổng hợp 5 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
5 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá
Quá trình đô thị hoá không thay đổi ngẫu nhiên, mà phụ thuộc vào 5 nhân tố ảnh hưởng dưới đây:
6.1. Điều kiện tự nhiên
Giới thiệu: Trước khi nền kinh tế được chú trọng và phát triển mạnh mẽ thì điều kiện tự nhiên đóng vai trò quyết định đến quá trình đô thị hoá. Các nhân tố tự nhiên sẽ thu hút dân cư mạnh hơn, do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn.
Ví dụ: Trong đó có thể kể đến một số yếu tố như:
- Khí hậu, thời tiết thuận lợi
- Nguồn tài nguyên khoáng sản
- Hệ thống giao thông và cơ hội khai thác, xây dựng các tuyến đường
- Đất đai, sông ngòi thuận lợi
- Hệ thống sinh thái đa dạng, có tiềm năng khai thác về giải trí, văn hoá
6.2. Điều kiện xã hội
Giới thiệu: Điều kiện xã hội biểu hiện thông qua sự chuyển biến của nền kinh tế và mức độ đáp ứng nhu cầu đời sống của con người. Trong đó, lực lượng sản xuất được nâng cao giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Những nhân tố điều kiện xã hội ảnh hưởng tới đô thị hoá:
- Mức độ nhận thức của người dân, trình độ lao động của người lao động
- Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển kinh tế
- Hiệu quả lưu thông hàng hoá trong nước và nước ngoài
- Mức sống của người dân
- Chính sách phát triển công nghiệp
Xem thêm: Phân Tích Tính Tất Yếu Của Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam
6.3. Văn hóa dân tộc
Giới thiệu: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng. Nền văn hóa này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, xã hội,... .Đồng thời quyết định đến hình thái đô thị của một khu vực lãnh thổ.
Cách thức ảnh hưởng của văn hoá dân tộc đến đô thị hoá:
- Định hướng phát triển đô thị với hình ảnh văn hoá giàu bản sắc
- Thu hút du lịch, đẩy mạnh các dịch vụ vui chơi giải trí với sức hút riêng
- Gìn giữ các giá trị văn hoá để hình thành bề dày văn hoá dân tộc
- Văn hoá dân tộc khác biệt giữa các vùng tạo nên quần thể đô thị đa dạng với nhiều màu sắc văn hoá độc đáo
6.4. Trình độ phát triển kinh tế
Giới thiệu: Trình độ phát triển kinh tế càng cao, tốc độ đô thị hoá càng tăng nhanh. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống của người dân. Không thể phủ nhận, yếu tố vật chất và tinh thần có sự tương tác qua lại mật thiết. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, sự cởi mở về tinh thần cũng từ đó được bộc lộ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế:
- Chính sách, định hướng phát triển của bộ máy lãnh đạo, các cơ quan trung ương của nhà nước
- Năng lực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Khả năng vận dụng, thích nghi với công nghệ và kỹ thuật mới
- Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân
- Hiệu quả nâng cao chất lượng nguồn lao động
Xem thêm 1 số tài liệu liên quan đến đô thị hoá mà bạn không nên bỏ lỡ
- Kiến trúc thượng tầng là gì? Đặc điểm và tính chất
- Cơ sở hạ tầng là gì? Xây dựng cơ sở hạ tầng
7. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hóa
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá
Mức độ gia tăng chóng mặt của các khu vực đô thị hoá tác động mạnh mẽ đến tâm lý và lối sống của người dân, đến xã hội mà môi trường cuộc sống xung quanh.
7.1. Ảnh hưởng tích cực
Không thể phủ nhận, đô thị hóa đã góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của con người:
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Thay đổi phân bố dân cư, dàn đều mật độ dân số ở các vùng
- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu nhập mới
- Tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hoá đa dạng
- Thu hút nguồn lao động chất lượng
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại
- Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài
7.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, mặt trái của đô thị hoá đã đặt ra nhiều bài toán về biện pháp thích ứng và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực mà xu hướng toàn cầu này đem lại. Một số hệ luỵ xảy đến do đô thị hoá bao gồm:
- Thiếu lao động làm nông, sản xuất tại địa phương
- Áp lực thất nghiệp, quá tải dân số tại các thành phố lớn
- Ô nhiễm môi trường sống
- An ninh xã hội bất ổn
- Tệ nạn xã hội gia tăng
- Đời sống con người thiếu ổn định: nghèo đói, lạc hậu,...
8. Danh sách 2 tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá
8.1. Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu
Các chỉ tiêu định lượng:
- Diện tích cây xanh trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người, diện tích các công trình công cộng trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người…
- GDP( GO ) bình quân đầu người
- Trình độ dân trí
- Số giường bệnh trên 1000 dân.
- Các công trình văn hoá trên 1000 dân.
- Tổng số máy điện thoại trên 100 dân.
Các chỉ tiêu định tính:
- Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
- Chất lượng hạ tầng xã hội
- Trình độ văn minh đô thị
- Kiến trúc đô thị
- Môi trường sinh thái
8.2. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng
Các chỉ tiêu định lượng:
- Quy mô diện tích đô thị
- Tỷ lệ diện tích đất đô thị trên đất nông thôn
- Quy mô dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị
- Quy mô cơ cấu GDP ( GO ).
- GDP ( GO ) bình quân đầu người
- Diện tích đường giao thông trên đầu người
- Trình độ dân trí
- Số giường bệnh trên 1000 dân
- Tổng số máy điện thoại trên 100 dân
- Tuổi thọ bình quân
Các chỉ tiêu định tính:
- Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
- Chất lượng hạ tầng xã hội
- Kiến trúc đô thị
- Trình độ văn minh đô thị
Chia sẻ bài viết “Khái niệm, đặc điểm của đô thị hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa” này để nhiều người biết đến bạn nhé! Chúc bạn học tập và làm việc đạt kết quả tốt!
Nguồn tham khảo: Tri thức Cộng Đồng Uy tín
Từ khóa » Slide đô Thị Hoá
-
đô Thị Hóa (2) - SlideShare
-
đô Thị Hóa Và Môi Trường - SlideShare
-
Bài Thuyết Trình đề Tài: Đô Thị Hóa - Được Và Mất - TaiLieu.VN
-
Mẫu Powerpoint Về đô Thị Hóa
-
Slide Di Dân Và đô Thị Hóa - Tài Liệu - 123doc
-
Slide Địa Lí 12 Bài 18 đô Thị Hóa _H.T Huyền - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 18. Đô Thị Hóa - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Bài 18. Đô Thị Hóa Bai 18 Do Thi Hoa 1 Ppt - Nslide
-
Phân Tích Những ảnh Hưởng Của Quá Trình đô Thị Hóa ở Nước Ta đối ...
-
Bài Thuyết Trình Ảnh Hưởng Của Quá Trình Đô Thị Hóa Đối Với ...
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - Topica
-
Đặt Câu Với Từ "đô Thị Hóa"
-
Nhiều Làng Quê đang Bị đô Thị Hóa 'cưỡng Bức' - THÉP VIỆT ĐỨC