Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng Đại Bái Hay Ý Yên Tốt?
Có thể bạn quan tâm
Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng Đại Bái hay Ý Yên Tốt?
Đồ thờ cúng Bằng Đồng Đại Bái có tốt không? So sánh với đồ thờ Ý Yên thì như thế nào? Đó là câu hỏi thắc mắc từ rất nhiều khách hàng khi đi tìm hiểu mua sắm các món đồ thờ bằng đồng. Để giải đắp những thắc mắc, hoài nghi trên hãy cùng Bảo Long đào sâu tìm hiểu gốc tích cũng như quy trình đúc đồng ở 2 làng nghề đúc đồng thủ công mỹ nghệ được coi là lớn nhất Việt Nam.
Đồ thờ cúng bằng đồng đại bái liệu có tốt hơn Ý Yên
Lịch sử Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng của Đại Bái và Ý Yên
Đây là 2 làng nghề lâu đời hoạt động trong lĩnh vực đúc đồng thủ công mỹ nghệ của miền bắc – Việt Nam, với lịch sử cả tram năm, đóng góp nhiều nghệ nhân để đời, hình thành nên nhiều tác phẩm bằng đồng giá trị, phát triển và gìn giữ tinh hoa dân tộc đã được nhà nước tặng bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân xuất sắc.
Lịch sử làng đúc đồ thờ bằng đồng Đại Bái:
Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại Bái còn có tên là làng Văn Lang (có thời kỳ làng còn có tên là làng Bưởi nồi), làng nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang (Sông Đuống bây giờ), chuyên sản xuất các dụng cụ thiết yếu, đồ dùng bằng đồng trong gia đình như: Ấm, mâm, chậu thau...Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XI nghề đúc đồng ở Đại Bái mới được phát triển mạnh nhờ công của "Tiền Tiên Sư" Nguyễn Công Truyền- người chuyên lo tổ chức sản xuất, tạo mẫu, phát triển thị trường.
Ngày nay làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống với những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, cải tiến kỹ thuật, phát triển , tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng... sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Lịch sử lâu đời của làng nghề đúc đồng đại bái
Lịch sử làng đúc đồ thờ bằng đồng ở Ý Yên
Nằm cách thành phố Nam Định khoảng 20 km, làng Tống Xá được coi là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển gần 900 năm. Các nghệ nhân đúc đồng tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo có mặt khắp cả nước.
Tống Xá là vùng đất cổ với hơn 1.200 năm lịch sử mở đất, lập thôn được hình thành vào thế kỷ VIII do hai ông Tống Phúc Thành và Dương Vạn Hợp đem theo gia thất về đây khai hoang, vỡ đất, trồng cấy lập trang ấp có tên là Kiến Hoà, sau này đổi tên là làng Tống Xá. Sau 327 năm ra đời trang Kiến Hòa, đến năm 1118, vào ngày 12-2 nhà sư Nguyễn Chí Thành tu ở chùa Điềm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình đã đến thăm cảnh chùa ở đường leo của Tống Xá và ở lại chùa này trong thời gian 7 tháng. Sau khi tìm thấy ở cánh đồng phía Đông làng có chứa loại đất sét có thể làm được khuôn đúc, Ông đã dạy dân làng Tống Xá đào thành những hố sâu để lấy đất đem về làm khuôn và dạy nghề đúc kim loại. Từ đó cánh đồng đào hố làm đất sét này được gọi là cánh đồng Cầu Hố. Đồng thời với dạy nghề đúc, Ông đã cho tu sửa lại chùa đường leo và đặt tên chùa là “Cổ Liêu tự” (có nghĩa là ngôi chùa cổ đã có từ rất xa xưa không rõ năm tháng). Ngày 12-9 cùng năm, tự nhiên Ông bỏ ra đi. Để tưởng nhớ công lao của Ông, dân làng đã lập đền thờ Ông cạnh đền thờ Ông Tống và Ông Dương gọi là đền thờ Đức Thánh Tổ. Sau khi chùa ở đường leo có tên là Cổ Liêu thì khu vực dân cư phía Đông Nam làng Tống Xá (tách ra từ trang Kiến Hòa), đa số là dòng họ Dương của ông Dương Vạn Hợp ở gần chùa đã đặt tên chùa, đó là làng Cổ Liêu (tên Cổ Liêu do nhà sư Minh Không đặt năm 1118).
Ngày nay, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc. Đặc biệt, phải kể đến những công trình lớn tầm cỡ quốc gia, thể hiện tinh thần, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại như Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ cao 16,2m, nặng 220 tấn trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, người thợ đúc đồng Ý Yên lại được “chọn mặt gửi vàng” đúc tượng Vua Lý Thái Tổ, cao 10,1m, nặng 45 tấn. Ở công trình này, người thợ đúc đồng Ý Yên đã sử dụng công nghệ đúc tượng liền khối cao gần 7m mà chỉ có 1 khuôn, 1 lần đúc. Đúc tượng 14 vị Vua thời Trần đặt tại Quần thể Di tích lịch sử - văn hoá Thiên Trường, tượng Bác Hồ, tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối 35 tấn tại núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tượng Tam thế Phật tổ Như Lai chùa Bái Đính (Ninh Bình) nặng 50 tấn…
Làng đúc đồng tống xá - Vạn Điểm của Ý Yên có lịch sử trên 900 năm
Quy trình Đúc đồ thờ cúng bằng đồng của Ý Yên, Đại Bái
Đồ thờ cúng bằng đồng của Ý Yên và Đại Bái nhìn qua có thể phân biệt được sự khác nhau đôi chút như mẫu mã, kích thước, màu sắc. Tuy nhiên để sản xuất ra một món đồ thờ thành phẩm cả 2 làng nghề đều có chung những quy trình, công đoạn chế tác tương tự nhau bao gồm các bước cơ bản như sau:
Tạo mẫu: bất kể 1 sản phẩm đúc kim loại nào đều có mẫu cứng để làm khuôn đúc. Mẫu trong đúc đồng có thể bằng thạch cao, composite, đá, kim loại hoặc thậm chí bằng đất sét để khô cứng.
Thiết kế tạo mẫu đồ thờ bằng đồng
Tạo khuôn đúc: đây là 1 khâu cực kỹ quan trọng trong quy trình đúc đồ thờ. Công đoạn này đòi hỏi tay nghề người thợ phải thật tốt, nhiều kinh nghiệm trong việc dấp khuôn đất, chia khuôn, vét khuôn tạo độ dày mỏng. Khuôn được chia là khuôn âm bản và dương bản, khuôn được đốt cho chin trước khi ghép lại.
Dấp khuân đúc đỉnh đồng lư đồng
Rót Đồng: Đồng được nấu chảy ở nhiệt độ cao (đồng đỏ hơn 2000 độ C, đồng vàng gần 2000 độ), thành dạng lỏng, nước đồng được rót ra cơi ủ nhiệt sau đó được rót trực tiếp vào khuôn.
Rót đồng vào khuôn
Phôi đồ thờ bằng đồng chưa hoàn thiện
Sửa nguội: đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng quyết định độ tinh xảo của thành phẩm đồ thờ cúng. Chỉ cần một chút sơ ý người thợ có thể làm hỏng hoặc làm xấu bề mặt sản phẩm. Từng đường ve, mũi mài, cho đến những nét chạm phải đòi hỏi tay nghệ nhuần nhuyễn, chuyên tâm và sang tạo. Cùng 1 phôi đồng đúc ra nhưng 2 người thọ sửa nguội có khi sẽ cho ra 2 thành phẩm rất khác nhau.
Quá trình sửa nguội đồ thờ
Hoàn thiện: đây là quá trình tạo màu hoặc tạo hoa văn hay đánh bóng bề mặt cho sản phẩm. Các món đồ thờ khi xuất xưởng còn được phủ them 1 lớp dầu bóng 2k trong suốt có tác dụng bảo quản bề mặt cách ly với môi trường làm chậm quá trình oxy hóa của đồng, giữ cho màu sắc như mới.
Quá trình làm màu, hoàn thiện bề mặt
Sảm phẩm ang lư khảm ngũ sắc hoàn thiện
Sản phẩm thờ cúng khi hoàn thiện
Những yếu tố quyết định chất lượng đồ thờ cúng bằng đồng
Đồ thờ cúng bằng đồng là một trong những sản phẩm đúc đồng thủ công mỹ nghệ dung phổ biến rộng rãi. Đồ thờ có nhiều chúng loại, mẫu mã và kích thước khác nhau. Đồ thờ có thể được đúc bằng đồng đỏ, đồng vàng, đồng nồi hè, đồng catut vỏ đạn…tạo màu vàng bóng, màu giả cổ, khảm tam khí, khảm ngũ sắc, mạ vàng, dát vàng 9999, thậm chí là để nguyên màu của đồng gọi là màu mộc. Như vậy tiêu chí nào để đánh giá, hay yếu tố nào quyết định chất lượng của đồ thờ bằng đồng. Dưới đây là một số những yếu tố cơ bản quý khách hàng cùng nghiên cứu:
Nguyên liệu: bất kể sản phẩm thủ công mỹ nghệ nào cũng đòi hỏi khắt khe về nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu có tốt, có chuẩn thì thành phẩm ra mới theo đúng ý muốn
Tay nghề: trình độ tay nghề của người thợ quyết định rất lớn đến chất lượng hoàn thiện của thành phẩm. Nói đơn giản là người thọ giỏi, thợ già sẽ cho ra sản phẩm đẹp hơn đẳng cấp hơn những thợ mới học việc hoặc thợ kém tay nghề
Mẫu mã: Đúc đồng cơ bản là công việc chuyển thể chất liệu cho 1 sản phẩm nào đó sang chất liệu đồng theo ý muốn. Vì vậy cơ sở nào sở hữu, đầu tư được nhiều mẫu đẹp, chuẩn thì sẽ có nhiều thành phẩm tốt hơn. Ví dụ cũng cùng là mẫu Đỉnh Đồng cao 60cm nhưng mỗi cơ sở lại có dáng dấp, hoa văn khác nhau. Mẫu của ai đẹp hơn thì thành phẩm của người đó sẽ dễ được khách hàng lự chọn hơn. Tuy nhiên việc đầu tư mẫu mã cũng mất tương đối nhiều chi phí cho nên rất nhiều cơ sở không chịu thay đổi và cập nhật mẫu mã dẫn đến bị tụt hậu.
Tiêu chuẩn xuất Xưởng: đây có lẽ là một trong những tiêu chí rất quan trọng mạ hầu hết 99% các cơ sở không quan tâm hoặc cố tình bỏ qua, chạy theo lợi nhuận. Bất kể lĩnh vực sản xuất nào cũng đều có những tiêu chuẩn riêng áp dụng cho từng ngành hàng. Với đồ đúc thủ công cũng vậy, Tiêu chuẩn xuất xưởng phải được đề ra và kiểm soát nghiêm ngặt, để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng được hoàn hảo nhất. Tránh trường hợp hàng lỗi, hàng không đạt vẫn lấp liếm và bàn giao cho khách.
Con mắt nghề: Đa phần các cơ sở đúc thủ công mỹ nghệ đều dừng lại ở mô hình vừa và nhỏ cho nên công việc hàng ngày chủ và thợ đều nắm rõ. Cho nên chất lượng thành phẩm có đạt có đẳng cấp hay không phụ thuộc nhiều vào con mắt nghề của thợ đặc biệt là ông chủ xưởng. Người chủ phải là người tinh thông, biết nhiều, va vấp nhiều và có con mắt thẩm mỹ tốt mới kiểm soát và điều chỉnh thợ theo ý mình được.
=>> Như vậy để cho ra đời 1 sản phẩm thờ cúng chất lượng đẹp là một điều không hề đơn giản, mà phải kết hợp của nhiều yếu tố mới cấu thành. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề khi khách hàng băn khoăn chọn lựa đồ thờ xuất xứ ở Đại Bái hay Ý Yên mà chúng tôi sẽ giải đáp 1 phần dưới đây.
Chất lượng đồ thờ cúng bằng đồng phủ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Nên chọn mua Đồ thờ cúng bằng đồng Đại Bái hay Ý Yên
Chắc hẳn đọc đến đây đa phần quý khách hàng cũng đã tự hình dung được việc lựa chọn mua đồ thờ cũng bằng đồng ở đâu thì chất lượng. Như vậy chất lượng đồ thờ cúng nó không nằm ở địa danh, địa lý hay lịch sử của các làng nghề mà nó phụ thuộc vào việc bạn chọn ai là người thực hiện =>> Có nghĩa là phụ thuộc vào từng cơ sở cụ thể. Cúng giống như khi bạn đóng giường, tủ gỗ, người thợ và người chủ Mộc là người quyết định đến chất lượng thành phẩm chứ không phải là cái Làng nghề Đồng Kị hay La Xuyên. Bạn sang suốt chọn đúng người, đúng việc, đúng thời điểm thì chắc chắn bạn sẽ được nhận được sự hài lòng. Trong sản xuất đồ thờ cúng cũng vậy, bạn đừng nghe quá nhiều những ngôn từ người ta quảng cáo, mà hãy nhìn vào những gì người ta thực hiện để quyết định chọn mặt gửi vàng. Đồ thờ cúng không giống như hàng tạp hóa, cũng không phải đồ chơi không thích thì bỏ đi, khi đã đặt lên ban thờ gần như mọi thứ bất di bất dịch. Nếu may mắn bạn mua được bộ đồ thờ ưng ý chất lượng tốt thì không sao, nhưng mua phải hàng kém chất lượng, bày một thời gian xuống cấp bạn có chán, có nhức mắt cũng không dễ mà bỏ đi hay thay thế được.
Đồ thờ cúng bằng đồng chất lượng không phụ thuộc vào địa danh, tên tuổi làng nghề
=>> Nếu Quý khách hàng chưa có nhiều kiến thức về việc lựa chọn sắm sửa đồ thờ cúng hãy xem bài viết Kinh Nghiệm - Cách Chọn Mua Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng
=>> Quý khách hàng chưa biết cách bày biện đồ thờ cúng trên bàn thờ ra sao xin vui lòng xem bài viết Cách Bài Trí Sắp Xếp Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng Trên Bàn Thờ Gia Tiên
=>> Gia chủ chưa biết phải mua những gì, đồ thờ có bao nhiêu món, nên mua những món nào ? hay xem bài viết Bộ Đồ Thờ Bằng Đồng Đầy Đủ
=>> Tham khảo Các mẫu Đồ thờ giá rẻ tại bài viết ĐỒ THỜ CÚNG BẰNG ĐỒNG GIÁ RẺ NHẤT
Chia sẻ:Từ khóa » Bộ Lư đồng đại Bái
-
30 Bộ đỉnh đồng đại Bái đẹp Xuất Sắc, Không Bị Phai Màu, Rỉ Xanh
-
Đồ Thờ Bằng đồng Đại Bái, đồ Thờ Cúng Việt
-
Làng đồng Đại Bái
-
Nơi Bán Đồng Đại Bái Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất
-
Đồ đồng Đại Bái - Đồ đồng Mỹ Nghệ, Tinh Hoa Của đất Việt
-
Đồ Đồng Đại Bái
-
Giá đỉnh đồng Đại Bái đắt "gấp đôi" So Với đỉnh đồng Ý Yên ?
-
Đồ Thờ Đại Bái - Chuyên Cung Cấp đồ Thờ Cúng, Phong Thủy, Tranh ...
-
Siêu Thị Đồ Đồng Đại Bái - Thế Giới Đồ Mỹ Nghệ Cao Cấp Việt Nam
-
Đồ Thờ đại Bái- Đỉnh,lư đồng,hạc đồng Cỡ Lớn
-
Chốt Đồng Đại Bái Chính Hãng Giá Ưu Đãi ở
-
Bộ đồ Thờ đồng Hun, đỉnh đại Bái 55cm Ngũ Sự Đồ đồng Hun Màu
-
ĐỒ ĐỒNG ĐẠI BÁI - Đồng Đại Phát
-
Bộ Ngũ Sự đỉnh đồng Vàng Đại Bái 65cm
-
[ĐẲNG CẤP] Bộ đỉnh Thờ, Lư Hương Thờ Cúng Bằng đồng Đại Bái
-
Bộ Thờ Cúng Bằng Đồng - Đại Bái - Mỹ Nghệ Việt
-
Đỉnh đồng đỏ 50cm, đỉnh đại Bái Hoa Sòi đồ Thờ Cúng Cao Cấp