ĐO VÀ THEO DÕI LIÊN TỤC ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM ...
Có thể bạn quan tâm
I. ĐẠI CƯƠNG
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT hay CVP) là thông số qua trọng cho phép đánh giá tình trạng dịch của người bệnh, cho phép đánh giá tiền ghánh của tim.
- Đo ALTMTT là kỹ thuật quan trọng giúp các bác sỹ lâm sàng quyết định lượng dịch truyền và sử dụng thuốc vận mạch cho các NGƯỜI BỆNH nặng đặc biệt NGƯỜI BỆNH sốc.
- Có 2 kỹ thuật đo ALTMTT ( đo bằng thước đo thông qua chiều cao cột nước, hoặc đo bằng cổng chuyển đổi áp (transducer).
- Ưu điểm của đo CVP qua cổng chuyển đổi áp lực cho phép theo dõi áp lực liên tục, rất thuận lợi cho các NGƯỜI BỆNH sốc
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh tụt huyết áp hoặc sốc: giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, sốc tim....
- Người bệnhcần đánh giá tiền gánh tim và thể tích dịch nòng mạch: suy tim, phù phổi, mất nước cơ thể
- Làm test truyền dịch
- Truyền một số thuốc qua đường truyền trung tâm: dịch, thuốc có áp lực thẩm thấu cao hoặc kích ứng mạch máu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 01 bác sỹ hoặc 01 điều dưỡng đã được đào tạo đo ALTMTT.
2. Phương tiện, dụng cụ
2 .1 Vật tư tiêu hao
Găng sạch
Găng vô khuẩn
Khay quả đậu vô khuẩn
Bát kền
Kẹp phẫu tích
Kìm vô khuẩn
Kéo vô khuẩn
Gạc củ ấu vô khuẩn
Gạc miếng vô khuẩn
Kéo
Ống cắm kìm Băng Urgo Crepe Băng dính
Natriclorua 0,9% chai 1000 ml
Dây truyền dịch Khóa ba chạc Bơm tiêm 5ml Kim lấy thuốc Đầu nắp ba chạc Betadin 10%
Heparin 25000 UI Cồn 70 độ Săng Mũ
Khẩu trang
Cáp đo huyết áp liên tục Bao đo huyết áp
Bộ đo áp lực: cổng đo và dây kết nối giữa cổng đo áp lực-bộ phận cảm nhận áp lực (transduser)
3. Người bệnh
- Người bệnhđược đặt catheter tĩnh mạch trung tâm: 1 nòng hoặc nhiều nòng
- Giải thích cho Người bệnhhoặc người nhà Người bệnhvà kí cam kết
4. Chuẩn bị bệnh án: ghi chép các thông số đo được
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Bước 1: kết nối các bộ phận của hệ thống đo
* Kết nối bộ phận đo áp lực với máy theo dõi thông qua dây kết nối
* Đuổi khí tại vị trí dây kết nối tới catheter tĩnh mạch trung tâm và tại vị trí bộ phận đo áp lực
- Đặt chai dịch NaCl 0,9% có pha heparin vào trong bao áp lực bơm áp lực lên tới 300 mmHg
- Kết nối dây truyền của bộ phận chuyển đổi áp lực với chai đã tạo áp lực
- Tiến hành đuổi khí đến khi hết khí
2. Bước 2: Xác định vị chí mốc chuẩn và chuẩn vị trí
- Cố định bộ phẩn chuyển đổi áp lực vị trí ngang tim người bệnh
- Mở khóa chạc ba sao cho cổng chuyển đổi áp lực thông với môi trường bên ngoài
- Tét vị trí chuẩn trên máy theo dõi (lấy vị trí zero) cho đến khi trên màn hình báo quá trình chuẩn hoàn thành.
3. Bước 3
- Kết nối dây đo với catheter TMTT (nếu catheter nhiều nòng thì kết nối váo nòng có đầu gần tim)
- Đặt mốc vị trí của cổng đo áp lực tương đương với đường nách giữa)
- Mở khóa 3 chạc ở công đo áp lực (ba chạc có nút vàng trên hình vẽ) sao cho đường từ chai dịch truyền qua chạc 3 thông với môi trường bên ngoài)
- Chuẩn cổng đo áp lực ở vị trí zero trên màn hình máy theo dõi ( xem quy trình đặt catheter đông mạch theo dõi huyết áp liên tục)
4. Bước 4
- Điều chỉnh chạc ba sao cho dây đo ALTMTT thông với người bệnh
- Đọc kết quả ALTMTT hiện lên màn hình máy theo dõi: thường có 23 con số tối đa/tối thiểu và trung bình, ghi nhận kết quả theo áp lực trung bình
VI. THEO DÕI
- Theo dõi ALTMTT
- Theo dõi áp lực trên bao đo, cầm bổ xung lại áp lực nếu có dò dỉ áp lực định kỳ
- Theo dõi vị trí kết nối tránh để dò máu dịch
VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ
1. Tắc đường truyền đo ALTMTT do trào máu vào hệ thống đo khắc phục bằng duy trì áp lực bao đo ổn định mức 300 mmHg
2. Khí ở hệ thống đo ALTMTT do hở hệ thống đo khắc phục bằng kiểm tra định kỳ hệ thống kết nối
3. Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua các đàu kết nối khắc phục luôn giữ hệ thống đo kín, tránh trào máu, khi cần thiết mở hệ thống kết nối cần sát khuẩn trước và sau khi mở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Kỹ thuật tiên bắp tiêm tĩnh mạch; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 163-17.
2. AKIO AKAHANE, MIYUKI SONE, SHIGERU EHARA (2012); Central venous port-related infection in patients with malignant tumors: An observational study; Upsala Journal of Medical Sciences.2012; 117: 300-30
3. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Intravenous Therapy; Fundamentals ofNursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 604-639.
Từ khóa » đo áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm
-
Bài Giảng Quy Trình đo áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm Qua Cổng đo áp ...
-
KỸ THUẬT ĐO CVP Áp Lực Tĩnh... - Hội Người Điều Dưỡng Trẻ
-
Có Nên đo áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm (CVP) để Hướng Dẫn Cân ...
-
Hồi Sức Tĩnh Mạch - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm - MSD Manuals
-
Vai Trò Của áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm Trong Kiểm Soát Dịch Bệnh ...
-
CVP - SlideShare
-
[PDF] đo áp Lực Tĩnh Mạch Trung ương (cvp)
-
[PDF] Tĩnh Mạch Trung Tâm
-
ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM BẰNG CỘT NƯỚC (THƯỚC ...
-
Bộ Dây đo áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm - B. Braun Vietnam
-
Ứng Dụng Siêu âm Tại Giường để đánh Giá áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm
-
đo áp Lực Tĩnh Mạch Trung Tâm - Central Venous Pressure - Cvp
-
KỸ THUẬT ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM Doc - 123doc
-
Nghiên Cứu đường Kính Tĩnh Mạch Chủ Dưới Trên Siêu âm Và áp Lực ...