Độ Xe Bốc đầu Bị Xử Lý Như Nào Theo Quy định? - Luật Sư 247

Chào luật sư! Tôi có 1 cháu trai năm nay hơn 18 tuổi. Tôi có góp ý với bố mẹ cháu là cho cháu đi xe buýt đi học cho an toàn. Nhưng vì thương con nên bố mẹ đã mua 1 con xe máy honda để cháu đi học cho tiện. Từ lúc mua xe cháu hay thể hiện bằng hình thức bốc đầu; rồi độ xe lòe loẹt để “sành điệu”. Tôi có nhắc nhở là độ xe với bốc đầu là bị phạt; thì cả bố mẹ và cháu đều bảo phải tụ tập đua xe lạng lách; đánh võng; rồi bốc đầu mới bị phạt; còn độ xe bốc đầu chẳng làm sao cả; cùng lắm chỉ bị nhắc nhở. Tôi rất mong được luật sư giải đáp về vấn đề Độ xe bốc đầu bị xử lý như nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Độ xe bốc đầu bị xử lý như nào theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Bên cạnh những lỗi thường thấy như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều,… thì hành vi độ xe; điều khiển xe lạng lách, đánh võng, bịt mắt, bỏ hai tay, đi xe bằng 1 bánh đối với xe đi 2 bánh,… gây ra mối nguy hiểm rất lớn cho những người cùng tham gia giao thông và cho chính người thực hiện hành vi. Vậy Độ xe là gì? Bốc đầu là gì? Các hành vi này bị xử lý như nào theo quy định? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

Độ xe là gì? Bốc đầu là gì?

Độ xe có thể hiểu là hành vi thay đổi chiếc xe khác đi so với nguyên bản mà nhà sản xuất bán ra thị trường. Độ xe có thể là độ bên ngoài như: thay đổi màu sắc; độ pô;… nhưng cũng có thể là độ bên trong như độ máy; độ động cơ;…

Bốc đầu được hiểu là hành vi điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh; chủ yếu xảy ra ở xe máy.

Độ xe bốc đầu bị xử lý như nào?

Hành vi độ xe bị xử lý như nào?

Căn cứ theo Điều 30 quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi độ xe có thể bị xử lý như sau:

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô; xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu; màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân; từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô; máy kéo; xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn; Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

Như vậy với hành vi độ xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Đối với mỗi loại xe và mỗi chủ thể thực hiện hành vi sẽ có những mức phạt khác nhau.

Theo đó; đối với hành vi độ như: thay đổi nhãn hiệu; màu sơn của xe;… (nhưng phải khác so với mô tả tại Giấy đăng ký xe) đối với các loại xe mô tô; xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô (ví dụ như xe máy điện;…); mức phạt tiền sẽ thấp hơn so với độ như: lắp thêm kính; thay đổi màu sơn của xe;… đối với các loại xe ô tô; máy kéo; xe chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô.

Tương tự; thì chủ thể thực hiên hành vi độ xe là tổ chức bao giờ cũng bị phạt gấp 02 lần so với hành vi của cá nhân. Lưu ý tổ chức thực hiện độ xe phải là chủ xe.

Hành vi bốc đầu bị xử lý như nào?

Tại khoản 8 và khoản 9 của Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Như vậy; chỉ xử phạt đối với người điều khiển xe mà thực hiện hành vi bốc đầu; còn người ngồi sau xe bốc đầu sẽ không bị phạt. Theo đó; sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Ngoài ra; nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ; thì sẽ bị phạt nặng hơn từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng.

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức xử phạt như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo; xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Có thể bạn quan tâm

  • Quên không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?
  • Những loại giấy tờ phải mang theo khi lái xe?
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký xe máy tại Thái Nguyên năm 2021

Như vậy; đối với hành vi độ xe và bốc đầu sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức là phạt tiền; theo quy định tại Nghị định 100/201/NĐ-CP. Ngoài ra; nếu người điều khiển xe moto, xe gắn máy bốc đầu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại đủ cấu thành tội phạm theo như Bộ luật hình sự hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Độ xe bốc đầu bị xử lý như nào theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cảnh sát giao thông được quyền dừng xe kiểm tra?

Căn cứ theo quy định tại điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra; kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; không được vượt quá quyền hạn của CSGT; chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ”

Người đi xe đạp, đi bộ không chấp hành hiệu lệnh của CSGT có bị xử phạt không?

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác)– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng (Đối với người đi bộ)– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo)

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

5/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Bốc đầu Xe đạp Có Bị Phạt Không