Đoàn Công Tác Bộ Xây Dựng Kiểm Tra Tình Hình động đất Tại Huyện ...

Bộ Xây dựng làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về tình hình động đất trên địa bàn tỉnh.

Thành phần đoàn công tác gồm đại diện các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý Địa cầu và các đơn vị của Bộ Xây dựng: Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch kiến trúc, Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường…

Các đại diện Sở, ban, ngành tỉnh Kon Tum tại cuộc họp.

Kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn

Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra hiện trường công trình Thủy điện Thượng Kon Tum và các công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện Kon Plông, nơi bị ảnh hưởng của động đất; họp với UBND tỉnh Kon Tum để trao đổi và đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng tại địa phương.

Theo các số liệu báo cáo, từ ngày 15/4 đến nay, huyện Kon Plông (Kon Tum) liên tục xảy ra động đất với mức độ dày đặc. Đáng chú ý, trưa 18/4 huyện này hứng chịu trận động đất 4,5 độ richter, rung chấn lan sang các địa phương lân cận. Từ năm 1903 - 2020, huyện Kon Plông xảy ra 33 trận động đất với cường độ không mạnh. Từ năm 2021 đến ngày 18/4/2022 ghi nhận 169 lần động đất xảy ra ở địa bàn này. Trong đó, từ ngày 1/1 – 22/4/2022 đã xảy ra 70 lần động đất, riêng tháng 4/2022 (tính đến 22/4) xảy ra 29 lần, tần suất tăng cao từ ngày 15/4 – 21/4 (bình quân mỗi ngày có khoảng 5 đợt), ngày 18/4/2022 xảy ra có cường độ lớn nhất là 4,5 độ richter.

Các trạm quan trắc khu vực Thủy điện Thượng Kon Tum và vùng lân cận ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay có 54 trận động đất. Ngày 20-21/4/2022, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã đến huyện Kon Plông và Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum kiểm tra thực tế, bàn phương án khắc phục và giải pháp cho tình hình động đất tại Kon Tum. Kết quả kiểm tra không ghi nhận xảy ra thiệt hại về người và tài sản.

Đại diện Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum.

Đại diện Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum cho biết: Nhà máy đã trang bị hệ thống quan trắc đập, hồ chứa, nhà máy bao gồm: quan trắc chuyển vị PR (24 mốc); Pêzomet quan trắc thấm (37 bộ); máng đo lưu lượng thấm (01 bộ); mốc khống chế quan trắc (04 mốc); thiết bị đo mực nước hồ tự động (01 bộ); thiết bị quan trắc mưa tự động (02 trạm)… Đánh giá từ ngày đưa vào vận hành đến nay công trình hoạt động ổn định. Sau các đợt rung chấn, đơn vị đều tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình và không phát hiện hiện tượng gì bất thường.

Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã thuê Viện Vật lý địa cầu khảo sát, lắp đặt máy đo địa chấn, ghi nhận và đánh giá cường độ dao động tại khu vực nhà máy. Từ tháng 2/2021, tại khu vực Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum ghi nhận các rung chấn. Ngay khi đó, kết quả ghi nhận chấn động cấp III (động đất yếu) và cấp IV (động đất cảm thấy) không ảnh hưởng đến sự an toàn của người và thiết bị trong nhà máy. Sau đó, Viện đề xuất lắp thêm 2 bộ quan trắc địa chấn nữa là đủ để quan trắc, đánh giá tình hình rung chấn xung quanh khu vực công trình (đã hoàn thành lắp đặt vào tháng 8/2021), dữ liệu quan trắc được truyền trực tiếp Viện Vật lý địa cầu. Theo đánh giá của tư vấn thiết kế Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum (Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1), sơ bộ kiểm toán lại ổn định đập cho thấy đập chịu được động đất cấp VIII (Thang MSK-64) ứng với cao trình tích nước tại ngưỡng tràn.

Đoàn công tác Bộ Xây dựng kiểm tra hiện trường Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum.

Theo TS. Nguyễn Ánh Dương - Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, về việc xử lý động đất tại khu vực huyện Kon Plông, Viện vật lý địa cầu đang có những cuộc khảo sát và đánh giá sơ bộ ban đầu, động đất ngày 18/4/2022 có độ lớn 4,5 độ richter gây chấn động không quá cấp 6 theo thang MSK-64.

Viện Vật lý địa cầu kiến nghị: Triển khai lắp đặt thêm 5 trạm địa chấn để ghi nhận nhanh, chính xác các trận động đất xảy ra tại khu vực Kon Plông và lân cận phục vụ báo tin động đất và công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về vấn đề này để làm rõ nguyên nhân chuỗi phát sinh động đất xảy ra tại khu vực Kon Plông và lân cận, mối liên hệ giữa hoạt động động đất và tích nước hồ chứa.

Cần sự phối hợp của Bộ, ngành và địa phương

Trên cơ sở báo cáo và ý kiến tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định: Từ các số liệu đo được của các trận động đất và ảnh hưởng của động đất lên công trình (thông qua hình thức khảo sát các công trình hồ, đập, công trình dân dụng và phỏng vấn người dân vùng bị ảnh hưởng cho thấy cường độ động đất tại Kon Plông chưa đến mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ khảo sát của Viện vật lý địa cầu và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì chưa có đủ cơ sở để dự báo đươc xu hướng và nguyên nhân của động đất.

Đoàn công tác Bộ Xây dựng trao đổi tại Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum.

Vì vậy, để có cơ sở đánh giá về tình hình động đất thì Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam (Viện Vật lý địa cầu), Viện Khoa học công nghệ cần tổ chức lắp đặt thêm hệ thống quan trắc để có thể hoàn thiện lưới đo động đất tại khu vực làm cơ sở quan trắc động đất trong thời gian tới. Viện Vật lý địa cầu cần kiểm toán và sớm đưa ra giá trị động đất để có cơ sở tính toán kiểm tra lại độ an toàn của các công trình.

Đoàn công tác kiểm tra khảo sát ảnh hưởng động đất tại khu vực huyện Kon Plông.

UBND tỉnh Kon Tum, với vai trò quản lý an toàn đập tại địa phương cần sớm yêu cầu chủ đập tổ chức tính toán, kiểm tra an toàn đập trên cơ sở các giá trị động đất được Viện Vật lý địa cầu công bố để có phương án ứng phó sự cố. Trong đó cần xem xét tính toán khả năng đảm bảo an toàn đập tương ứng với các mực nước hồ để có cơ sở điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nếu cần. Yêu cầu các chủ đập tổ chức lắp đặt các thiết bị đo dao động gia tốc nền tại đập để có cơ sở xem xét đánh giá ảnh hưởng động đất đối với đập. Bộ Công Thương với vai trò quản lý chuyên ngành giúp UBND tỉnh thực hiện các công việc trên.

Giao cho Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Khoa học công nghệ xây dựng điều chỉnh các hướng dẫn liên quan đến khảo sát, thiết kế, gia cố công trình dân dụng phù hợp với tình hình động đất thực tế tại tỉnh Kon Tum để làm căn cứ hướng dẫn áp dụng.

Hiện trạng nứt công trình kiên cố do động đất kích thích.

UBND tỉnh phối hợp với Viện Vật lý địa cầu trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân xử lý các tình huống khi có hiện tượng xuất hiện động đất xảy ra. Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, nghiên cứu đưa nội dung đánh giá khả năng xuất hiện động đất kích thích trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum tổ chức rà soát lại các thủ tục liên quan đến vận hành, phát điện các tổ máy, trước mắt cần có ngay các biện pháp ứng phó liên quan đến ảnh hưởng của động đất trên cơ sở kết quả kiểm toán của tư vấn thiết kế.

Từ khóa » Nguyễn Văn Lân Kon Tum