Đoản Mạch Là Gì | Nhận Biết - Tổng Kho Valve

Đoản mạch là gì là một câu hỏi được nhiều sự quan tâm trong ngành điện nói chung và trong việc vận hành thiết bị điện nói riêng. một hiện tượng gây ra nhiều thiệt hại trong quá trình sử dụng và vận hành các thiết bị điện. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, TKV mời bạn theo dõi tại những phần sau của bài viết.

  1. 1. Hiện tượng đoản mạch
  2. 2. Những tác hại do hiện tượng gây ra 
  3. 3. Những cách cơ bản giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống
  4. 4. Cách xử lý và sửa chữa sau hiện tượng đoản mạch
    1. Bước 1: Tìm vị trí cầu dao bị cúp
    2. Bước 2: Tìm kiếm vị trí hở mạch
    3. Bước 3: Thay thế thiết bị hỏng
    4. Bước 4: Kiểm tra tổng quát

1. Hiện tượng đoản mạch

Hiện nay điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cũng như nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện. Tuy nhiên, nguồn điện không được xử lý tốt và tồn đọng nhiều rủi ro sẽ gây ra nhiều hiện tượng có hại cho thiết bị sử dụng và hệ thống dẫn điện và đoản mạch là một trong số đó.

Đoản mạch thường xảy ra khi cực âm và cực dương của nguồn điện đấu trực tiếp với nhau mà trong hệ thống không có điện trở. Việc không có điện trở trong đoạn mạch sẽ làm cường độ dòng điện tăng lên rất lớn, việc này sẽ làm quá tải hệ thống dây dẫn và có thể là toàn bộ hệ thống điện. Hiện tượng đoản mạnh chỉ được ngắt khi đường dây bị đứt hoặc được ngắt thủ công.

Hiện tượng đoản mạch còn có tên goị khác là hiện tượng điện ngắn hoặc hở. Dòng điện luôn được dẫn theo 2 dây là âm và dương nhưng vi một lý do nào đó 2 dây này bị dính phần dây đồng hoặc nhôm bên trong với nhau. Hiện tượng đoản mạch nếu trong quá trình diễn ra không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn tới cháy và nổ.

2. Những tác hại do hiện tượng gây ra 

Hiện tượng đoản mạch xảy ra và làm hệ thống nóng lên một cách tức thì, khi hiện tượng đoản mạch xảy ra thì nó sẽ gây ra nhiều tác hại đáng kể sau:

  • Nhiệt độ dây dẫn tăng cao quá mức có thể làm cháy vỏ cách điện bên ngoài và cháy dây truyền đến các thiết bị sử dụng điện
  • Các thiết bị sử dụng trong mạch nếu không được trang bị thiết bị chống đoản mạch thì việc phải chịu cường độ dòng điện vượt mức cho phép cũng dễ gây ra nguy hiểm và hỏng hóc
  • Sau khi hiện tượng đoản mạch xảy ra, các dây dẫn phải chịu cường độ dòng quá cao gây giảm hiệu suất truyền tải sau đó và rất dễ hư hỏng và đứt

3. Những cách cơ bản giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống

Hiện tượng đoản mạch là một rủi ro ta không thể tránh hoàn toàn, vì ngay khi ta sử dụng điện là ta đã đồng ý việc đoản mạch có thể xảy ra. Nhưng đoản mạch cũng rất dễ phòng tránh và bạn có thể bảo vệ thiết bị sử dụng điện của mình bằng những cách dưới đây:

  • Mỗi thiết bị được trang bị một công tắc riêng
  • Mua thiết bị thông minh hiện đại được trang bị sẵn thiết bị tự ngắt khi đoản mạch
  • Rút phích điện các thiết bị khi không cần thiết
  • Lựa chọn dây dẫn tốt có vỏ cách điện dày và hiệu quả
  • Lắp đặt Aptomat trên hệ thống dẫn điện
  • Trong quá trình sử dụng tránh để dây dẫn và các thiết bị sử dụng bị ẩm ướt hay chịu tác động bên ngoài thường xuyên
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất quá cao cùng một lúc, làm cường độ dòng quá lớn làm giảm khả năng chịu nhiệt sau này

4. Cách xử lý và sửa chữa sau hiện tượng đoản mạch

Bước 1: Tìm vị trí cầu dao bị cúp

Cầu dao ngày nay được sử dụng nhiều như thiết bị aptomat, thiết bị sẽ tự động đóng nếu như quá trình dòng điện trong mạch tăng lên quá mức và đột ngột. Khi aptomat khu vực bị cúp có nghĩa là đoản mạch xảy ra trong khu vực đó. Khi tìm thấy bạn không nên mở Aptomat vội

Bước 2: Tìm kiếm vị trí hở mạch

Để có thể biết được nguyên nhân chính gây ra đoản mạch, cần phải xem xét tất cả các thiết bị và đường dẫn để sửa chữa kịp thời. Trong trường hợp tác nhân đến từ dây điện trong nhà. Hãy kiểm tra thiết bị gia dụng và xem có dây dẫn nào nối đến Aptomat đã bị cúp hay không. Sau đó bạn cần tháo dây điện và mở lại cầu dao đã bị cúp. Nếu các hoạt động bình thường trở lại thì nguyên nhân sẽ là do thiết bị bạn đã kiểm tra trước đó.

Bước 3: Thay thế thiết bị hỏng

Khi biết được vị trí chính xác, sau quá trình nhận biết bạn cần tiến hành thay thế phần hư hỏng.

Bạn có thể sẽ cần mua dây mới, cắt bỏ tjhiết bị hư hỏng cũng như hàn lại phần dây mới vào. Sau đó nối dây dẫn về aptomat hoặc công tắc, phích cắm, thiết bị hư.

Bước 4: Kiểm tra tổng quát

Khi hoàn thành kết nối thiết bị và dây dẫn, tiến hành mở lại Aptomat cũng như cầu dao và kiểm tra xem thiết bị điện trong nhà hoạt động tốt chưa. Nếu đã trở lại bình thường, thì bạn đã khắc phục thành công.

Đây là nội dung cung cấp thông tin đoản mạch là gì? Qua bài viết giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết nhằm tránh hiện tượng này. Chúc bạn luôn an toàn với các thiết bị điện sử dụng trong gia đình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các chất dẫn điện tốt nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đoản Mạch Là Hiện Tượng