Đoàn Thể Thao Việt Nam Chia Tay Olympic Tokyo, Lên đường Về Nước
Có thể bạn quan tâm
Chuyến bay mang số hiệu JL751 của Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản chở đoàn thể thao Việt Nam từ sân bay Narita, Nhật Bản dự kiến hạ cánh lúc 21 giờ 50 tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Trước đó ngày 30/7, 6 đội tuyển thể thao của đoàn thể thao Việt Nam thi đấu xong trước đã về nước và đang trong quá trình cách ly y tế.
Đoàn thể thao Việt Nam đến với Olympic Tokyo với 43 thành viên, trong đó có 18 VĐV tranh tài ở 11 môn thể thao. Tuy nhiên, đa số các VĐV đều thi đấu không thành công, nhiều VĐV không có phong độ tốt, kém hơn các mốc thành tích mà họ từng thiết lập.
Về nước sớm nên không có thành viên nào của đoàn thể thao Việt Nam ở lại để tham dự lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra vào ngày 8/8. Trước đó, đoàn dự kiến sẽ về nước sau lễ bế mạc, nhưng trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp, các hoạt động giao lưu bên lề bị hạn chế, thành tích của các VĐV không tốt nên đã xin ý kiến Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về nước sớm.
Sau khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài, toàn bộ thành viên trong đoàn sẽ được di chuyển về cách ly tại một khách sạn trên địa bàn Hà Nội trong thời gian 14 ngày.
Tay vợt Nguyễn Tiến Minh cùng các thành viên đoàn rời làng VĐV Olympic. Ảnh-T.SâmĐánh giá về kết quả của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic lần này, ông Trần Đức Phấn, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam nhìn nhận: Khoảng cách của VĐV, thể thao Việt Nam so với thế giới còn rất xa. Lần tham dự này chúng ta chưa đạt được thành tích như mong muốn, kể cả mục tiêu có khả năng tranh chấp huy chương nội dung cử tạ nữ. Với kết quả đó cho thấy những tồn tại, hạn chế trong quá trình chuẩn bị cũng như thi đấu tại Thế vận hội. Những kết quả thi đấu chưa thành công, dù không muốn nói là do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, xong không thể phủ nhận suốt gần 2 năm qua, kế hoạch tập huấn, thi đấu của các đội bị đảo lộn, điều chỉnh liên tục cho phù hợp với thực tế dịch bệnh trong điều kiện mới. Các VĐV không được đi tập huấn, đặc biệt không được tham gia thi đấu quốc tế. Mặc dù thời gian không dài, nhưng đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định làm giảm sút về chuyên môn.
Cũng theo ông Trần Đức Phấn, việc giải quyết được bài toán đầu tư để làm sao có thể tranh chấp tại các đấu trường lớn như ASIAD hay giành huy chương Olympic, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, kể cả điều chỉnh các mục tiêu cho từng đại hội, quan điểm đầu tư, xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện. Hy vọng sau 1-2 chu kỳ Olympic nữa, VĐV của Thể thao Việt nam sẽ đến tham dự Thế vận hội với tư thế sẵn sàng tranh chấp huy chương. Sau Olympic, Tổng cục TDTT sẽ tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo và đề xuất với lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để giải quyết mục tiêu này.
Từ khóa » đoàn Việt Nam Tại Olympic Tokyo
-
Đoàn Thể Thao Việt Nam Chia Tay Olympic Tokyo 2020, Về Nước Ngày ...
-
5 Ngày Thi đấu Không Thành Công Của đoàn Việt Nam Tại Olympic ...
-
Đoàn Thể Thao Việt Nam Dự Olympic đã đến Nhật Bản
-
Lịch đấu Của đoàn Việt Nam Tại Olympic Tokyo - Thể Thao - VnExpress
-
Bảng Tổng Sắp Huy Chương Olympic Tokyo Ngày 2.8: Đoàn Việt Nam ...
-
Đoàn Thể Thao Việt Nam Không Huy Chương, Chia Tay Olympic Tokyo ...
-
Thành Tích Của Đoàn Thể Thao Việt Nam Trong Ngày Thi đấu đầu Tiên
-
Olympics, Truyền Thông Và Sự Khen Chê đoàn Việt Nam - BBC
-
Vì Sao đoàn Việt Nam Trắng Huy Chương Tại Olympic Tokyo 2020?
-
CHÍNH THỨC: Đoàn Thể Thao Việt Nam Tham Dự Olympic Tokyo Với ...
-
Lịch Thi đấu Đoàn Thể Thao Việt Nam Tại Olympic 2020 - Vietnamnet
-
Đoàn Thể Thao Việt Nam Tham Dự Olympic Tokyo 2020 Có 38 Thành ...
-
Thể Thao Việt Nam Tại Olympic Tokyo 2020: Nhiều Bài Học Quý Từ ...
-
Olympic Tokyo 2020: Điểm Lại Thành Tích Của Đoàn Thể Thao Việt Nam