Đoạn Văn Ngắn Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương, Trương Sinh

Với đề bài viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh, em sẽ triển khai các ý và thể hiện bài làm của mình như thế nào? Cùng Đọc tài liệu tham khảo những đoạn văn sau đây nhé!

Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Các ý chính

1. Vẻ đẹp phẩm chất

- Được tác giả giới thiệu: “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”

- Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt:

- Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, một người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực

+ Trong ba năm chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng

+ Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo

+ Với con thơ, nàng hết sức yêu thương, chăm chút

2. Số phận oan nghiệt, bất hạnh:

- Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do

- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:

- Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, Vũ Nương phải tìm đến cái chết

=> Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.

Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương

Đoạn văn 1

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Đoạn văn 2

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

Đoạn văn 3

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Xem thêm:

  • Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
  • Phân tích nhân vật Vũ Nương

Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Trương Sinh

Các ý chính:

- Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức.

- Tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh đã gây ra tấn bi kịch cho cuộc đời Vũ Nương, ép nàng đến cái chết thương tâm

- Trương Sinh còn là một kẻ vô tình bạc nghĩa:

+ Vũ Nương vốn dĩ vợ chàng, là người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính.Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến.

+ Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa.

+ Ngay cả khi nhận ra vợ bị oạn thì sự ăn năn, hối hận của Trương Sinh cũng rất mờ nhạt.

=> Nhân vật Trương Sinh có vai trò làm nổi bật tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

=> Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Ngoài ra, tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm.

Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận của em về nhân vật Trương Sinh

Đoạn văn 1

Qua truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, độc đoán, đa nghi và hay ghen tuông vô cớ. Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian anh đi lính. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến nam giới chuyên quyền, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình. Trong câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông, nhằm muốn nói xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắc khe của nó ấy dù không nổi bật nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người.

Đoạn văn 2

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh “mến vì dung hạnh” nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuỏng của Trương Anh ta đinh ninh là vợ hư: “mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được”. Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
  • Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

-/-

Trên đây là một số đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh do Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp mà em có thể tham khảo để hoàn thiện đoạn văn của mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Từ khóa » Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Vũ Nương Ngắn